Định hướng bậc học cho con theo vai trò của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

Bậc học mong muốn cho

con

Cha Mẹ

Con trai Con gái Con trai Con gái

THPT S1 1 2 12 6 T1 % 2.7 4.1 34.3 15.4 Học lên cao S1 26 29 19 17 T1 % 70.2 59.2 54.4 43.6 Tùy các cháu S1 10 18 4 16 T1 % 27.0 36.7 11.4 41.0 Tổng S1 37 49 35 39 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Giới tính cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của các gia đình. Nhiều gia đình chỉ đầu tư vào giáo dục cho con gái sau khi đã bảo đảm việc học hành của con trai, ngoại trừ một số ít quốc gia (Lange, 1998) [dẫn theo 25]. Và với nghiên cứu này cho thấy con trai cũng được ưu ái đầu tư học lên cao hơn so với con gái trong cả định hướng của nam/cha và nữ/mẹ. Kiểm định mối liên hệ giữa vai trò của cha mẹ với tình trạng định hướng bậc học để xem liệu có sự khác biệt về tỷ

không thì cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa độ tuổi với tỷ lệ định hướng bậc học cho con trai ở nhóm cha mẹ khảo sát (P <0,01; không có ô nào trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,42). Còn không có mối liên hệ giữa tuổi của cha mẹ với định hướng bậc học cho con gái với P>0.01. Theo đó, việc định hướng bậc học cho con trai có sự chặt chẽ hơn khi mà tỷ lệ cha mẹ để cho con trai tùy ý lựa chọn học đến đâu là đủ. Mặc dù, cha hay mẹ đều định hướng cho cả con trai và con gái đến một trình độ nhất định là tương đương nhau như có 70.2% nam giới dự định cho con trai học lên bậc cao sau khi tốt nghiệp THPT thì cũng có 54.4% nữ giới dự định cho con trai học lên. Hay có tới 36.7% người cha để cho con gái tùy ý lựa chọn thì cũng có đến 41.0% người mẹ lựa chọn là tùy các cháu đối với dự định cho con gái. Song người cha/ nam lại có sự định hướng cho cả con trai và con gái học lên sau khi tốt nghiệp THPT cao hơn so với mẹ/ nữ và tỷ lệ cha dự định cho con dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT (là 2.7% và 4.1%) cũng thấp hơn so với mẹ (là 34.3% và 15.4%).

Và trong định hướng bậc học, có thể thấy người cha là người có sự định hướng rõ ràng hơn so với mẹ, khi đứa trẻ lớn dần lên, chúng luôn xem người cha là chỗ dựa tinh thần vững chắc và là người có thể đưa ra cho chúng lời khuyên hữu ích. Vì vậy, người cha luôn có một sự quan tâm đến quá trình trưởng thành của con, trong đó có việc ĐHNN, còn người mẹ dù cũng rất quan tâm song hàng ngày, ngoài vấn đề lo kinh tế, mẹ còn phải lo đến công việc nội trợ của gia đình nên không có thời gian quan tâm đến việc ĐHNN. Nhưng nhìn chung cả cha và mẹ đều biết mình có vai trò to lớn trong việc ĐHNN cho con từ nhỏ đến khi trưởng thành. Dù mỗi người có một cách phân tích, an ủi con của riêng mình, nhưng nó chính là những đúc kết, bộc bạch từ quá trình làm việc của cha mẹ:

Chú vẫn động viên em là con cứ cố gắng mà học cho tốt, học được đến đâu hay đến đó, bố mẹ vất vả nhiều rồi nên muốn cho con đi học để sau đỡ vất vả như bố mẹ” - [nam, 45 tuổi, làng nghề Đa Hội].

Nhìn chung tỷ lệ dự định cho con học được đến đâu thì học mà không ép buộc con đã cho thấy tư tưởng không đặt quá nặng gánh việc bằng cấp, đỗ đạt của

cha mẹ trong làng nghề, điều này đã và đang giảm gánh nặng thi cử của các em. Nhưng đây cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay về giáo dục, khi mà có một số cha mẹ do nhận thức hạn chế nên có cách nhìn sai lệch và có những tư tưởng không tốt cho định hướng cho con, nó làm cho dân trí của người dân trong làng nghề thấp. Và ta cũng nhận thấy, các nhóm cha mẹ dù là nam hay nữ cũng không có sự phân biệt quá nhiều giữa con trai và con gái. Họ đều nhận thức được rằng con trai hay con gái cũng cần phải có học vấn.

3.3.2. Tuổi của cha mẹ

Giữa các thế hệ, tuổi như vẫn nổi chìm những cách ngăn, hoặc hữu hình hoặc vô hình nào đó nhận thức, quan niệm, tâm sinh lý, thói quen ứng xử, hành động, tạo nên những khuôn mẫu, những đặc điểm, màu sắc riêng của thế hệ mình. Khoảng cách tuổi của cha mẹ càng xa với con thì sẽ bảo thủ hơn con, kiến thức ít trau dồi không còn phù hợp với lứa tuổi của con nữa vì vậy mà nhiều khi nói và định hướng cho con thường xảy ra bất đồng quan điểm, con không nghe theo, đó là rào cản vô hình của tuổi tác cha mẹ tác động vào ĐHNN của con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)