Plan International Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 82 - 86)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.4 .Thực trạng đời sống đồng bào Tây Bắc

2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc Việt Nam của một số tổ

2.2.1. Plan International Việt Nam

Plan International Việt Nam là tổ chức phi chính phủ, phi tơn giáo và phi lợi nhuận hoạt động vì sự phát triển của trẻ em, gia đình và cộng đồng tại Việt Nam từ năm 1993. Trải qua 25 năm hoạt động, Plan International Việt Nam đã hỗ trợ cho hơn 200.000 trẻ em từ 90 xã thuộc 10 tỉnh thành tại Việt Nam được hưởng lợi ích về giáo dục, sức khỏe, vệ sinh nước sạch, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới và giảm nhẹ rủi ro thiên tai - thích ứng biến đổi khí hậu. Tại khu vực Tây Bắc, các hoạt động của Plan chủ yếu tập trung tại Hà Giang, Phú Thọ và Lai Châu.

Hoạt độngtại Hà Gianggần 10 năm, Plan International Việt Nam có dự án tại 4 xã và đã giúp đỡ hơn 13.000 hộ dân tại 200 ngôi làng. Các dự án tập trung vào việc bảo vệ trẻ em, xây dựng chương trình tiểu học, hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thiên tai và cả ở lĩnh vực dinh dưỡng sức khoẻ.

Một trong những dự án thành công nhất của Plan tại Hà Giang đó là hỗ trợ bổ sung kiến thức cơ bản cho người dân bản địa, giúp họ giải quyết những vấn đề về giáo dục con trẻ, sức khoẻ, dinh dưỡng...

Dự án của Plan đều được xây dựng để phục vụ những mục tiêu chiến lược lâu dài của chính phủ Việt Nam như xố đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Trọng tâm của các dự án Plan tại Hà Giang là phát triển chương trình giáo dục

sớm cho các hộ gia đình, cho các em bé học mẫu giáo và ở cấp tiểu học. Ngồi ra, Plan đang có những dự án về sức khoẻ và dinh dưỡng để hỗ trợ các hộ gia đình dân tộc thiểu số hiểu biết nhiều hơn về chăm sóc dinh dưỡng cho con trẻ, vì trên thực tế, Hà Giang được liệt kê trong những khu vực cịn khó khăn, có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao với tình trạng suy sinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở mức cao nhất.

Điển hình như, trong giai đoạn 2011-2015, tổ chức này triển khai Dự án“Vì em là con gái” tại 8 xã của 2 huyện Mèo Vạc và Yên Minh, với mục tiêu giúp trẻ em gái và bà mẹ trẻ dân tộc thiểu số có được cuộc sống khỏe mạnh, được tiếp cận và có chất lượng giáo dục tốt hơn, được bảo vệ khỏi các tập tục truyền thống lạc hậu như tảo hôn, kết hôn sớm, kết hôn cận huyết. Dự án gồm 4 hợp phần: Chương trình giáo dục, chương trình y tế, chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường, chương trình bảo vệ trẻ em.

Bên cạnh đó Plan Hà Giang cịn tổ chức thực hiện chương trình bảo trợ trẻ em nhằm gây quỹ hỗ trợ cộng đồng. Sau 5 năm thực hiện với kinh phí lên tới gần 57 tỷ đồng, Dự án bao gồm các chương trình: giáo dục nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non, truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục mầm non, nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học, hỗ trợ các nhóm cộng đồng và xây dựng cơ bản, hỗ trợ trang thiết bị học tập, xây dựng 15 điểm trường, tu sửa 30 điểm trường; chương trình y tế tăng cường dịch vụ sức khỏe sinh sản, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ thăm khám tư vấn tại nhà cho phụ nữ mang thai và sau sinh, truyền thông dịch vụ y tế, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em giúp giảm thiểu trẻ em suy dinh dưỡng; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cung cấp trang thiết bị nước sạch – vệ sinh môi trường cho các nhà trường vùng dự án, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cấp ngành về vệ sinh mơi trường; Chương trình bảo vệ trẻ em, thực hiện các hoạt động tăng cường cho trẻ em nữ vị thành niên hiểu biết để tự bảo vệ mình, truyền thơng giảm thiểu tình trạng tảo hơn, kết hơn cận huyết, các hoạt động giám sát công tác bảo vệ trẻ em. Chương trình bảo trợ trẻ em, với kinh phí trên 4,7 tỷ đồng cho các hoạt động cộng đồng như: Phát quà, áo ấm cho trẻ em, văn

phòng phẩm, bảo hộ lao động, kinh phí đi lại cho các tình nguyện viên, thăm hỏi tặng quà….

Kết quả của dự án đã tác động trực tiếp đến nhận thức đối với cán bộ, giáo viên, cộng đồng về các quyền của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ nghèo được tiếp cận đầy đủ các quyền và lợi ích của mình, nâng cao chất lượng học tập, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt tại trường, gia đình và cộng đồng…

Các dự án của Plan tại Hà Giang còn bao gồm Dự án “Hành động vì trẻ em gái người H’Mơng” triển khai từ tháng 03/2015 tới tháng 02/2016 tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc. Thông qua các hoạt động đa dạng như lập chương trình phát thanh, tổ chức các cuộc thi sáng tác nhạc, chụp ảnh, dự án đã giúp trẻ em gái H’Mông tự tin hơn, được tiếp cận với phương pháp giáo dục đổi mới qua việc kết nối, trao đổi với các bạn trẻ đồng trang lứa sinh sống tại thành thị và được tham gia vào quá trình phát triển đơ thị. Hay Dự án “Cùng trẻ em gái tới trường” dù mới được Plan triển khai từ tháng 7/2014 tại 2 huyện Hồng Su Phì và Xín Mần nhưng đã mang lại những kết quả ấn tượng. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em gái bỏ học ở cấp 2 đã giảm đi rất nhiều. Những năm trước 2014, tỷ lệ này ở 8 xã dự án từ 35 - 40%/năm, còn tính đến 2016, tỷ lệ này chỉ ở mức 5 - 7%/năm. Số trẻ em gái sau khi tốt nghiệp cấp 2, đi học nghề hay học tiếp lên cấp 3 cũng tăng rất đảng kể.Ngoài ra, kỹ năng sống của các em gái được cải thiện rất rõ rệt.Nhờ tham gia các hoạt động dự án, các em đã tự tin hơn, biết cách bảo vệ bản thân trước vấn nạn kết hôn trẻ em, dụ dỗ qua biên giới, y thức vệ sinh của các em gái cũng đã cải thiện đáng kể.

Năm 2007, UBND tỉnh Hà Giang cũng tiếp nhận dự án "Phát triển cộng động tập trung vào trẻ em" tại hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần tỉnh Hà Giang do tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam tài trợ, với số vốn 600.000 đô la Mỹ.

Hoạt độngtại Phú Thọ từ năm 1995, tổ chức Plan đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, xây dựng kênh mương tại các huyện miền núi, vùng cao Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hịa, Đoan Hùng, Tam Nơng.

Điển hình là chương trình hợp tác từ 2000-2016 giữa tổ chức Plan International Việt Nam và UBND huyện Cẩm Khê. Chương trình hợp tác đã phát huy hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực: Bảo trợ và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo; hỗ trợ phát triển kinh tế; hỗ trợ phát triển giáo dục; hỗ trợ xây trạm y tế; hỗ trợ dự án nước sạch, vệ sinh môi trường; các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng; chương trình hỗ trợ tái thiết sau lũ năm 2008 tại 6 xã tham gia dự án: Văn Bán, Cấp Dẫn, Hương Lung, Tạ Xá, Tùng Khê và Sơn Tình. Tổng kinh phí thực hiện chương trình là hơn 56,542 tỷ đồng.Tồn huyện có 4.235 trẻ em được chương trình bảo trợ.

Cùng với hệ thống cơ sở vật chất, chương trình hợp tác đã giúp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cơ sở, y tế thôn bản, cán bộ khuyến nông… tại các xã thuộc dự án. Nhận thức về trách nhiệm xã hội thơng qua các hoạt động huy động đóng góp cộng đồng của người dân cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình hợp tác đã tạo động lực, tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững…

Tại Lai Châu, Plan bắt đầu thực hiện chương trình hợp tác với tỉnh từ tháng

10 năm 2013. Tính đến 2015, tổ chức này đã giải ngân hơn 12,3 tỷ đồng thực hiện các chương trình, dự án tại 8 xã thuộc 2 huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em; nước sạch và vệ sinh môi trường. Cụ thể, các dự án giúp 12.000 lượt trẻ em được tham gia tổ chức Tết trung thu và Tết thiếu nhi 1/6 hàng năm kết hợp tuyên truyền về Quyền trẻ em, phòng chống lạm dụng trẻ em, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của trẻ em và người dân địa phương về Quyền trẻ em, giảm tỷ lệ tại nạn thương tích, cũng như lạm dụng trẻ em. Mạng lưới tình nguyện viên được thành lập tại 2 huyện gồm 192 thành viên, các tình nguyện viên được hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực về công tác xã hội, kỹ năng làm việc với trẻ. Hàng năm được hỗ trợ trang thiết bị bảo hộ, bảo hiểm tai nạn thương tích để duy trì các hoạt động Bảo trợ và hỗ trợ thực hiện và giám sát các

hoạt động phát triển kinh tế xã hội địa phương. 3.900 trẻ đăng ký tham gia chương trình bảo trợ của Plan được hỗ trợ áo ấm, balo tới trường, trang thiết bị học tập hàng năm.

Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học tại các trường, điểm trường mầm non và tiểu học: 9 phòng học mầm non, 11 phòng học tiểu học đã được xây mới, 6 phòng học tiểu học được sửa chữa nâng cấp. 489 học sinh mầm non và tiểu học được học trong phòng học mới đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo chất lượng, an toàn. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học, đồ chơi cho tại các trường, điểm trường mầm non và tiểu học hỗ trợ xây mới và các điểm khác.

Cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch và vệ sinh môi trường tại các trường, điểm trường mầm non, tiểu học và trong cộng đồng: 7 nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn có đủ hệ thống cung cấp nước, khu nam nữ riêng biệt. 546 học sinh mầm non và tiểu học được sử dụng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, an toàn thân thiện với trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)