Hỗ trợ vềgiáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 69)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.4 .Thực trạng đời sống đồng bào Tây Bắc

2.1. Lĩnh vực hoạt động xóa đói giảm nghèo của các tổ chức PCPNN

2.1.3. Hỗ trợ vềgiáo dục

Các dự án hỗ trợ của các tổ chức PCPNN tại khu vực Tây Bắc trong lĩnh vực giáo dục rất đa dạng, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị dụng cụ học tập đến việc nâng cao năng lực cho giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học cũng như huy động sự tham gia của cha mẹ, xã hội vào việc nâng cao chất lượng và tỉ lệ học sinh đến trường. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cịn có những hoạt động sinh kế nhằm xóa bỏ rào cản kinh tế hạn chế trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em gái đến trường. Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức PCPNN ở khu vực Tây Bắc rất phù hợp với ưu tiên của địa phương trong việc nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục, tăng tỉ lệ trẻ em đến trường ở các cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở.

Hơn 66.700 người, trong đó có 22.000 trẻ em được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình, dự án của World Vision tại Yên Bái. Trong lĩnh vực giáo dục, các em được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng hơn nhờ việc thực hiện Chương trình phát triển vùng, trong đó hợp phần giáo dục thực hiện việc cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi; cải thiện chất lượng giáo dục, đặc biệt là khả năng đọc hiểu tiếng Việt cho học sinh tiểu học và cải thiện kỹ năng sống cho trẻ 11 - 15 tuổi. Chương trình phát triển vùng giúp tỷ lệ nhập học của trẻ cấp mầm non vùng dự án tăng từ 66 - 100%, số trẻ có khả năng đọc hiểu ở tuổi 11 tăng khoảng 4%/năm, trẻ yêu thích việc đọc sách hơn, thanh thiếu niên hoàn thành các khóa đào tạo nghề do World Vision tổ chức có việc làm và thu nhập ổn định.

Các hỗ trợ của tổ chức World Vision ở Yên Bái đã làm thay đổi bộ mặt trường lớp, giúp cho học sinh có mơi trường học tập tốt hơn.Cụ thể, nhờ sự hỗ trợ của tổ chức này, 7 xã của huyện Văn Yên đã có cơ sở vật chất học bán trú tại trường cho trẻ em. Ở xã Xuân Ái, từ việc cả xã chỉ có 2 phịng học và 15 bộ bàn ghế vào

năm 2003, đến 2010, xã đã có 5 lớp học với 100% học sinh độ tuổi mẫu giáo được đến lớp.

Từ năm 2003-2011, tổ chức E&D65 triển khai các dự án tổng hợp phát triển trẻ em dân tộc thiểu số tại hai huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, giúp cải thiện môi trường sống của trẻ em, thông qua xây dựng các mơ hình phát triển thân thiện với trẻ em tại nhà trường và cộng đồng góp phần đáp ứng quyền trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số. Nhiều lĩnh vực can thiệp lồng ghép đã được triển khai tại nhà trường và cộng đồng để cải thiện môi trường thể chất, môi trường tâm lý xã hội, môi trường giáo dục và xây dựng năng lực vì trẻ em.

Mơ hình xây dựng trường học thân thiện được đánh giá cao về tính phù hợp, hiệu quả và bền vững tại 29 trường mầm non, tiểu học và THCS tại 8 xã và thị trấn. Tổ chức E&D đã triển khai được các hoạt động nhằm cải thiện môi trường thể chất (tổ chức, quản lý nội trú thân thiện, công tác y tế học đường, giáo dục truyền thông, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị…) và nâng cao môi trường tâm lý xã hội (tăng cường sự tham gia của trẻ, chương trình ngoại khóa, thư viện thân thiện….), nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý (mơ hình lớp mẫu, thiết lập và đào tạo mạng lưới giảng viên nguồn địa phương, phương pháp dạy hoc tích cực…), và nâng cao nhận thức và sự tham gia cộng đồng trong công tác giáo dục (truyền thông, tham gia lập kế hoạch và đánh giá trường học, tập huấn cho giáo viên và học sinh những kiến thức văn hóa truyền thống, đóng góp cơng sức và nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất, …). Tổng số 7.137 học sinh ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS được hưởng lợi từ mơ hình này, trong đó 52% là trẻ em gái.

Trong Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do ActionAid tài trợ từ năm 2006 đến 2016 với kinh phí hoạt động gần 20 tỷ đồng, người nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực để từ đó có thể giúp họ tự giải quyết các vấn đề khó khăn của chính họ thơng qua chương trình xóa mù chữ cho người lớn tuổi, tập trung vào phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp với phát triển cộng đồng và một số hoạt động tập trung vào trẻ em, các hoạt động khác liên quan

65Tổ chức PCP Enfants & Développement - Trẻ em & Phát triển (E&D) của Pháp, được thành lập với sứ mệnh cải thiện điền kiện sống của trẻ em dễ bị tổn thương.

đến giáo dục được phát triển và tập trung vào tiểu học, trước tiểu học. Theo đó, trong chương trình giáo dục khơng chính quy, dự án đã mở và duy trì 19 lớp xóa mù chữ từ năm 2008 ‐2010, tổ chức tuyên truyền về Tuần lễ giáo dục toàn cầu giúp người dân các cấp các ngành quan tâm tới chương trình giáo dục, tơn vinh những cá nhân, những nhân vật điển hình, đặc biệt phụ nữ và trẻ em gái đã vươn lên trong cuộc sống hàng ngày nhờ được giáo dục. Với chương trình giáo dục chính quy, Dự án giúpxây dựng mơ hình điểm áp dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với xây dựng nhà trường thân thiện tại các điểm trường tiểu học Hồ Thầu, xã Hồ Thầu, trường tiểu học Số 1 Bình Lư, xã Bình Lư đồng thời định hướng nhân rộng mơ hình này trong huyện đặc biệt đối với các trường trong toàn huyện; tập huấn “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số”, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi sắp đi học; hỗ trợ trực tiếp xây dựng thư viện thân thiện cho trường tiểu học số 1 Bình Lư và trường Hồ Thầu, cụ thể, đã hỗ trợ trực tiếp 3 bộ máy tính, 2 máy in, mạng Internet cho nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh truy cập và tiếp cận thông tin trên mạng; thành lập và duy trì các CLB phóng viên nhỏ cho các em có sân chơi sáng tạo, phát huy tinh thần ham học hỏi và chia sẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

Các hỗ trợ của ActionAid đã tạo ra những thay đổi tích cực. Nếu như năm 2010 tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi từ 15‐25 vào khoảng 8% thì năm 2015 chỉ rơi vào khoảng 4%. Sau khi học xong lớp xóa mù, hầu hết những người tham gia đều có khả năng đọc và viết tốt hơn, làm cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây. Bên cạnh những hỗ trợ về cơ sở vật chất, dự án đã tập huấn nâng cao năng lực của giáo viên, đặc biệt về phương pháp dạy học, phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học.

Hoạt động mang tính bền vững ở đây khơng chỉ vì tính tác động, ít tốn kém của chúng, mà cịn vì khả năng được nhân rộng ở các trường ngoài dự án trong điều kiện của địa phương. Ví dụ: Mơ hình trường học thân thiện sẽ bền vững đối với các trường nói chung. Trong mơ hình trường học thân thiện có nhiều hoạt động cần

được bền vững, ví dụ như việc dạy các kỹ năng mềm cho học sinh (phòng chống bệnh tật thơng thường, phịng chống tai nạn giao thơng, tai nạn thương tích, kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, vệ sinh răng miệng), thư viện lớp học, tủ sách dùng chung… Trong điều kiện khơng có kinh phí, những kỹ năng này có thể lồng ghép vào các giờ giảng.

Cũng nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức CWS từ năm 2006 tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, đến 2015, tổ chức này đã giúp tăng cường năng lực cho giáo viên bằng cách tổ chức tập huấn lớp nguồn dành cho giáo viên cốt cán các trường Tiểu học, THCS về công tác đổi mới phương pháp dạy học cho các trường thuộc các xã dự án; triển khai tập huấn nhân rộng, áp dụng phương pháp dạy học tích cực đối với Tiểu học và THCS các trường thuộc xã dự án; tổ chức thành công lớp tập huấn tiếng dân tộc La Hủ cho cán bộ giáo viên trường mầm non số 2 Pa Ủ; cải thiện môi trường học tập thân thiện với việc xây dựng cơ sở vật chất như trường lớp, nhà vệ sinh của trường, nhà bán trú học sinh, hệ thống nước tại các trường học, và việc phát triển các thư viện thân thiện.

Ngoài lĩnh vực y tế, các dự án được các tổ chức PCPNN tài trợ quan tâm, triển khai nhiều nhất tại tỉnh Phú Thọ và Hịa Bình thuộc lĩnh vực giáo dục. Tại

Phú Thọ, các dự án tập trung vào hỗ trợ nhân dân vùng nông thôn, miền núi - đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn như tại huyện: Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng... Tại Hịa Bình, các dự án được triển khai tập trung tại địa bàn các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi. Nguồn vốn viện trợ được dùng để hỗ trợ xây dựng và đầu tư trang thiết bị dạy và học, đẩy mạnh công tác giảng dạy ngoại ngữ, hỗ trợ đào tạo việc làm cho người khuyết tật và trẻ mồ cơi, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.

Tại tỉnh Phú Thọ, nhiều suất học bổng và quà tặng được trao cho các em

học sinh nghèo vượt khó giá trị gần 200.000 đô la Mỹ. Trường THCS Vân Phú-Man Duk tại Vân Phú, TP. Việt Trì là kết quả từ nguồn vốn tài trợ PCPNN. Ngôi trường với 2 dãy nhà 2 tầng, gồm 16 phòng học khang trang được khánh thành vào năm

2013 trên tổng diện tích 13.000m2 với tổng số tiền đầu tư 16 tỷ đồng, do Hiệp hội Kỷ niệm Kim Man Duk tại đảo Jeju, Hàn Quốc tài trợ toàn bộ. Các đại diện của Hiệp hội Kim Man Duk đã trao tặng 70 xe đạp trị giá tổng cộng 135 triệu đồng để hỗ trợ các học sinh có hồn thành khó khăn, vươn lên trong học tập. Hiệp hội cịn tài trợ kinh phí để đồn gồm 30 giáo viên và học sinh tới đảo Jeju, Hàn Quốc giao lưu với ngôi trường hợp tác kết nghĩa là Trường THCS Jeju Jeil vào năm 2014.

Trong khi đó, tổ chức SOS International đã duy trì khoản viện trợ kinh phí trên một triệu đơ la Mỹ hàng năm để phục vụ cho hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt Trì, Trường Trung cấp nghề Herman Gmeiner và Trường phổ thông Herman Gmeiner. Cụ thể, hàng năm, tổ chức SOS International đã viện trợ Trường phổ thông Herman Gmeiner khoảng 4 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ học bổng cho học sinh (trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/học sinh/năm học cho hai đối tượng là học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó). Cũng trong hệ thống viện trợ, tổ chức SOS International còn viện trợ cho Trường Trung cấp nghề Herman Gmeiner với số tiền lên tới 6 tỷ đồng mỗi năm nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cấp học bổng và viện trợ sinh hoạt phí cho học sinh. Mức phụ cấp trung bình khoảng 1 triệu đồng/học sinh/tháng thực học cho 80% học sinh tham gia học tập tại trường.

Tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, năm 2014, tổ chức Good People

International (GPI) - Hàn Quốc hỗ trợ cho UBND huyện Đoan Hùng xây dựng 6 phòng học tại Trường THCS xã Chân Mộng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số tiền tài trợ là 90.000 đơ la Mỹ, với mục đích chung tay xây dựng một môi trường học tập tốt, thân thiện cho các em học sinh ở các địa phương cịn khó khăn.

Với phương châm ưu tiên triển khai dự án tại các địa bàn vùng sâu vùng xa, Tổ chức World Vision đã hỗ trợ trường Tiểu học Phú Lương B tại xã Phú Lương - một trong những địa bàn khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình từ năm 2012. Dự án của World Vision đã hỗ trợ trường Tiểu học Phú Lương B xây dựng 4 phòng học, 1 nhà đa năng và 1 thư viện mở. Ngoài ra, World Vision cũng hỗ trợ

trường xây dựng nguồn nước sạch cũng như cung cấp một số trang thiết bị giảng dạy như 10 bộ máy vi tính, bàn ghế sách vở, thậm chí cả gạo và quần áo cho các học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Cũng như mọi dự án khác, các tổ chức PCPNN không chỉ đầu tư cơ sở vật chất trường học, tổ chức World Vision còn hỗ trợ nhà trường nhiều mảng như tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên và học sinh trong trường. Đối với trẻ em có các lớp tập huấn tai nạn thương tích, phịng chống thiên tai hỏa hoạn, tìm hiểu về quyền trẻ em, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, giữ gìn vệ sinh bản thân và cộng đồng... cùng với đó là hỗ trợ các em học sinh thiết bị, đồ dùng học tập, quần áo thậm chí cả gạo cho học sinh có hồn cảnh khó khăn. Đối với các thầy cô giáo được tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ và phương pháp dạy học. Theo đó, giáo viên giỏi các cấp và số học sinh giỏi của trường tăng hàng năm lần lượt là 2% và 4%.

100% trẻ em thuộc các xã tại huyện Cao Phong và Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình hưởng lợi từdự án phát triển cộng đồng được triển khai từ năm 1997 bằng sự hỗ trợ của ChildFund. Ở huyện Kỳ Sơn, dự án được được ChildFund triển khai tại 4 xã: Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Dân Hạ. Sự đầu tư về cơ sở vật chất, phương pháp dạy học đối với giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đã giúp cho trẻ em ở đây được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng cao, mơi trường học tập an tồn, tích cực. Trường mầm non Sơn Ca, tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn), ban đầu từ lớp học cấp 4 vốn là nhà kho mượn tạm của UBND xã, với sự hỗ trợ của tổ chức ChildFund, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang với 10 phòng học kiên cố, 2 bếp ăn, các cơng trình và thiết bị phụ trợ như nước sạch, sân chơi, đồ chơi, vườn hoa cây cảnh. Cơ sở vật chất của nhà trường đã đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của 170 học sinh mầm non của xã. 100% trẻ từ 3 đến 5 tuổi được chăm sóc theo chế độ bán trú tại trường. Tại các điểm trường khác như: Trường mầm non Sao Mai, Trường tiểu học, THCS xã Hợp Thịnh cũng được thụ hưởng từ chương trình hỗ trợ của dự án ChildFund lên đến hàng chục tỷ đồng..

Năm 2010, ChildFund tiếp tục nhân rộng hỗ trợ phát triển cộng đồng cho nhân dân ở 4 xã của huyện Kim Bơi.Trường mầm non Gị Tháu (xã Đú Sáng) nằm ở

vùng hẻo lánh. Do khơng có địa điểm tổ chức lớp học, trước đây trường mầm non Gò Tháu phải mượn tạm lớp học tại một nhà lá lợ tạm, trang thiết bị dạy học lại vơ cùng thiếu thốn. Trường mầm non Gị Tháu đã trở thành cơng trình được hỗ trợ đầu tiên của tổ chức ChildFund tại huyện Kim Bôi. Ngôi trường khang trang vững chãi trên diện tích hơn 300 mét vng, với 5 lớp học, một khu nhà bếp, một khu vệ sinh và cơng trình cấp thốt nước. Trường cũng được trang bị đồ chơi ngoài trời nhằm giúp các em có được những giây phút học tập và vui chơi thực sự lý thú.

Bên cạnh việc đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhà trường, về mặt chun mơn, ChildFund cịn giúp đỡ các giáo viên có cơ hội tham gia vào các lớp tập huấn về sự phát triển của trẻ em.Thông qua các lớp tập huấn, các cơ giáo có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, học hỏi phương pháp giảng dạy trẻ tốt nhất.Ngồi ra, chương trình cịn vận động chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực tây bắc việt nam (1996 2015) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)