Định hướng bậc học cho con theo tuổi của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Bậc học mong

muốn cho con

Dưới 40 tuổi Từ 40-50 tuổi Trên 50 tuổi Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái

THPT S1 3 0 9 6 1 2 T1 % 21.4 0 18.0 11.5 12.5 20.0 Học lên cao S1 8 11 34 27 3 8 T1 % 57.1 42.3 68.0 51.9 37.5 80.0 Tùy các cháu S1 3 15 7 19 4 0 T1 % 21.4 57.7 14.0 36.5 50.0 0.0 Tổng S1 14 26 50 52 8 10 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Theo bảng số liệu trên ta thấy không có sự khác biệt trong khoảng cách giữa các nhóm tuổi trong định hướng bậc học cho con. Tức là từ cha mẹ trẻ đến những

cha mẹ có tuổi đều định hướng cho con đến các bậc học là ngang nhau. Tuy nhiên có sự khác biệt trong việc dự định bậc học cho con trai và con gái. Kiểm định mối liên hệ giữa độ tuổi của cha mẹ với tình trạng định hướng nghề nghiệp để xem liệu có sự khác biệt về tỷ lệ định hướng bậc học cho con trai và con gái ở những nhóm tuổi khác nhau hay không thì cho thấy có mối liên hệ nhưng không cao giữa độ tuổi với tỷ lệ định hướng bậc học cho con gái ở nhóm cha mẹ khảo sát (P <0,01; có 2 ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,26). Còn không có mối liên hệ giữa tuổi của cha mẹ với định hướng bậc học cho con trai với P>0.01. Theo đó, với những cha mẹ ít tuổi và gia đình trung niên thì có sự thiên vị hơn cho con trai khi tỷ lệ cha mẹ dự định cho con học lên sau khi tốt nghiệp THPT cao hơn so với con gái còn những gia đình có cha mẹ lớn tuổi thì tỷ lệ dự định cho con gái học lên cao nhiều hơn khi mà 80% cha mẹ trên 50 tuổi dự định cho con gái học lên cao thì chỉ 37.5% cha mẹ ở tuổi này dự định cho con trai học lên cao. Đồng thời có đến 50% cha mẹ có tuổi trên 50 để cho con trai tự ý quyết định tương lai của mình thì không ai trong độ tuổi này để con gái tự quyết định. Ngược lại với những cha mẹ có tuổi thì với những gia đình trẻ, cha mẹ để cho con trai tự quyết định chiếm 21.4% nhưng tỷ lệ này với con gái là trên 57.7%.

Thêm vào đó, khi dự định nghề nghiệp tương lai cho con, tôi thấy một điều khá thú vị là những cha mẹ trong độ tuổi trung niên từ 40- 50 tuổi dự định cho con trai và con gái theo nghề mộc/sắt là cao hơn so với những cha mẹ trong độ tuổi khác với 44% cha mẹ mong muốn con trai theo nghề và 21.2% cha mẹ trong tuổi này mong muốn con gái theo nghề. Còn những cha mẹ trên 50 tuổi lại mong muốn con làm những nghề liên quan đến chuyên môn và bằng cấp hơn. Với những cha mẹ có tuổi, tư tưởng của cha mẹ vẫn bị chi phối mạnh mẽ bởi định kiến sỹ- nông- công- thương. Cha mẹ có tuổi đã chứng kiến sự vất vả, đói kém từ thời bao cấp, sự lao động vất vả bằng chân tay đã trở thành nỗi ám ảnh về sự thiếu thốn, bấp bênh và ước mong về cái gọi là sự ổn định, sự an nhàn cho tương lai của con. Cùng với đó, con gái thường có xu hướng chăm học hơn con trai, cha mẹ thấy rằng con gái chỉ có thể học trước khi đi lấy chồng và có con, khi ở cùng với cha mẹ nên cố gắng đầu tư cho con học đến nơi đến chốn. Còn những cha mẹ trẻ, họ nhanh nhạy hơn, suy nghĩ cũng sẽ thoáng hơn, nhưng không có nghĩa là họ không đề cao việc học của con.

Như vậy, ĐHNN giữa các nhóm tuổi cha và mẹ đã có những sự khác biệt nhau trong dự định về bậc học cho con. Nhưng tỷ lệ mong con học lên bậc học cao và sự động viên của cha mẹ để con có thể hiểu được việc học không chỉ là tìm kiếm một cơ hội mà còn là tâm nguyện của cha mẹ, nhất là những cha mẹ có tuổi.

3.3.3. Trình độ học vấn của cha mẹ

Tùy theo trình độ của các bậc cha mẹ khác nhau mà việc định hướng cho con cũng khác nhau. Có thể thấy rõ vẫn còn một số lượng không nhỏ lực lượng lao động trong các làng nghề có trình độ ở mức phổ thông. Chung cho cả hai làng nghề: còn có những người không đi học chiếm 1.3%, trình độ tiểu học là 20.7%; THCS là 55.3%, THPT 13.3% và trình độ TC- CĐ- ĐH chỉ có 9.3%. So với trình độ học vấn chung của lực lượng lao động cả nước, cấu trúc trình độ học vấn của hai làng nghề là gần tương đương nhau mặc dù tỷ lệ trình độ TC- CĐ-ĐH có thấp hơn chút ít, rất có thể là do mẫu khảo sát có một tỷ lệ lớn những người từ trung niên trở lên, những người này trước đây không có điều kiện đi học hết THPT hoặc không được học TC- CĐ-ĐH. Điều này được lý giải, do sản xuất hộ gia đình chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thông qua tự học, nên họ quan niệm không nhất thiết học đến trình độ trên THPT [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)