.Khung chính sách tác động đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 35 - 37)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.2 .Khung chính sách tác động đến hoạt động của các tổ chức PCPNN

Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước về mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam được tiến hành có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực và phù hợp với luật pháp và tập quán Việt Nam, kể từ năm 1996, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, trong đó điều chỉnh công tác quản lý hoạt động, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN tại Việt Nam.

Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Kể từ khi có quy chế này, các tổ chức PCPNN khi vào Việt Nam đã có một hành lang pháp lý, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn. Công tác điều phối, phối hợp trong hoạt động và viện trợ của các tổ chức PCPNN đã được tăng cường. Số lượng các tổ chức PCPNN và giá trị viện trợ đã tăng đáng kể qua các năm. Quy chế này là một trong những văn bản pháp quy đầu tiên điều chỉnh hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Theo đó, để các tổ chức PCPNN được tiến hành hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam khơng vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải được phép của Chính phủ Việt Nam

dưới các hình thức là giấy phép hoạt động, giấy phép lập văn phòng dự án hoặc giấy phép lập văn phòng đại diện.

Cùng với quy định chung cho hoạt động của các tổ chức PCPNN, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN (ban hành kèm theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001). Quy chế này đã tạo hành lang pháp lý cho việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ này, đồng thời thực hiện phân cấp một bước thẩm quyền phê duyệt viện trợ. Theo quy chế này, mọi dự án và khoản viện trợ PCPNN phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.

Với chủ trương của Đảng là “Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức PCPNN để phát triển kinh tế - xã hội”27

để định hướng cơng tác viện trợ PCPNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2006-2010, nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ này, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam. Chương trình có mục tiêu cụ thể là: củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động tại Việt Nam; mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN tiềm năng; duy trì và nâng cao giá trị viện trợ của các tổ chức PCPNN thông qua việc tăng cường giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức PCPNN; xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN; nâng cao tính chủ động các ngành, địa phương và nhân dân trong quan hệ với các tổ chức PCPNN.

Ngồi ra, Nhà nước cịn thiết lập một hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức PCPNN nhằm hỗ trợ tổ chức PCPNN hoạt động được hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Hệ thống này bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Công tác các tổ chức PCP…

27 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.113

Ngồi ra cịn có các cơ quan, bộ, ban, ngành được Nhà nước giao nhiệm vụ như: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (cơ quan thường trực của ủy ban về công tác tổ chức PCPNN), Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các tổ chức đồn thể được Nhà nước ủy quyền, và hệ thống hành chính là Ủy ban nhân dân các cấp với những nhiệm vụ và quyền hạn mà Chính phủ giao cho, cũng tham gia vào việc quản lý, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)