.Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPNNtại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 25 - 30)

1.1 .Cơ sở lý thuyết

1.1.3 .Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPNNtại Việt Nam

Từ 1975-1986

Các tổ chức PCPNN đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Việc mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN là một mảng trong quan hệ ngoại giao nhân dân, nó

14WWF là một trong những tổ chức PCPNN đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Từ thập niên 90, WWF đã hợp tác với chính phủ trong các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bằng việc tài trợ và thực hiện các chương trình nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển một cách bền vững cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

gắn liền với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển qua từng giai đoạn của đất nước.

Trước tháng 5-1975, nhiều tổ chức PCPNN đã hoạt động tại Việt Nam, nhưng chủ yếu ở miền Nam, chỉ có rất ít tổ chức viện trợ cho miền Bắc. Ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1954 các tổ chức PCPNN bắt đầu hoạt động và tăng nhanh, đến cuối năm 1974 đã có khoảng trên 60 tổ chức PCPNN hoạt động tại miền Nam. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động với mục đích chính là cứu trợ những người di cư từ Bắc vào Nam và sau đó là những nạn nhân của chiến tranh.Các tổ chức PCPNN đã rút khỏi miền Nam sau ngày 30-4-1975. Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước, hoạt động của các Tổ chức PCPNN tăng nhanh.

Sau 1975, phần lớn số tổ chức PCPNN đã chấm dứt hoạt động ở miền Nam Việt Nam. Sự cấm vận của Mỹ và phương Tây làm giảm rất lớn số lượng viện trợ cho các tổ chức PCPNN muốn giúp đỡ Việt Nam, buộc họ phải tìm kiếm các phương thức khác nhằm gây quỹ giúp đỡ Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn bộn bề do hậu quả của chiến tranh để lại. Sau đó, các tổ chức PCPNN đã dần dần trở lại Việt Nam. Đến năm 1978 đã có 70 tổ chức PCPNN đặt quan hệ với Việt Nam, giá trị viện trợ khoảng 30 triệu đô la Mỹ/năm, chủ yếu viện trợ nhân đạo (lương thực, thuốc men...), giúp khắc phục hậu quả chiến tranh.Đến năm 1986, sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNNtại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo.

Sau 1986

Cuối năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách đổi mới, trong đó cóchủ trương về hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức PCPNN, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước. Cùng với sự ổn định của chính trị, sự mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới trong đường lối,chính

sách của Đảng và Nhà nước đã thu hút nhiều tổ chức PCPNN đến với Việt Nam cùng với giá trị viện trợ ngày càng tăng.

Từ 70 đến 100 tổ chức PCPNN, với tổng giá trị viện trợ khoảng 20-30 triệu đô la Mỹ/năm trong giai đoạn 1986-1992, trong giai đoạn 1994-2006, số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng 650 tổ chức vào năm 2006. Trong số đó, trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam. Giá trị viện trợ năm 1993 là 40 triệu đô la Mỹ, đến năm 2002 là 85 triệu đô la Mỹ, năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 triệu USD, năm 2006 là 217 triệu USD. Tính đến tháng 12/2006, Việt Nam đã cấp 53 Giấy phép lập Văn phòng Đại diện, 101Giấy phép lập Văn phòng Dự án và 402 Giấy phép hoạt động tại Việt Nam15. Số lượng các Tổ chức PCPNN tại Việt Nam năm 2008 tăng lên khoảng 750 tổ chức hoạt động tại Việt Nam với giá trị giải ngân là 230 triệu USD/năm. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2009 thì đã tăng lên 800 tổ chức PCPNN, với giá trị giải ngân là 271 triệu USD16

.

Biểu đồ 1.1: Số lƣợng các tổ chức PCPNN tại Việt Nam (2010-2016)

(Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị với các nhóm cơng tác của PACCOM, ngày 26/4/2017)

15 Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh www.mofahcm.gov.vn

16

Báo cáo tại Hội nghị với các nhóm cơng tác của PACCOM, ngày 26/4/2017

850 870 900 930 980 1016 1061 0 200 400 600 800 1000 1200 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Những thành công của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, những nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo môi trường ngày càng thuận lợi hơn về cơ chế và pháp lý cho hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam,thu hút ngày càng nhiều tổ chức PCPNN. Tính đến 2016, đã có 1061 tổ chức, với giá trị giải ngân trên dưới 300 triệu USD/năm: 270 triệu USD năm 2010; 304,7 triệu USD năm 2011; 282 triệu USD năm 2012;302 triệu USD năm 2013; 304,5 triệu USD năm 2014; 296,5 triệu USD năm 2015 và 302,2 triệu USD năm 2016.

Phương thức hoạt động cơ bản của các Tổ chức PCPNN là trực tiếp làm dự án và trực tiếp quan hệ với địa phương cơ sở. Đa số các tổ chức PCPNN tiến hành các dự án mang tính phát triển bền vững. Có trên 80% giá trị viện trợ tập trung cho các dự án này.

Hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN rất đa dạng, được triển khai tại 63 tỉnh, thành với nhiều lĩnh vực như: an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên - môi trường, đặc biệt các chương trình, dự án từng bước giúp nông dân và những người nghèo biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường, nâng cao mức thu nhập của bản thân và cải thiện điều kiện sống của gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó đều là những lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên. Sau đó là các hoạt động trong giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu17…

Cụ thể, các tổ chức PCPNN giải ngân từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam (Xem bảng 1.2).

17Báo cáo tại Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức PCPNN về thực hiện Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2013-2017 tại Hà Nội, ngày 21/12/2017

Biểu đồ 1.2: Giải ngân nguồn vốn cho các lĩnh vực

(2015-2016)

Đơn vị tính: triệu USD

(Nguồn: PACCOM, Họp mặt với các nhóm cơng tác các tổ chức PCPNN, Hà Nội, ngày 26/4/2017)

Hoạt động của các tổ chức PCPNN theo thời gian đã chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển bền vững, đặc biệt khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2010 sau cơng bố của WB. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, các dự án hỗ trợ xây dựng trường học, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, xây dựng các trung tâm học liệu – thư viện điện tử tại các trường đại học… đã mang lại lợi ích thiết thực trong phát triển giáo dục. Trong y tế, các dự án như hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất của bệnh viện chuyên ngành (Bệnh viện Nhi trung ương, Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh); các trạm y tế cấp xã, các dự án đào tạo cán bộ y tế, khám chữa bệnh miễn phí; hỗ trợ triển khai một số chương trình quốc gia, như phịng chống HIV/AIDS, phịng chống sốt rét, sốt xuất huyết, chống phong, phòng chống cúm gia cầm… Các hoạt động trên đã giải quyết một số khó khăn trong cơng

99 46 49 32 24 14 14 102 56 50 28 35 12 10 0 20 40 60 80 100 120 Y tế Xã hội Phát triển kinh tế - xã hội Tài nguyên - Môi trường Giáo dục Xây dựng năng lực vực khácCác lĩnh Năm 2015 Năm 2016

tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong khi nguồn ngân sách nhà nước chưa có điều kiện đáp ứng. Đã có hàng triệu người dân Việt Nam được hưởng lợi từ các chương trình viện trợ nhân đạo của các tổ chức PCPNN để sinh kế bền vững hơn cũng như nâng cao và cải thiện đời sống vật chất cho người nghèo, người dân tộc thiểu số…

Trong khi đó, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề được các tổ chức PCPNN quan tâm nhiều hơn.Các dự án lớn về xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia, nghiên cứu và bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ và quản lý môi trường, khai thác tài nguyên bền vững… ngày càng được tăng cường trong hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Ngoài ra, viện trợ của các tổ chức PCPNN đã góp phần tăng cường năng lực cho cơ quan đối tác và người dân vùng dự án. Bên cạnh những dự án trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, xây dựng năng lực…, các hoạt động đào tạo, tập huấn được lồng ghép vào những dự án do các tổ chức PCPNN tài trợ trong hầu hết các lĩnh vực. Trong các dự án phát triển nông thôn, nhất là các dự án hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, hàng vạn nông dân đã được tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức và kỹ năng trong trồng trọt, chăn ni, quản lý kinh tế hộ gia đình.

Các tổ chức PCPNN ngày càng đóng vai trị đáng kể trong đời sống kinh tế- xã hội, giáo dục, y tế, môi trường… tại Việt Nam. Các nghiên cứu đều nhận định sự gia tăng mạnh về giá trị viện trợ và số lượng các tổ chức PCPNNđến hoạt động tại Việt Nam từ sau năm 1986. Kết quả trên đã chứng tỏ thành cơng của chính sách đối ngoại cởi mở của Việt Nam, cũng như hoạt động có hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc kêu gọi viện trợ để phát triển kinh tế xã hội và XĐGN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)