Đảng chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và giải quyết các nguồn lực để phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 31 - 52)

6. Bố cục

1.2. Sự chỉ đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng

1.2.1. Đảng chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và giải quyết các nguồn lực để phát

để phát triển nông nghiệp

Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp

Sau khi thống nhất, Đảng quyết định lãnh đạo đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cả nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ở những quốc gia đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, sản xuất lớn đã có sẵn, thì cải tạo xã hội chủ nghĩa chủ yếulà chuyển sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thành sở hữu xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ giai cấp bóc lột, tạo lập một quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Còn ở đất nước đi từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề cải tạo phải được đặt ra theo cách khác, cải tạo không chỉ nhằm xóa bỏ bóc lột và nguồn gốc gây ra bóc lột mà quan trọng hơn nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa, cải tạo nền kinh tế nhằm làm chủ tư liệu sản xuất và lao động, làm chủ sản xuất và phân phối. Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp những năm từ 1975 đến 1980 là tiến hành hợp tác hóa ở miền Bắc và miền Nam.

Từ lối làm ăn riêng lẻ đi vào làm ăn tập thể là một sự thay đổi toàn diện và sâu sắc cuộc sống của nông dân. Ruộng đất và các nông cụ chủ yếu, từ chỗ là của riêng từng gia đình, trở thành của chung của tập thể nông dân. Lao động từ chỗ được tiến hành riêng lẻ, trở thành lao động tập thể. Cung cách làm ăn cũng hoàn toàn đổi mới. Trước đây, khi còn làm ăn riêng lẻ, mỗi gia đình nông dân nhiều lắm cũng chủ quản một vài lao động, một – hai chục công đất, nên công việc làm ăn giản đơn. Với việc hình thành các hợp tác xã, việc tổ chức sản xuất có sự thay đổi căn bản, từ lối làm ăn cá nhân tự phát chuyển sang làm ăn tập thể với kế hoạch, tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng người. Hợp tác xã không chỉ lo tổ chức sản xuất mà còn lo tổ chức đời sống cho hàng trăm, hàng nghìn người, không chỉ lo xây dựng của hợp tác xã lớn mạnh mà còn phải lo đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước…

Trong điều kiện đất nước những ngày đầu sau thống nhất, Đảng chỉ ra mô hình hợp tác xã thích hợp nhất chính là xây dựng hợp tác xã nông nghiệp gắn liền với xây dựng huyện thành một đơn vị kinh tế nông – công nghiệp là hình thức tổ

Trong hợp tác xã, ruộng đất, máy móc nông nghiệp, trâu bò cày kéo và các nông cụ khác, tức là các tư liệu sản xuất chủ yếu đều là của chung hợp tác xã. Việc ăn chia, phân phối thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Mọi công việc quản lý, kinh doanh đều theo phương thức xã hội chủ nghĩa.

Đến năm 1976, quy mô các hợp tác xã được mở rộng, một số hợp tác xã đang tiến đến quy mô 300 - 500 hécta ở miền xuôi, 1.000 - 1.500 hécta ở miền núi. Trong thực tiễn tiến hành xây dựng và phát triển quy mô, số lượng của hợp tác xã Đảng đã đúc rút nhiều bài học và kịp thời chỉ đạo phù hợp. Thông tri của Ban Bí thư số 335-TT/TƯ về việc mở rộng quy mô hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã xác định, tuy Trung ương đã có hướng dẫn nhưng vẫn còn nhiều nơi làm vội vàng, vì vậy, các tỉnh uỷ, thành uỷ cần chỉ đạo chặt chẽ công tác này, kiểm tra và kịp thời uốn nắn lệch lạc, sai sót:

Trước hết, phải từ tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp theo quy

hoạch sản xuất của huyện và tổ chức sản xuất một cách hợp lý của hợp tác xã, mà xác định quy mô hợp tác xã nhằm đưa lại năng suất đất đai, năng suất lao động và thu nhập cao hơn: không để cho bên dưới mở rộng quy mô hợp tác xã một cách hình thức, gò ép.

Hai là, quy mô và phạm vi hợp tác xã phải tuỳ theo điều kiện đất đai, điều

kiện kinh tế và xã hội cụ thể, thuận lợi cho sản xuất và có lợi cho đoàn kết..., không nhất thiết quy gọn một cách cứng nhắc một xã vào một hợp tác xã. Có thể có xã chỉ có một hợp tác xã, cũng có thể một xã có hai, ba hợp tác xã.

Ba là, tạo điều kiện và tôn trọng nghiêm chỉnh những điều kiện về mở rộng

quy mô hợp tác xã đã quy định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng: có cốt cán lãnh đạo vững, có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với sản xuất kinh doanh của hợp tác xã có quy mô lớn; các hợp tác xã nhỏ định hợp nhất được củng cố một bước, quần chúng xã viên thật sự đồng tình.

Bốn là, giải quyết thật tốt những vấn đề về bàn giao cán bộ, thanh toán tài

sản, các khoản nợ của tập thể và cá nhân, không để xảy ra mất mát, hư hỏng tài sản của hợp tác xã, mất đoàn kết trong quần chúng xã viên, trong cán bộ, trong Đảng và gây khó khăn cho làm ăn của hợp tác xã sau khi mở rộng quy mô hợp tác xã.[22;185-186]

Trong Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa IV của Đảng yêu cầu phải khẩn trương thanh toán được 30% số hợp tác xã thuộc loại yếu, kém, đưa trình độ các hợp tác xã thuộc loại trung bình lên khá và mở rộng diện các hợp tác xã tiên tiến theo hướng mới.

Đối với từng hợp tác xã, Đảng chỉ đạo phải thực hiện đúng yêu cầu tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại lao động và cải tiến công tác quản lý với những nội dung và phương hướng cụ thể.

Trong quản lý đối với tư liệu sản xuất và lao động cần thống nhất trong hợp tác xã, bảo đảm sử dụng tập trung tư liệu sản xuất và lao động theo đúng yêu cầu của sản xuất thâm canh, chuyên canh, trong quy hoạch thống nhất của vùng sản xuất và của huyện; bảo đảm bố trí gắn chặt giữa đất, nước, khí hậu, thời tiết với cây trồng và con vật nuôi; bố trí cân đối lại các khâu cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng các quy trình kỹ thuật; thực hiện cân đối tốt giữa trồng trọt với chăn nuôi; kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với hướng dẫn đúng hướng kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức và phân công lao động mới trong hợp tác xã, vừa củng cố vững chắc các đội sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, làm rừng, vừa tổ chức lao động chuyên về từng khâu công việc (tổ hoặc đội), như làm đất, làm phân, làm giống, quản lý thuỷ nông, công cụ và cơ khí, cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến, tách lao động ra để phát triển các ngành nghề thủ công, để tổ chức lực lượng xây dựng cơ bản, đưa vào các xí nghiệp liên doanh, đưa đi xây dựng các vùng kinh tế mới và cung cấp cho công nghiệp, cho các ngành nhà nước.

Xây dựng hệ thống quản lý mới trong hợp tác xã, bao gồm Ban quản trị, các tiểu ban chuyên môn giúp việc, các đội sản xuất và các đội lao động chuyên khâu; thống nhất xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong hợp tác xã, dựa theo định mức mẫu chung của vùng và của huyện; thực hiện hạch toán thống nhất trong hợp tác xã; tạo điều kiện thực hiện quản lý tập trung thống nhất và có hiệu lực vào Ban quản trị hợp tác xã và tập trung quyền điều hành sản xuất vào chủ nhiệm hợp tác xã. Ban quản trị trực tiếp nắm các yếu tố vật chất kỹ thuật và lao động, trực tiếp quản lý quy hoạch, kế hoạch, kỹ thuật, các chế độ, quy trình và việc ăn chia phân phối, thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động; các đội sản xuất, các đội lao động chuyên khâu và từng cán bộ, xã viên làm theo kế hoạch, chế độ, quy trình, định mức, theo những nhiệm vụ được phân công và trách nhiệm phải hợp tác.

Mục đích của Đảng xây dựng các hợp tác xã trở thành những xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa đang từng bước được trang bị mới thích hợp. Đến những năm cuối thập niên 70, hợp tác xã là những đơn vị cơ sở hạch toán độc lập, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với địa bàn huyện, tỉnh và từ đó mà gắn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, gắn tập thể với quốc doanh, gắn nông, lâm nghiệp với công nghiệp, gắn sản xuất với lưu thông, phân phối... Phải phấn đấu tăng sản xuất và tăng năng suất lao động, bảo đảm huy động được 250-300 ngày lao động của xã viên và bảo đảm được mức giá trị ngày công ổn định trong hợp tác xã khoảng 1 đồng - 2 đồng, tạo điều kiện chuyển sang thực hiện phân phối bằng tiền, đi liền với bảo đảm cung cấp lương thực theo định lượng. Khâu quyết định để bảo đảm tổ chức và quản lý theo hướng mới này là công tác bồi dưỡng và huấn luyện cán bộ. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, làm thí điểm và quy định, công bố sớm các chính sách đối với tư liệu sản xuất của nông dân trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, với tinh thần phải bảo đảm tốt cho sản xuất, cho đời sống, tránh gây ra những tiêu cực có hại. Giải quyết thoả đáng và thích hợp những chênh lệch về ruộng đất trong nông dân, đảm bảo lợi ích của hợp tác xã và quyền lợi của xã viên (Ví dụ: ruộng đất đưa vào hợp tác xã, nếu cao hơn mức bình quân chung sẽ được tính trả hoa lợi ruộng đất trong một số năm, do hợp tác xã và xã viên bàn định và thoả thuận). Đất để lại cho xã viên nên dựa theo quy định chung ở miền Bắc trước đây là không quá 5% diện tích bình quân trong xã, nhưng cũng cần tuỳ theo những nơi ruộng đất có nhiều – ít mà quy định mức tối đa cần để lại cho mỗi hộ. Máy móc và trâu bò của xã viên cần nghiên cứu giải quyết theo hai hướng: hoặc hợp tác xã mua lại và trả tiền dần trong một số năm, hoặc hợp tác xã thuê dùng, bảo đảm cung cấp xăng dầu, trả tiền thuê thích đáng.

Đây là thời điểm mô hình hợp tác hóa – tập thể hóa phát triển tới trình độ cao nhất cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Thế nhưng, kết quả lại trái với mong muốn. Mặc dù đã cố gắng cải tiến, cố gắng tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, song tính bất hợp lý, tính phi hiệu quả của mô hình hợp tác hóa – tập thể hóa lại bộc lộ rõ nét nhất từ trước đến nay và đã đẩy mô hình này đến tình trạng khủng hoảng.

Do nhận về sản xuất lớn còn mang tính chủ quan, máy móc, coi lối thoát khỏi tình trạng trì trệ của nền nông nghiệp hợp tác hóa là mở rộng quy mô hợp tác xã, tổ chức phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hóa… đã dẫn đến tình trạng sáp nhập tràn lan, xáo trộn và phá hoại lực lượng sản xuất có vốn của các hợp

tác xã. Đến năm 1979 toàn miền Bắc có 4.154 hợp tác xã toàn xã, trong đó có 835 hợp tác xã có quy mô trên 500 hécta canh tác; 159 hợp tác xã có quy mô trên 700 hécta và một số hợp tác xã có trên 1.000 hécta canh tác. Các cuộc điều tra thu thập, phân phối của 1.000 hợp tác xã ở miền Bắc trong bốn năm 1976-1979 cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Thu nhập của xã viên, tích lũy của Hợp tác xã và đóng góp cho Nhà nước đều giảm sút.

Tất cả các hợp tác xã từ đồng bằng đến miền núi đều nhất loạt hợp tập thể hóa ruộng đất, trâu bò, nông cụ theo mô hình hợp tác xã bậc cao, bất chấp điều kiện kinh tế xã hội như thế nào. Tổ chức lao động theo kiểu chuyên môn hóa như: chuyên làm đất, chuyên làm giống, chuyên làm thủy lợi, chuyên vận tải, chuyên chăn nuôi lợn tập thể… chỉ trong 3 năm 1977 – 1979, số đội chuyên trong hợp tác xã tăng 5,6 lần (có 18.041 đội/3.182 xã), các đội chuyên áp dụng hình thức khoán việc, người xã viên chỉ biết đến việc nhận khoán và cộng điểm được trả, không quan tâm đến kết quả cuối cùng là năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là không biết đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã thấp, thua lỗ là phổ biến, tình trạng giảm sút năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi kéo dài từ năm này qua năm khác.

Từ đó rút ra nhận xét rằng, trong cùng một vùng có điều kiện sản xuất tương tự như nhau, quy mô hợp tác xã nông nghiệp càng lớn thì hiệu quả càng thấp theo như bảng sau:

Bảng 1.1: Hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã bậc cao Đơn vị Quy mô Đơn vị Quy mô

300-400 ha Quy mô 400-500 ha Quy mô trên 500 ha Số Hợp tác xã điều tra HTX 141 90 76 Lương thực kg/ha 3.256 2.944 2.731 Tổng thu đồng/ha 2.685 2.179 2.055

Giá trị sản lượng hàng hóa đồng/ha 565 511 466

Tích lũy Đồng/ha 132 102 105

(Nguồn: Đào Văn Tập (chủ biên) (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 105)

Các hợp tác xã quy mô lớn tuy có vốn lớn, cơ sở vật chất – kỹ thuật và lao động nhiều nhưng do tài sản bị thất thoát trong quá trình hợp nhất, trình độ cán bộ quản lý hạn chế nên không khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng sẵn có một cách hiệu quả. Đội ngũ cán bộ các hợp tác xã vừa thiếu vừa yếu lại không ổn định. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã phần lớn chỉ có trình độ trung cấp, sơ cấp và lại hay bị thay đổi. Bình quân 32 hợp tác xã mới có một kỹ sư hoặc cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đại học trở lên. Chỉ tính riêng đồng bằng Bắc Bộ là vùng cần nhiều công nhân cơ khí để phục vụ chương trình mở rộng cơ khí trong hợp tác xã, “thì cũng có hơn 7.000 người trong khi số máy móc trang bị nhiều gấp 7 lần”[60;45]. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. Do quy mô hợp tác xã mở rộng, cán bộ phần lớn thoát ly sản xuất, công tác quản lý hơp tác xã có nhiều sơ hở, nhiều nguyên tắc chế độ tài chính bị vi phạm nên nhiều mặt sản xuất sa sút. Đất nông nghiệp vốn không nhiều (chiếm 1/5 diện tích đất tự nhiên, bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới - 1.300m2) nhưng khai thác kém hiệu quả. Lấy một ví dụ: vụ đông xuân 1979 – 1980, 8 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và khu 4 cũ bỏ hóa tới 8.635 hécta ruộng trong điều kiện thời tiết bình thường. Việc sử dụng đất chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn là khai hoang chỗ này lại bỏ hóa chỗ kia. Tập quán xen canh gối vụ chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trên diện tích đất gieo trồng của tập thể. Phân phối trong hợp tác xã tiếp tục mang nặng tính bình quân, bao cấp, công bằng giả tạo, không có tác dụng kích thích sản xuất.

Trong khi nông nghiệp hợp tác hóa miền Bắc đang đứng ở điểm khởi đầu của một cuộc khủng hoảng toàn diện, chưa tìm ra lối thoát, thì nông nghiệp miền Nam lại “bước theo lối mòn” đó. Ngay sau khi được giải phóng, nhằm thực hiện sự đồng nhất về quan hệ sản xuất trong cả nước, Đảng chủ trương thực hiện từng bước hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Tại Hội nghị lần thứ 24 (tháng 9 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 31 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)