Định hướng bậc học cho con theo trình độ học vấn của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

Bậc học mong

muốn cho con

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TC-CĐ-ĐH Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái THPT S1 1 2 12 6 0 0 0 0 T1 % 5.6 14.3 37.5 10.5 0.0 0.0 0.0 0.0 Học lên cao S1 10 2 16 32 11 6 8 6 T1 % 55.5 14.3 50.0 56.1 91.7 54.5 100.0 100.0 Tùy các cháu S1 7 10 4 19 1 5 0 0 T1 % 38.9 71.4 12.5 33.3 8.3 45.5 0.0 0.0 Tổng S1 18 14 32 57 12 11 8 6 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Theo những gì chúng tôi thu thập được thì dù cha mẹ ở trình độ học vấn như thế nào cũng mong muốn con có học thức nhất định, dù không có thước đo chung cho việc học đến đâu là đủ. Nhưng nhìn chung, người dân làng nghề vẫn mong muốn ít nhất con có thể phổ cập giáo dục theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng định hướng bậc học của cha mẹ cho con trai và con gái cũng cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa hai biến. Với định hướng bậc học cho con gái (P <0,005; có 2 ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,39). Với định hướng bậc học cho con trai (P <0,005; có 2 ô trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,41). Và theo đó, những gia đình cha mẹ có học vấn cao thì tỷ lệ mong muốn con mình có trình độ TC- CĐ- ĐH càng cao, điều này thể hiện qua việc, 100.0% cha mẹ có trình độ học vấn TC- CĐ- ĐH định hướng cho con học lên bậc cao; không có cha mẹ nào có trình độ học vấn từ THPT trở lên định hướng cho con học hết THPT, đa phần họ mong muốn con ít nhất phải học hết trung cấp. Còn đối với cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì mặc dù họ cũng mong muốn, kỳ vọng con có thể học lên bậc cao nhưng vẫn có không ít các cha mẹ mong muốn con trai dừng lại ở bậc học THPT; với cha mẹ có trình độ tiểu học thì tỷ lệ này chiếm 6.7%; còn cha mẹ có trình độ học vấn là THCS chiếm 35.7%. Thêm vào đó, dường như sự định hướng của cha mẹ có trình độ học vấn cao đối với bậc học của con có xu hướng rõ ràng và xác định hơn so với cha mẹ có trình độ học vấn thấp thông qua việc các cha mẹ có trình độ học vấn cao không có ai để tùy các cháu nhưng cha mẹ có trình độ học vấn thấp thì tỷ lệ này là khá cao: 100.0% với cha mẹ không đi học; 40.0% với cha mẹ có trình độ học vấn là tiểu học; 14.3% cha mẹ có trình độ học vấn THCS và 10.5% là con số của cha mẹ có trình độ học vấn THPT để các con tự quyết định. Và trong định hướng của cha mẹ cho con trai và con gái theo bậc học thì cha mẹ dường như không có sự phân biệt giữa trai hay gái. Đa phần cha mẹ học vấn cao hay thấp đều mong con có thể học lên cao với tỷ lệ 18.2% cha mẹ có trình độ tiểu học mong con gái có thể học cao, ở trình độ học vấn của cha mẹ THCS là 31.2%; cha mẹ có trình độ THPT là 21.7%, TC- CĐ- ĐH là 100.0%. Một tâm lý

phổ biến, người có học vấn cao muốn con mình học cao để kế tục truyền thống của gia đình, còn người học vấn thấp muốn con mình học cao để bù đắp cho những thiếu hụt, thiệt thòi của bản thân.

Và có thể thấy, nhóm cha mẹ có trình độ học vấn thấp ở bậc tiểu học và THCS họ khá thực tế. Nếu con học được họ sẵn sàng đầu tư cho con học đến TC- CĐ- ĐH để con có tương lai tốt hơn, nhưng nếu con không học được thì họ có dự định cho con học hết THPT và sau đó sẽ nghỉ học để ở nhà làm nghề với 6.7% cha mẹ có trình độ tiểu học định hướng cho con trai học hết THPT và 18.2% định hướng cho con gái học hết THPT. Tỷ lệ này ở cha mẹ có trình độ THCS là 35.7% định hướng cho con trai học hết THPT và 12.5% đối với con gái. Họ nhìn nhận vào thực tế năng lực của con để lựa chọn đường hướng cho con, không áp lực con phải thi cử, đỗ đạt như bao gia đình khác vì có lẽ nghề nào cũng kiếm ra thu nhập, nghề mộc/sắt hiện tại của làng còn mang lại thu nhập cao cho người dân. Việc định hướng như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng kinh phí đầu tư cho học tập, đồng thời con sớm được đi làm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Còn những người có học vấn cao từ cấp 3 trở lên thì nhận thức của họ cao hơn, nếu con học hết CĐ - ĐH thì có tay nghề cao hơn, dễ tìm việc hơn và thu nhập cũng cao hơn. Đầu tư cho giáo dục là có lợi hơn cả về mặt kinh tế và cả về mặt văn hóa, xã hội. Song, dù ở trình độ học vấn nào, cha mẹ trong làng nghề cũng đã định hướng cho con học lên cao dù tỷ lệ có chênh lệch về mức độ cũng đã cho thấy cha mẹ không muốn việc làng nghề làm mất đi cơ hội của các con. Có thể thế hệ của các bậc cha mẹ làng nghề hưng thịnh nhưng sau này thì nó lại không thể nói trước, nếu cha mẹ không đầu tư cho con học, sau này con sẽ không có những kiến thức cần thiết để thích nghi với cuộc sống khi không còn làm nghề.

Khi phân tích mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ và khả năng học tập của con thì thấy rằng không có cha mẹ nào có trình độ học vấn CĐ- ĐH lại có con học không tốt cả. Tỷ lệ con học không tốt chỉ có ở cha mẹ không đi học là 100.0%; cha mẹ có trình độ học vấn tiểu học là 20.0%, THCS là 19.4%.

Như vậy, Học vấn của cha mẹ là một yếu tố ảnh hưởng đến việc mong muốn đầu tư học tập cho con. Khi phân tích về mong muốn đầu tư học tập cho con nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những gia đình nào cha mẹ có trình độ học vấn cao đều mong muốn đầu tư cho con mình học càng cao [35].

3.3.4. Nghề nghiệp của cha mẹ

Một yếu tố tác động cũng không nhỏ đến ĐHNN cho con hiện nay là yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ. Đôi khi trong hướng nghiệp của gia đình là sự chuyển giao lại những giá trị về nghề nghiệp của cha mẹ cho con.

Như chúng ta đã biết, mỗi nghề nghiệp đều có những yêu cầu, đòi hỏi riêng của mình. Có nghề đòi hỏi con người cơ bản về sức lực, có nghề cần nhiều về trí tuệ, có nghề yêu cầu về trí thức và kỹ năng tới mức tinh xảo. Thậm chí, có nghề đòi hỏi những tiêu chuẩn tuyệt đối. Trên thực tế có nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của mình mà không thể làm nghề này hay nghề khác. Cho nên một trong những điểm xuất phát quan trọng mà việc chọn nghề phải tính đến là năng lực nghề nghiệp, tức là tính đến cái “tài” của mỗi người [50]. Khi chọn nghề, mỗi người tự đánh giá bản thân mình và đánh giá công việc, chọn xem, trong những việc có thể làm được thì việc nào mình có năng suất lao động cao nhất, hoặc hợp với mình nhất. Nhưng trước những ngưỡng cửa của cuộc đời thì người thanh niên làm sao biết mình sẽ có năng suất lao động ở nghề nào? Vì vậy trước mắt cha mẹ cần đánh giá bản thân con, đối chiếu các phẩm chất cá nhân của con với những yêu cầu của nghề nghiệp định chọn. Nếu những đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân tương ứng với yêu cầu của nghề đặt ra thì có thể nói con có năng lực làm nghề đó. Thêm vào đó, cha mẹ cần có mắt quan sát để có thể ướm thử một nghề cho con. Dù cha mẹ có làm nghề gì cũng cần có cái nhìn khách quan, tránh áp đặt nghề nghiệp của mình cho con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)