ĐHNN tương lai cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Kỳ vọng nghề

nghiệp tương lai cho con

Nghề nghiệp của cha mẹ (%) Nông nghiệp Làm nghề mộc/sắt Buôn bán Dịch vụ Công nhân Viên chức Tổng 1.Theo nghề mộc/sắt Trai 45.5 56.5 50.0 0.0 51.4 Gái 25.0 40.7 33.3 0.0 35.2 2.Buôn bán- dịch vụ Trai 9.1 0.0 16.7 0.0 4.2 Gái 0.0 1.7 0.0 0.0 1.7 3.Công /Viên chức Trai 27.3 21.7 0.0 33.3 19.4 Gái 41.7 30.5 58.3 100.0 39.8 4.Nhân viên văn phòng Trai 18.2 21.7 33.3 66.7 25.0 Gái 33.3 27.1 8.3 0.0 23.9 Tổng Trai 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Gái 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Theo bảng số liệu, ta thấy dù là nông dân, người làm nghề mộc/sắt hay người làm nghề buôn bán- dịch vụ đều mong muốn con trai theo nghề mộc/sắt với tỷ lệ lần lượt là 45.5%; 56.5%; 50.0%; chỉ có cha mẹ làm công nhân/ viên chức nhà nước không mong muốn con trai mình theo nghề mộc/sắt. Nghề ít được cha mẹ làng nghề lựa chọn cho con trai nhất là buôn bán- Dịch vụ và chỉ có những cha mẹ làm công việc này có dự định cho con tiếp tục với 16.1%. Cha mẹ làm công nhân viên chức nhà nước thường mong muốn con trai có được một công việc tốt và ổn định khi mà họ chỉ lựa chọn/ định hướng cho con làm cán bộ nhà nước với 33.3% và nhân viên văn phòng với 66.7%. Còn cha mẹ là nông dân thì mong muốn nghề nghiệp cho con trai có sự trải đều ra các ngành nghề nhưng có thể thu gọn trong 2 xu hướng là; con học được thì mong muốn vào làm những nghề cần chuyên môn như: Cán bộ viên chức nhà nước hay nhân viên khối văn phòng còn nếu con học kém thì quay về làm nghề mộc/sắt hoặc đi buôn bán.

Cũng giống như con trai, cha mẹ làm cán bộ viên chức nhà nước, không lựa chọn cho con gái theo nghề truyền thống và buôn bán dịch vụ còn cha mẹ làm các nghề nghiệp khác vẫn mong muốn cho con làm nghề với 25.0% là cha mẹ làm nông nghiệp; 40.0% là đối với cha mẹ làm nghề mộc/sắt; 33.3% là cha mẹ buôn bán- dịch vụ. Nghề được cha mẹ lựa chọn nhiều nhất theo nghề nghiệp của mình cho con gái là công nhân viên chức Nhà nước xếp theo thứ tự lần lượt là với cha mẹ là công/viên chức nhà nước là 100.0%; tiếp đó là cha mẹ làm nghề Buôn bán-Dịch vụ với 58.3%; nông dân là 41.7%; cuối cùng là cha mẹ làm nghề mộc/ sắt với 30.3%; Việc cha mẹ làm nghề song vẫn mong muốn cho con có được công việc mang tính đảm bảo như cán bộ nhà nước có lẽ do tính thiếu bền vững của sinh kế như một thứ ăn sâu vào tâm thức của người dân nông thôn. Đồ gỗ mỹ nghệ, tuy đem lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp, nhưng người thợ vẫn cho rằng “nghề mộc cũng chẳng có gì là chắc chắn” [27].

Do tỷ lệ mẫu còn nhỏ nên tác giả chưa đánh giá được liệu yếu tố nghề nghiệp có tác động tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con trai và con gái hay không. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cùng chủ đề trước đó thì thấy được rằng cha mẹ làm nghề gì cũng mong muốn con có thể làm cán bộ nhà nước và thoát ly khỏi nông nghiệp nông thôn, những cha mẹ làm phi nông nghiệp thì mong muốn con theo nghề của cha mẹ vì có sẵn các mối quan hệ.

Qua đó cho thấy rằng, cha mẹ làm nghề nghiệp gì cũng nên có sự định hướng ban đầu cho con để con có thể đường hướng được học vấn và nghề nghiệp tương lai của mình.

3.3.5. Thu nhập của cha mẹ

Kinh tế hộ gia đình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ĐHNN cho con. Đối với người dân trong khu vực làng nghề, thu nhập có sự bấp bênh, không cào bằng giữa từng hộ gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ. Song bình quân, mỗi người có thu nhập hàng tháng là từ 5-15 triệu tùy vào tay nghề, công việc và thời gian làm việc. Với thu nhập như vậy cha mẹ có những lựa chọn khác nhau trong đầu tư bậc học cho con. Là một vùng quê, để đầu tư cho con

học lên cao thì cha mẹ phải chi trả một khoản tiền cho việc thuê nhà, ăn uống, đi lại cộng với học phí trong mấy năm học và các khoản phát sinh khác. Nó đôi khi là những rào cản với những gia đình khó khăn và cướp mất cơ hội được học của những em học sinh nghèo. Ngoài ra, phụ thuộc vào số con trong gia đình đang đi học cộng với hoàn cảnh gia đình là cha mẹ đầy đủ hay cha mẹ đơn thân thì họ sẽ lựa chọn các cách thức theo đuổi khác nhau. Những gia đình có thu nhập cao, họ không ngần ngại cho con đi học, miễn sao con học được, nhưng còn những gia đình thu nhập thấp thì họ cần tính toán và cân nhắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)