Định hướng bậc học cho con theo điều kiện kinh tế của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 100)

Bậc học mong

muốn cho con

Khá giả Trung bình Nghèo Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái

THPT S1 5 4 7 4 1 0 T1 % 15.1 11.4 20.6 7.8 20.0 0.0 Học lên cao S1 23 22 18 22 4 2 T1 % 66.6 62.9 52.9 43.1 80.0 100.0 Tùy các cháu S1 5 9 9 25 0 0 T1 % 15.1 25.7 26.5 49.0 0.0 0.0 Tổng S1 33 35 34 51 5 2 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Những nghiên cứu trước đây đã khẳng định: Mức sống gia đình là một trong những yếu tố có tác động đến khả năng đầu tư học tập cho con. Ở những gia đình có mức sống khá hơn thì mức đầu tư học tập cho con càng lớn. Không có sự khác biệt trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình hay khá giả, tuy nhiên, ở nhóm điều kiện kinh tế nghèo thì tỷ lệ cha mẹ dự tính chỉ cho con học hết lớp 12 đối với con gái cao hơn rất nhiều so với con trai trong khi đó, con trai lại được cha mẹ đồng ý đầu tư theo nguyện vọng hơn con gái rất nhiều [15]. Còn số liệu điều tra thực tế cho thấy

cha mẹ trong cả 3 nhóm điều kiện kinh tế đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0.075>0.05) về dự định đầu tư cho việc học giữa con trai và con gái. Tỷ lệ dự định đầu tư cho con trai và con gái học lên cùng một cấp học là tương tự nhau ở các nhóm cha mẹ có điều kiện kinh tế khác nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu chưa đủ để khẳng định rằng yếu tố kinh tế của gia đình có ảnh hưởng đến dự định đầu tư cho việc học của cha mẹ đối với con.

Tuy nhiên, kết quả trên cũng đang mô tả một thực trạng về ảnh hưởng của mức sống đến dự định bậc học cho con, có thể thấy những gia đình có điều kiện kinh tế nghèo họ có dự định bậc học cho con là TC-CĐ- ĐH chiếm tỷ lệ cao hơn so với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Và có sự định hướng rõ ràng hơn về bậc học của con. Có thể thấy, mặc dù nghèo đói là một rào cản cho việc đi học, nhưng tác động của nó có thể tăng lên hoặc giảm đi bởi nhiều yếu tố phi kinh tế. Hàng đầu trong những yếu tố này là mong muốn của phụ huynh cho con đi học, ý chí và nỗ lực của nhà nước trong việc phát triển giáo dục [25]. Chính vì thế, không có sự tương ứng có hệ thống giữa các mức độ nghèo đói và đầu tư của gia đình trong giáo dục. Cha mẹ có điều kiện khó khăn mong muốn con đi học bậc học cao là mong muốn rút ngắn đi khoảng cách giàu nghèo, tìm kiếm cơ hội qua cơ chế giáo dục. Thêm vào đó tại làng nghề, với cha mẹ nghèo có lựa chọn sống khá thực tế, con không học được thì sẽ nghỉ học ở nhà đi làm phụ giúp kinh tế cho gia đình còn con học được, họ định hướng cho con học lên cao để mong có cơ hội chứ họ không để tùy các cháu. Họ đặt ra chỉ tiêu để con phấn đấu. Còn những gia đình có mức sống trung bình và khá giả thì họ có khả năng để chi trả cho việc học của con nên việc định hướng cho con có thể nói là không sát sao, nếu con muốn học và học được thì cha mẹ vẫn cho đi học còn nếu con không học được thì cũng không sao.

Còn giữa con trai và con gái trong dự định đầu tư bậc học của cha mẹ xét theo điều kiện kinh tế thì con trai được cha mẹ dự định dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT cao hơn con gái còn tỷ lệ cha mẹ để tùy các cháu với con gái cao hơn so với con trai. Chẳng hạn như với kinh tế gia đình là trung bình, tỷ lệ cha mẹ dự định cho con học hết THPT với con trai là 20.6% còn con gái là 7.8%; Trong khi đó, với việc để tùy vào các con thì tỷ lệ đối với con trai là 26.5%, còn con gái là 49%. Có thể do con trai thường mải chơi và lười học hơn nên cha mẹ dự định cho con trai dừng lại

sau khi học xong lớp 12 cao hơn, còn con gái, do việc tự ý thức cao hơn nên cha mẹ để cho các em tự lựa chọn bậc học của mình cao hơn mà không ép buộc.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, dự kiến cho con có trình độ học vấn cao là sự mong đợi của các bậc cha mẹ, còn trình độ học vấn đạt được theo thống kê thì còn xa người dân mới đạt được sự mong muốn. Có một mâu thuẫn rất lớn trong dự định của nhiều người là mong con học đến hết CĐ- ĐH, nhưng khả năng và điều kiện đảm bảo cho mong đợi này là thấp [35]. Có phải chăng gia đình nghèo thì ít quan tâm đến việc học hành của con và không mong muốn được học lên cao? Phân tích những kết quả điều tra nêu trên cho thấy: Kỳ vọng của cha mẹ vào tương lai học vấn của con là một kỳ vọng thực tế, tức là dựa vào cơ sở hiện thực và khả năng kinh tế của gia đình chứ không phải kỳ vọng mang tính mơ ước. Tỷ lệ cha mẹ mong muốn con mình học càng cao càng tốt chiếm tỷ lệ cao, nhưng để học hết CĐ- ĐH lại chiếm tỷ lệ thấp. Bởi vì chi phí cho con học ĐH là gánh nặng mà hầu hết các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến nghèo khó lòng kham nổi.

Do ảnh hưởng của khuôn mẫu giới, được thể hiện ở các nhóm cơ cấu xã hội là khác nhau khi phân tích mong muốn của cha mẹ cho con đạt được trình độ học vấn nhất định, nhưng nhìn chung, dù là cha mẹ nghèo hay khá giả thì sự thiên vị cho con trai cao hơn con gái là không đáng kể so với các vùng khác trong cả nước. Đây cũng là một sự khác biệt giới ở khu vực làng nghề TX. Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh.

3.4. Học lực của con

Học sinh là một nhóm đa dạng, không đồng nhất khi xem xét các mối quan hệ của chúng ở gia đình, và ở trường học. Các em không giống nhau về sức học và càng không giống nhau về hoàn cảnh gia đình. Kết quả khảo sát ở làng nghề Đồng Kỵ và Đa Hội gợi ra các nhóm học sinh được phân loại như sau:

Nhóm thứ nhất: Học sinh khá, giỏi; Được bố mẹ quan tâm, tự hào; Tiếp thu tốt chương trình học; và có khả năng được đầu tư học lên cao để có công việc tốt.

Nhóm thứ hai: Nhóm học sinh lực học trung bình; Được bố mẹ quan tâm phần nào; Phải cố gắng hơn nữa để có thể học được lên cao hoặc có thể sẽ được nghỉ học ở nhà làm nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

Thi đỗ đại học là một sự vượt trội, sự vươn lên trong khó nhọc và đó là một sự khác biệt. Sự khác biệt đó được cộng đồng thừa nhận, biểu dương. Sự đỗ đạt của

con giúp cha mẹ cởi bỏ khỏi nỗi kìm nén về việc họ khi xưa kém thành đạt bằng con đường học vấn. Sự chăm chỉ, giỏi giang và ngoan ngoãn học hành ở con ẩn chứa hy vọng và ước mong về sự thành đạt của chính cha mẹ, bù đắp lại vị thế xã hội thấp của họ trong xã hội nông dân.

Biểu 3.2: Học lực của con trong khu vực làng nghề (%)

11,3 69,3 19,3 Giỏi Khá Trung bình

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng dù có làng nghề kinh tế phát triển nhưng các em không ỷ lại mà lực học của các em ở trường cũng rất tốt với 11.3% các em có học lực giỏi; chiếm đa số là các em có học lực khá với 69.3% và 19.3% là có học lực trung bình. Vì mỗi em có một lực học khác nhau nên cha mẹ cũng sẽ có những dự định riêng cho con em mình.

Bảng 3.10: Định hướng bậc học của cha mẹ cho con theo học lực của con Bậc học mong

muốn cho con

Giỏi Khá Trung bình Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái

THPT S1 0 0 5 8 8 0 T1 % 0.0 0.0 12.2 11.3 36.4 0.0 Học lên cao S1 7 10 28 35 10 1 T1 % 77.7 100.0 68.3 49.3 45.5 14.3 Tùy các cháu S1 2 0 8 28 4 6 T1 % 22.2 0.0 19.5 39.4 18.2 85.7 Tổng S1 9 10 41 71 22 7 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

lực khá sẽ được cha mẹ đầu tư nhiều hơn và bậc học cao hơn so với những trẻ có học lực trung bình và lười học. Với những em gái có học lực giỏi thì 100.0% cha mẹ đầu tư cho con học đến bậc cao. Còn với con trai tỷ lệ này là 77.7%. Với những em có học lực trung bình thì cha mẹ có định hướng cho con trai học hết THPT là cao hơn với 36.4%; còn con gái thì cha mẹ không ai có dự định cho con dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT mà chủ yếu là để con gái tự quyết định với 85.7%. Có thể giải thích vì sao có sự khác biệt trong ĐHNN của cha mẹ cho con có học lực giỏi và yếu, các cha mẹ hàng ngày bận rộn, những đứa trẻ học kém thường bị xem như là “khó thay đổi”, “phải chấp nhận”, “gần như mặc kệ”. Trái lại, những đứa trẻ học giỏi lại nhận được sự chú ý nhiều hơn. Với cha mẹ, chuyện một đứa con học giỏi không thuần túy dừng lại ở ý nghĩa nó sẽ có cơ may sung sướng sau này, mà sự học giỏi của nó còn mang một ý nghĩa biểu trưng cho niềm tự hào. Việc các cha mẹ nhấn mạnh với các con về nỗi khổ, sự vất vả, nỗi nhọc nhằn của công việc làm nghề nhằm để các em lấy việc học làm mục tiêu mà vươn lên [27].

Khi chạy thêm biến số kỳ vọng về nghề nghiệp cho con của cha mẹ với học của con, với những gì thu được đã cho ta thấy, những em học sinh có kết quả học lực tốt luôn được cha mẹ có kỳ vọng làm những công việc mang tính đòi hỏi cao như bác sĩ, kỹ sư, công chức viên chức nhà nước với tỷ lệ lần lượt là 44.4%; 44.4%; 30.0%, còn những em có học lực trung bình cha mẹ lại có xu hướng lựa chọn cho các em làm các nghề nghiệp về chân tay là chủ yếu với 63.6% mong muốn con trai học lực trung bình làm nghề mộc/sắt; 42.9% là lựa chọn con gái theo nghề mộc/sắt; 13.6% lựa chọn cho con theo buôn bán- dịch vụ; 13.6% theo nghề tự do. Như vậy, nó đã cho thấy học lực của con đã có ảnh hưởng không nhỏ đến ĐHNN của cha mẹ.

Tiểu kết chương 3

Những yếu tố tác động đến dự định cha mẹ cho con học đến trình độ CĐ- ĐH hay ở nhà theo để làm nghề là chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, môi trường sống, học lực của con, học vấn, tuổi, nghề nghiệp của cha mẹ. Trong những yếu tố được liệt kê ra thì những yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu xã hội là yếu tố quyết định ảnh hưởng nhất đến ĐHNN cho con. Trong những yếu tố đó, phải kể đến yếu tố học vấn của cha mẹ có tác động thuận chiều đến dự định cho con đi học CĐ- ĐH. Cha mẹ có học vấn cao hơn sẽ càng có dự định này rõ ràng hơn. Đồng thời, những người con có thái độ thích học sẽ được cha mẹ dự định cho theo học CĐ- ĐH hơn nhiều lần so với những người con có thái độ chán học.

Tóm lại, từ những kết quả phân tích về ĐHNN của cha mẹ đối với con trong độ tuổi THPT tại khu vực làng nghề trong mối tương quan với các nhóm xã hội có thể rút ra kết luận rằng: So sánh các yếu tố ảnh hưởng như nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn, mức sống thì trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghề nghiệp cho con. Còn các yếu tố khác chỉ ảnh hưởng đến nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục chứ không tác động nhiều lắm đến khả năng cho con ăn học. Các quyết định trong khả năng đảm bảo trình độ học vấn của con là yếu tố gia đình, nhất là yếu tố kinh tế. Chính sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội đã ảnh hưởng đến cơ hội được giáo dục của trẻ em.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hiện nay, cha mẹ làng nghề đã nhận thức được vấn đề ĐHNN cho con và họ rất quan tâm đến việc hướng nghiệp cho con. Song khi thực hiện nó thì do nhiều yếu tố nên cha mẹ trong làng nghề đã không thực hiện đúng được như nhận thức. Phần lớn cha mẹ vẫn dự định cho con học lên TC- CĐ- ĐH tuy nhiên, cũng không ít cha mẹ dự định cho con dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT và để tùy vào con. Để thực hiện dự định của mình, cha mẹ đã đầu tư cho con về tiền bạc, các phương tiện học tập, đi học thêm hay nhắc nhở con học bài, liên hệ với giáo viên. Động cơ này là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của giáo dục hiện tại và tương lai ở làng nghề Tx.Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh. Dù cha mẹ giàu hay nghèo, học vấn cao hay thấp, già hay trẻ đều cho con đi học thêm, nhắc nhở con học bài, dành thời gian cho việc học của con và liên hệ với giáo viên. Nhưng do trình độ học vấn, công việc bận rộn và thu nhập của gia đình nên mức độ đầu tư cho sẽ khác nhau ở từng gia đình. Người dân làng nghề đã có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của sự học đối với con em mình. Việc đề cao trình độ học vấn đối với sự thành đạt của con em trong hiện tại và tương lai được đa số ghi nhận.

Những mô tả về định hướng giá trị nghề đã cho thấy cha mẹ trong làng nghề thiên về giá trị kinh tế cao và ổn định là chính, nhưng cha mẹ cũng đã lưu tâm đến năng lực và sở thích của con. Vì vậy, có một tỷ lệ nhất định cha mẹ đánh giá cao nghề mộc/sắt và lựa chọn cho con nối tiếp nghề, song vẫn nhen nhóm ý nghĩ nếu có điều kiện sẽ cho con học cao để có kiến thức và tìm nghề bên ngoài xã hội. Nhìn chung, không có sự khác biệt giữa con trai và con gái trong định hướng bậc học nhưng trong định hướng nghề nghiệp, việc làm tương lai thì có sự khác biệt. Cha mẹ trong làng nghề có xu hướng chọn nghề mang lại thu nhập cao và nghề mộc/sắt cho con trai còn con gái là công việc ổn định và nhân viên nhà nước.

Trong việc ĐHNN cho con thì cha mẹ đều đã thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong đó nên phần lớn cha mẹ cùng định hướng cho con. Đồng thời các em có thể tự chọn nghề mà mình thích trong việc hướng nghiệp của gia đình.

So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của cha mẹ đối với con như: Tác động của chính sách của Đảng và Nhà nước về làng nghề đến ĐHNN của cha mẹ; tác động của môi trường sống đến việc hướng nghiệp; đặc điểm nhân khẩu xã hội; thu nhập của cha mẹ thì có thể thấy chính sách của Đảng và nhà nước đã làm thay đổi quan niệm và nhận thức của cha mẹ nơi đây. Thay vì trước đây, cha mẹ quan niệm làm nghề chỉ cần đến tay nghề mà không cần học cao nên trình độ học vấn của cha mẹ trong làng nghề đều chỉ đạt mức phổ thông đạt thì hiện nay đã có nhiều cha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)