Hỗ trợ sinh kế và phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 51 - 61)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.4 .Thực trạng đời sống đồng bào Tây Bắc

2.1. Lĩnh vực hoạt động xóa đói giảm nghèo của các tổ chức PCPNN

2.1.1. Hỗ trợ sinh kế và phát triển sản xuất

Các tổ chức PCPNN có vai trị và đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt những tổ chức có cam kết lâu dài.Các hỗ trợ trực tiếp cho người dân tạo ra hiệu quả trực tiếp, có được sự ủng hộ và đồng tình của người dân. Bên cạnh cơ sở vật chất, các tổ chức PCPNN cũng để lại cho địa phương những kiến thức kỹ thuật như kỹ thuật canh tác, phương pháp quản lý và triển khai dự án cho cộng đồng và đối tác địa phương.

Dự án của các tổ chức PCPNN đã tạo ra thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của nhiều cộng đồng địa phương. Những hoạt động này được thực hiện qua nhiều hình thức như tín dụng, kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên, xây dựng năng lực hoặc tiếp cận thị trường.Các hỗ trợ thường rất cụ thể, thiết thực và xuất phát từ nhu cầu của người dân.

Bắt đầu hoạt động tại Yên Bái từ năm 2004 với Chương trình phát triển vùng huyện Văn Yên, tổ chức World Vision International41 (WVI) thực hiện lồng ghép các hoạt động hỗ trợ vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại vùng dự án, như mơ hình hỗ trợ con giống, vật nuôi cho các hộ nghèo; cải thiện năng suất lúa thơng qua mơ hình canh tác lúa bền vững và kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường và nghề nghiệp cho các hộ gia đình có trẻ dưới 18 tuổi; tập huấn kỹ thuật thâm canh, canh tác và quản lý giống lúa bền vững, phương pháp sản xuất phân hữu cơ. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với chuỗi giá trị tại địa phương, phát triển kinh doanh, khuyến khích tiết kiệm và tín dụng nhỏ thơng qua dịch vụ tài chính vi mơ. Tính đến 2015, WVI đã thực hiện 06 chương trình phát triển vùng và 03 dự án tại Yên Bái với tổng vốn viện trợ lên tới 13,31 triệu đô la Mỹ, tương đương gần 295 tỷ đồng.

Các chương trình, dự án do tổ chức Care International42 tài trợ cho tỉnh Bắc

Kạn được triển khai và hoạt động tốt, đạt được mục tiêu dự án đề ra, góp phần cải

thiện đời sống, nâng cao thu nhập, đồng thời nâng cao ý thức và năng lực về bảo vệ rừng, phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Care International, dự án CLB Pháp luật và Đời sống (LARC II) được triển khai thực hiện từ 2007 đến 2009 tại 2 xã Nông Hạ và Nông Thịnh, huyện Chợ Mới và được nhân rộng ra tại 2 xã Côn Minh và Lương Thượng của huyện Na Rì, nhằm giúp phụ nữ nghèo ở Bắc Kạn được cải thiện cuộc sống và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ. Dự án đã thành lập 33 CLB Pháp luật và Đời sống tại 4 xã với tổng số 1.350 thành viên tham gia. Các CLB duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng để chia sẻ kiến thức về các chủ đề tập huấn sinh kế, báo cáo về hoạt động của quỹ quay vịng, bình xét thành viên vay vốn, chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như đề nghị các cấp chính quyền giúp

41World Vision International là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, hoạt động thơng qua các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

42 CARE Quốc tế đã hoạt động ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như phát triển nông nghiệp-nông thôn và sinh kế; phát triển cộng đồng; chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; nước sạch và vệ sinh mơi trường; bình đẳng giới.

đỡ. Bên cạnh đó, có hơn 1.300 phụ nữ nghèo tham gia 167 nhóm sở thích được tập huấn, chia sẻ và thực hiện các mơ hình sinh kế như: Chăn nuôi lợn, gà, trồng lúa, đậu tương, lạc, khoai lang và cây gỗ keo. Các thành viên nhóm sở thích được tập huấn và chia sẻ theo từng chu trình phát triển của cây trồng và vật nuôi với phương pháp tập huấn tại hiện trường (cầm tay chỉ việc) nên rất dễ áp dụng tại ruộng vườn của gia đình.

Từ dự án, có 290 tập huấn viên nơng dân thuộc các nhóm sở thích chăn ni lợn, gà, trồng lúa, lạc, đậu tương, khoai lang, cây gỗ keo được nâng cao năng lực và tự tin chia sẻ các kiến thức đã học được cho các thành viên trong CLB, cho người dân sinh sống tại địa phương cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho các đoàn thăm quan của các tỉnh khác như Hịa Bình, Thanh Hóa...; hơn 90% thành viên nhóm sở thích đã áp dụng kiến thức tập huấn trong chăn nuôi, trồng trọt nên năng suất lúa tăng từ 20% đến 68% (2,8 tấn/ha) so với các hộ không tham gia tập huấn, năng suất đậu tương đạt 17,5 tạ/ha, năng suất lạc đạt 23,3 tạ/ha. Quỹ quay vòng CLB đã hỗ trợ vốn vay cho thành viên để đầu tư vào các hoạt động sinh kế như chăn nuôi lợn, gà, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp... Đến tháng 12-2009, tổng số vốn đã giải ngân là 918.000.000 triệu đồng, với hơn 900 lượt phụ nữ nghèo được tiếp cận vốn. Sau 3 năm tham gia dự án, hầu hết các thành viên có tăng thu nhập, một số thành viên đã sửa sang được nhà ở, cơng trình phụ chăn nuôi, mua được các trang thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Cũng tại Bắc Kạn, từ năm 2010 đến 2012, tổ chức Care International triển

khai Dự án Nâng cao năng lực phụ nữ người dân tộc thiểu số trong tiếp cận các cơ hội và dịch vụ phát triển sinh kế với tổng kinh phí là hơn 2,2 tỷ đồng. Dự án được thực hiện giúp nâng cao thu nhập kinh tế và vị thế của phụ nữ người dân tộc thiểu số tại 3 xã (xã Phúc Lộc, xã Bành Trạch - huyện Ba Bể, xã Cơn Minh - huyện Na Rì) thơng qua việc tiếp cận các cơ hội và dịch vụ phát triển kinh tế tốt nhất.

Thông qua dự án, năng lực tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ cho phát triển sinh kế của các thành viên 13 CLB Pháp luật và Đời sống được nâng cao, giúp cải thiện thu nhập một cách bền vững; 60 thành viên CLB tại 3 xã dự án đã có khả năng

sử dụng phương pháp “Phân tích chuỗi giá trị” để phân tích sinh kế; 13 CLB sử dụng kết quả phân tích chuỗi giá trị để đề xuất và có kế hoạch cải thiện và tiếp cận dịch vụ... Hai nhóm tín dụng tiết kiệm thơn bản được thành lập và đi vào hoạt động, tạo cơ hội cho các thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận tới dịch vụ tín dụng… Mạng lưới CLB được thành lập đã tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ nghèo vùng cao chia sẻ thông tin và kinh nghiệm sản xuất, nâng cao năng lực, tham gia tích cực vào tiến trình ra quyết định liên quan đến cơ hội phát triển kinh tế, cung cấp dịch vụ và thực hiện chính sách ở địa phương. Các hoạt động của CLB đã được nhân rộng ra các xã khác của vùng dự án và chia sẻ ở cấp tỉnh, góp phần cải thiện tốt hơn đời sống cho phụ nữ nghèo người dân tộc thiểu số.

Cũng với sự hỗ trợ của tổ chức Care International, dự án Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng được thực hiện tại 2 xã là Xuân Lạc và Bản Thi, huyện Chợ Đồn từ 2006 đến 2009, giúp cộng đồng người nghèo sống dựa vào tài nguyên rừng được nâng cao năng lực về quản lý rừng một cách bền vững và chia sẻ các chi phí cũng như lợi ích một cách cơng bằng, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Dự án đã thực hiện được 206 lớp tập huấn cho 3.667 lượt người tham gia về các lĩnh vực liên quan tới quản lý bảo vệ rừng như các kỹ thuật chăm sóc bảo vệ rừng, kỹ thuật phịng chống chữa cháy rừng, các kỹ năng tuần tra bảo vệ rừng, các quy trình cấp phép khai thác tận thu.

Ngoài các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, dự án còn tổ chức các đợt thăm quan để người dân giao lưu học hỏi những mơ hình thành cơng và áp dụng vào cho địa phương hoặc hộ gia đình. Dự án đã thực hiện được 9 chuyến thăm quan các mơ hình liên quan tới phát triển kinh tế dựa vào rừng, đất rừng tại 8 tỉnh thành cho 320 người.

Bên cạnh việc tập huấn các kiến thức liên quan tới lâm nghiệp, dự án cũng triển khai nhiều hoạt động tập huấn liên quan tới kỹ thuật nông nghiệp như tập huấn trồng ngô lai, tập huấn làm phân xanh vi sinh, tập huấn kỹ thuật trồng mía, tập huấn kỹ thật canh tác trên đất dốc, tập huấn bảo vệ thực vật.

Các mơ hình tạo thu nhập được triển khai tại 21 thôn bản của 2 xã tham gia dự án. Dự án đã hỗ trợ hình thành 40 nhóm sở thích với khoảng 300 thành viên để phát triển kinh tế (nhóm trồng măng, chế biến măng, nhóm sản xuất phân vi sinh, trồng mía, rau xanh ...); hỗ trợ người dân thực hiện các mơ hình làm giàu từ rừng và hỗ trợ toàn bộ cây giống cho người dân như keo, mỡ, xoan hôi, song, mây, sưa để trồng. Ngoài việc hỗ trợ những cây lâm nghiệp, dự án cũng hỗ trợ các loại cây ăn quả khác như hồng không hạt, trám; hỗ trợ việc thành lập các vườn ươm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hạt giống để người dân có thể tự ươm cây giống.

Dự án Sáng kiến vì sự phát triển bền vững được thực hiện với sự hỗ trợ của tổ chức Care International tại Bắc Kạn nhằm nâng cao đời sống dân sinh cho người nghèo thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số tại 2 xã Nông Hạ, Nông Thịnh huyện Chợ Mới và 2 xã Xuân Lạc, Bản Thi huyện Chợ Đồn. Dự án đã cung cấp cho các hộ nông dân nghèo 9.576 kg giống cây trồng các loại; 191 con giống vật ni các loại, trong đó có 07 con bị, 184 con lợn; 916 bộ cơng cụ sản xuất, trên 40.000 mắt cỏ VA06, tổ chức 137 lớp tập huấn kỹ thuật, thu hút trên 6.514 lượt người tham gia...; thành lập được 42 quỹ quay vòng vốn (quỹ quay vịng giống cây trồng nơng nghiệp, giống vật nuôi).

Năm 2006, tổ chức Care International đưa mơ hình trồng cây tre Bát Độ vào trồng thử nghiệm tại 4 thôn trong xã Bản Thi, Bắc Kạn bằng cách cung cấp giống cây, hỗ trợ phân bón, mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cách làm mới cho nơng dân, giúp người dân trong xã thốt nghèo. Sau 2 năm triển khai dự án đã nhân rộng ra được 8 thôn trong xã, dự án không chỉ dừng lại ở mơ hình trồng tre Bát Độ mà triển khai thêm nhiều những mơ hình mới như mơ hình trồng đỗ tương, trồng trám, hồng khơng hạt. Trong năm 2008, dự án đã hỗ trợ cho người dân trồng 3055 cây tre Bát Độ, 1420 cây trám, 827 cây hồng khơng hạt, ngồi ra dự án còn hỗ trợ cho các hộ nghèo trong xã 168 kg đỗ tương, 580kg thóc giống và 188kg ngơ giống. Nhiều gia đình tham gia dự án đã thốt nghèo từng bước ổn đời sống kinh tế.

Cũng tại tỉnh Bắc Cạn, từ 2011 - 2014, tổ chức Childfund Australia43 tại Việt Nam tài trợ hơn 18,6 tỷ đồng cho huyện Na Rì để thực hiện dự án Phát triển kinh tế hộ gia đình thơng qua phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững.

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do

ActionAid Việt Nam (AAV)44 tài trợ được triển khai từ năm 2006 đến 2016 với kinh phí hoạt động gần 20 tỷ đồng, đã hỗ trợ trực tiếp cho khoảng 18.190 lượt người và 72.760 người hưởng lợi gián tiếp. Dự án dành ưu tiên thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững nhằm giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực ở cấp cộng đồng thông qua việc lồng ghép các lớp Reflect45 và trung tâm học tập cộng đồng. Phát triển mơ hình bền vững cấp cơ sở một cách phù hợp liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp cộng đồng, giúp nông dân tiếp cận thông tin và thị trường.

Theo đó, chương trình đã tập huấn chương trình thú y cho các thành viên là cán bộ thú y cấp huyện, xã, trưởng bản; tập huấn chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, chế biến và bảo quản nông sản tại UBND thị trấn Tam Đường, nhờ đó, người dân nắm bắt được kiến thức, kỹ năng trong việc nhận biết và phân loại các loại bệnh trên gia súc và cây trồng qua đó biết cách phịng bệnh và sử dụng các loại thuốc tương ứng cho các loại bệnh một cách hiệu quả.

Tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho cán bộ khuyến nông, trưởng bản, thành viên trong CLB phát triển cộng đồng của 5 xã dự án, giúp các hộ dân biết thay đổi tập quán canh tác, mạnh dạn đưa giống cây trồng vật nuôi phù hợp với địa phương vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

43ChildFund tại Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund Australia. ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ năm 1995 và triển khai các chương trình phát triển cộng đồng tập trung vào các lĩnh vực chính là giáo dục, nước sạch vệ sinh môi trường, sinh kế bền vững, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, an ninh lương thực, chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em. Các chương trình của ChildFund được thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Hịa Bình.

44ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) là một bộ phận của ActionAid Quốc tế (AAI). AAI hiện đang hoạt động tại hơn 40 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Âu. ActionAid Quốc tế bắt đầu chương trình hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989. Hiện tại, AAV đã mở rộng phạm vi và và các chương trình hoạt động tới hơn 20 tỉnh/thành tại các vùng nghèo nhất đất nước thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

45

Triển khai mơ hình bón phân viên nén cho ngơ ở hai xã Sơn Bình và Bình Lư cho lúa 2 ha tại xã Bản Bo và Bình Lư; chuyển giao cơng nghệ vận hành và sử dụng máy nén phân cho xã Bản Bo, giúp các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật và tiến tới áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và thâm canh lúa nước.

Về trồng trọt và chăn ni, các hộ gia đình trong dự án đã được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nhận hỗ trợ máy móc và thiết bị, hỗ trợ giốngvà tập huấn phương pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Nhờ đó, thu nhập và đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong dự án được cải thiện đáng kể (tăng gần 8 triệu đồng năm 2015 so với số liệu năm 2013). Thu nhập của người dân được nâng cao đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở các xã dự án nói riêng, và ở huyện Tam Đường và tỉnh Lai Châu nói chung. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57% năm 2005 xuống còn 15,3% năm 2015 ở xã Bản Bo; từ 32% năm 2010 xuống còn 9% năm 2015 ở xã Bình Lư. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Đường cũng giảm mạnh, từ 45,9% năm 2011 xuống chỉ còn 14,7% năm 2015.

Từ năm 2007 đến 2017, AAV cũng đã góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gần 97.800 người tại 5 xã khó khăn trong huyệnĐà Bắc, tỉnh Hịa Bình,

bao gồm Hào Lý, Tu Lý, Hiền Lương, Cao Sơn và Tân Minh thơng qua việc thực hiện Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Đà Bắc với tổng kinh phí khoảng 14,5 tỷ đồng.

Chương trình đã cùng với chính quyền huyện Đà Bắc triển khai rất nhiều hoạt động khác nhau, và đạt được rất nhiều kết quả. Nổi bật nhất, đó là 34 CLB Reflect được thành lập và duy trì với 670 thành viên tích cực, trong đó hơn 70% là phụ nữ. Hoạt động này giúp người nghèo khơng chỉ biết chữ mà cịn biết cách làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)