.Hợp tác giữa các tổ chức PCPNNvới các đối tác Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 37 - 40)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.3 .Hợp tác giữa các tổ chức PCPNNvới các đối tác Việt Nam

Các tổ chức PCPNN rất coi trọng quan hệ với các đối tác Việt Nam.

Về số đối tác của các tổ chức PCPNN, có sự khác biệt giữa các nhóm tổ chức theo qui mơ ngân sách. Đối tác của các tổ chức thuộc nhóm có ngân sách ít hơn 1 triệu USD thường là đối tác phi chính phủ trong khí đó đối tác của các tổ chức thuộc nhóm có ngân sách trên 1 triệu USD thường là đối tác chính phủ như biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 1.3: Số đối tác của các tổ chức PCPNN

(Nguồn: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Kết quả nghiên cứu: Quanhệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức PCPNN, 2015, tr. 15)

4 6 42 4 13 7 12 0 12 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 <500000 500000-1000000 >1000000 Đối tác chính phủ Đối tác phi chính phủ Khác

Như vậy, đa phần, đối tác của các tổ chức PCPNN là đối tác chính phủ hoặc đối tác phi chính phủ.

Đối tác Chính phủ

Quan hệ đối tác giữa các tổ chức PCPNN với Chính phủ biểu hiện rõ nhất ở vai trò chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp làm cũng như xây dựng chương trình quốc gia, chính sách và khung pháp lý cho những vấn đề liên quan của các tổ chức PCPNN. Nhiều tổ chức PCPNN như Oxfam, CARE, AAV, E&D, … đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng chương trình 135 của Ủy ban dân tộc và chính sách trợ cấp xã hội của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; các tổ chức như FHI, PACT, PATH ... tham gia vào việc xây dựng luật phòng chống HIV; các tổ chức như PyD và Oxfam tham gia vào việc xây dựng luật bình đẳng giới; CARE tham gia xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu quốc gia… Việc đóng góp này được thực hiện qua nhiều kênh như các dự án hỗ trợ trực tiếp cho cơ quan hoạch định chính sách, đối tác địa phương, diễn đàn quốc gia hoặc thông qua các nhà tài trợ song phương và đa phương. Mức độ tham gia hoạt động vận động chính sách của các tổ chức PCPNN ở các lĩnh vực khác nhau là khác nhau.

Nhiều tổ chức coi việc tham gia vận động chính sách như một phần không thể thiếu trong hoạt động của mình như Oxfam, ICCO và E&D. Hoạt động vận động chính sách được thực hiện qua nhiều cách khác nhau như xây dựng năng lực của cơ quan xây dựng chính sách; xây dựng mơ hình và đúc kết kinh nghiệm để chia sẻ; thu thập thông tin và ý kiến của người dân về chính sách và trao đổi ý kiến chuyên gia để thảo luận về chính sách. Một số tổ chức tập trung vào khâu xây dựng chính sách để đảm bảo nội dung chính sách phù hợp và có lợi cho đối tượng quan tâm.

Ở cấp độ địa phương, các tổ chức PCPNN rất coi trọng quan hệ với chính quyền địa phương.Với họ, quan hệ tốt với chính quyền địa phương khơng chỉ để có giấy phép hoạt động mà cịn có được sự hỗ trợ trong khó khăn.Mối quan hệ này được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung quan hệ đối tác giữa các tổ chức PCPNN và chính quyền được dựa trên mục đích chung đó là giúp cho

người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội và văn hóa. Các đối tác địa phương cũng đánh giá cao việc các tổ chức PCPNN tôn trọng pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương, tham vấn ý kiến chính quyền địa phương về hoạt động của họ.

Sự tham gia của đối tác địa phương vào các giai đoạn trong chu trình dự án rất khác nhau ở các tổ chức PCPNN khác nhau. Có những đối tác địa phương tham gia ngay vào giai đoạn thiết kế dự án nhưng đa số chỉ cung cấp thông tin để các tổ chức PCPNN thiết kế dự án. Khi dự án được phê duyệt, các đối tác địa phương sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động. Các tổ chức PCPNN làm cùng hoặc làm qua đối tác địa phương thường có sự tham gia cao hơn.

Quan hệ đối tác được củng cố vì hầu hết các tổ chức PCPNN đều rất tôn trọng đối tác địa phương. Nhiều tổ chức PCPNN có ngân sách lớn xác định đối tác là chính quyền địa phương vì cho rằng chính quyền địa phương có năng lực tốt hơn, tạo được cơ hội tiếp cận địa bàn tốt hơn, và có nhiều cơ hội gây ảnh hưởng và thay đổi cách làm và chính sách của Việt Nam tốt hơn.

Đối tác phi chính phủ

Quan hệ đối tác giữa các tổ chức PCPNN với các tổ chức PCP Việt Nam tuy tốt nhưng không chặt chẽ như quan hệ đối tác chính phủ. Một số người cho rằng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam dù đã phát triển về số lượng nhưng còn yếu về năng lực, thiếu về kỹ năng nên chưa triển khai được các dự án lớn. Bên cạnh đó, đa số các tổ chức phi chính phủ Việt Nam có văn phịng ở Hà Nội, nhân viên là người Hà Nội nên các tổ chức PCPNN cảm thấy nếu triển khai các dự án ở các tỉnh thì việc đối tác với chính quyền địa phương có nhiều thuận lợi hơn. Trong khi đó, số lượng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam có văn phịng và hoạt động ở các tỉnh chưa nhiều. Do đó, các tổ chức PCPNN thường chọn đối tác có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung dự án. WWF thường làm việc với cơ quan kiểm lâm hoặc ban quản lý rừng quốc gia, MCNV làm việc với các cơ quan y tế, WPF làm với trường đại học trong các chương trình giáo dục tính dục hoặc PyD làm với Hội phụ nữ về

bình đẳng giới và chống bạo lực gia đình và FHI làm với các cơ quan phịng chống HIV.

Ngồi ra, các tổ chức PCPNN kết nối, làm việc với các cơ quan hợp tác phát triển, đại sứ quán, doanh nghiệp và các nhà tài trợ. Thông qua các đối tác này, các tổ chức PCPNN được coi là cầu nối thông tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong một chừng mực nào đó có thể gọi là ngoại giao nhân dân. Trên thực tế, có rất nhiều giao lưu giữa Việt Nam và các nước thông qua nhân viên, người dân và các nhà tài trợ của các tổ chức PCPNN.Hình thức có thể qua các chuyến thăm làm việc, hội thảo hoặc trao đổi kinh nghiệm.

Đối với người dân, các tổ chức PCPNN coi mình là người hỗ trợ, cầu nối. Thông qua việc triển khai các dự án, các tổ chức PCPNN không những tạo ra thu nhập mà còn bền vững bằng cách xây dựng năng lực nội tại, sự tự tin và sự tham gia của người dân vào trong dự án cũng như công việc cộng đồng, thúc đẩy người dân tham gia và góp ý kiến của mình. Để đạt được điều này, các tổ chức PCPNN áp dụng nhiều phương thức khác nhau từ việc xây dựng các tổ nhóm nông dân, tạo mạng lưới, trao quyền để thúc đẩy sự tham gia của người dân.Các tổ chức PCPNN hoạt động ở cộng đồng rất quan tâm đến các mơ hình tổ chức của cộng đồng như tổ nhóm nơng dân cùng sở thích, ban quản lý thơn bản, tổ hợp tác hoặc nhóm tự quản.Bản chất của các hình thức này nhằm huy động sức mạnh tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực cũng như phát huy sự tham gia và tự quyết của người dân.Rất nhiều tổ chức áp dụng hình thức này như OHK tập trung vào các tổ nhóm chăn ni bị; CARE vào các câu lạc bộ pháp lý hoặc Oxfam Anh vào các nhóm cùng sở thích.Cũng giống như nhiều tổ chức, World Vision đã thể chế hóa quyền ra quyết định của người dân.Từ đó, người dân có cơ sở để thực thi quyền hạn của mình, phục vụ cho lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)