Chăn nuôi gia súc gia cầm trong từ năm 1981 đến năm 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 110)

dần, năm sau cao hơn năm trước, không chỉ về số lượng mà cả về trọng lượng và chất lượng.

Bảng 2.7: Chăn nuôi gia súc gia cầm trong từ năm 1981 đến năm 1985 Trâu Trâu (nghìn con) (nghìn con) Lợn (triệu con) Gia cầm (triệu con) 1981 2380,3 1771,7 10,5 69,9 1982 2445,1 1944,4 10,8 76,9 1983 2500,2 2173,5 11,2 82,6 1984 2549,2 2418,0 11,8 89,3 1985 2590,2 2597,6 11,8 91,2

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê (1990), Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.150)

Bảng 2.8: Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng trong từ năm 1981 đến năm 1985 Sản lƣợng – Nghìn tấn Tính bình quân đầu ngƣời (kg) Tổng số Trong đó thịt lợn Tổng số Trong đó thịt lợn 1981 567,1 419,1 10,3 7,6 1982 643,4 461,4 11,4 8,2 1983 691,9 510,6 12,1 8,9 1984 715,6 535,1 12,2 9,1 1985 748,6 560,6 12,5 9,4

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê (1990), Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.151)

Chăn nuôi lợn, bộ phận chủ yếu trong chăn nuôi ở Việt Nam, đã có bước phát triển đáng kể. Khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào việc chăn nuôi lợn. Số lượng lợn nuôi tăng từ 10,5 triệu con năm 1981 lên 11,8 triệu con năm 1985, tuy

chưa đạt 13 triệu con như Nghị quyết Đại hội V của Đảng đề ra, nhưng là năm có đàn lợn cao nhất đến thời điểm đó, tăng 18% so với năm 1980.

Trong 5 năm (1981-1985), nhờ tập trung giải quyết được khâu giống, từng bước thay đổi dần đàn lợn giống xấu (giống lợn cỏ nuôi gần một năm mới đạt 40- 50kg), mở rộng việc đưa giống lợn Móng Cái, ỉ, Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu và sản xuất nhiều vùng, nâng cao chất lượng đàn nái nội làm nền, mở rộng lai kinh tế và thụ tinh nhân tạo, đưa các giống mới có tỷ lệ nạc cao vào chăn nuôi để tham gia xuất khẩu, mở rộng việc chế biến và xuất khẩu, sử dụng việc chế biến và sử dụng thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu dinh dưỡng bổ sung, cộng với việc hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, nên đã thúc đẩy nhanh việc cải tạo cơ cấu và nâng cao chất lượng đàn lợn. Sản lượng thịt tăng nhanh, năm 1985 đạt 560,6 nghìn tấn gấp gần 1,5 lần so với năm 1980 trong khi số lượng lợn chỉ tăng thêm 18%. Sản lượng lợn nhà nước thu mua tăng từ 12 vạn tấn năm 1980 lên 26,6 vạn tấn năm 1984. Về lâu dài, con lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng. Trong cơ cấu sản lượng thịt, đến năm 1985 thịt lợn vẫn chiếm đến 75% và còn giữ vị trí quan trọng trong thời gian tới. Còn trong cơ cấu thịt dùng làm thức ăn, thịt lợn vẫn chiếm đến 65%; thịt trâu, bò chiếm: 15%; thịt gia cầm: 20%. Chăn nuôi gia đình vẫn chiếm 85-90% sản lượng thịt. Tăng nhanh đàn lợn lai kinh tế lên khoảng 50-55% trong cuối những năm 80 để đưa trọng lượng xuất chuồng lên hơn 55kg đến 60kg một con và thậm chí là phải đạt bình quân trên 70kg/con, dần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Chăn nuôi trâu bò trong 5 năm 1981-1985 đều tăng, chấm dứt tình trạng giảm sút như cuối những năm 70. Đàn trâu tăng từ 2313 nghìn con năm 1980 lên 2380,3 nghìn con năm 1981 và 2590,2 nghìn con năm 1985. Đến năm 1985 số lượng trâu tăng 12% so với năm 1980, bình quân hàng năm tăng 2,2%. Đàn bò tăng từ 1664,2 nghìn con năm 1980 lên 1771,7 nghìn con năm 1981 và 2597,6 nghìn con năm 1985, tính đến năm 1985 đàn bò tăng thêm 56% so với giai đoạn trước, bình quân hàng năm tăng 9,8%. Tính chung đàn trâu bò đến năm 1985 đạt 5,2 triệu con, vượt chỉ tiêu 4,7-5 triệu con do Đại hội V của Đảng đã đề ra.

Những chuyển biến về phát triển chăn nuôi trâu bò trong 5 năm (1981-1985) là rất đáng kể. Với việc tận dụng những điều kiện thuận lợi vốn có của đất nước và

những chủ trương phát triển chăn nuôi kịp thời của Đảng đã tạo động lực cho việc chăn nuôi trâu bò phát triển mạnh mẽ. Trong những năm này, khuyến khích chăn nuôi phân tán ở vùng đồng bằng để tận dụng nguồn thức ăn trong đất trồng trọt và phụ phẩm nông nghiệp; bố trí đàn bò ở vùng có đồng cỏ lớn ở trung du, miền núi, Tây Nguyên. Vấn đề có khả năng trước mắt là lai tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò nuôi nội, tạo ra đàn bò cái nền tốt để chuẩn bị cho sản xuất sữa và thịt sau này. Chăn nuôi trâu bò có bước tăng trưởng khá không những là minh chứng chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu bò theo Quyết định 357 của Hội đồng Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn mà đồng thời còn chỉ rõ những khả năng mới trong việc phát triển nhanh đàn trâu bò cả về số lượng và chất lượng trong những năm sau đó.

Đối với đàn gia cầm, bố trí đẩy mạnh chăn nuôi trong gia đình, mỗi hộ nông nghiệp nuôi từ 15-20 con, cả năm sẽ có 90-100 triệu con. Tận dụng công suất các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp và mở rộng nuôi gà công nghiệp trong gia đình công nhân, viên chức và nhân dân các thành phố. Tận dụng thóc rơi vãi để nuôi vịt thời vụ, mỗi ha vùng hai vụ lúa nuôi 10-15 con, sẽ có 90-120 triệu con. Cụ thể trong vòng 5 năm (1981-1985) chăn nuôi gia cầm từ 69,9 triệu con năm 1981 lên 91,2 triệu con năm 1985 (trong đó có khoảng hơn 70 triệu con gà, 23 triệu con vịt, 2 triệu gà công nghiệp). Sản phẩm gia cầm đạt 13 vạn tấn thịt, 1,7 tỷ quả trứng; so với năm 1980 trứng tăng gấp 1,7 lần, thịt tăng gấp 2,2 lần. Những năm 1979-1980, ngành gà công nghiệp có nguy cơ bị giải thể thì bước sang những năm này với chủ trương của Bộ nông nghiệp cho các đơn vị sản xuất tự cân đối, chủ động xây dựng các quan hệ liên kết xuất nhập, liên kết giữa quốc doanh, hợp tác xã và gia đình, giữa Trung ương và địa phương, thực hiện rộng rãi cơ chế khoán đã đưa ngành gà nói chung và nhất là các trung tâm giống gà từ làm ăn thua lỗ sang làm ăn có hiệu quả, vượt chỉ tiêu 2.000 tấn thịt, 50 triệu quả trứng, đưa đàn gà công nghiệp tăng 20 lần so với năm 1980 và có lãi, tạo ra được ngoại tệ tự cân đối nhập vật tư nước ngoài.

Nuôi ong lấy mật cũng phát triển trong 5 năm này (1981-1985), đàn ong chủ yếu được nuôi trong các gia đình đến cuối những năm 80 đã đạt khoảng 80 nghìn đàn đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cho sản xuất…

Những năm đầu thập kỷ 80 chăn nuôi trong khu vực gia đình phát triển khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất là chăn nuôi lợn và bò. Năm 1984, đàn lợn khu

vực gia đình chiếm 96,9%, đàn bò chiếm 70%, đàn trâu chiếm 48,5%. Đây là chiều hướng phát triển đúng đắn, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và bước đi cụ thể của ngành nông nghiệp trong những năm trước mắt.

Chăn nuôi trong khu vực quốc doanh có phát triển nhưng tỷ trọng còn nhỏ trong tổng đàn gia súc. Năm 1984 mới chiếm 1,7% đàn lợn, 3,4 đàn bò và 0,6% đàn trâu. Trong điều kiện chưa hình thành được các vùng chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, chưa có đủ nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến thức ăn, việc phát triển công nghiệp chế biến thức ăn, việc phát triển chăn nuôi quốc doanh với quy mô lớn và tập trung có nhiều hạn chế. Vì vậy, trong bước đi trước mắt, chăn nuôi trong khu vực quốc doanh cần tập trung giải quyết tốt khâu giống và dịch vụ kỹ thuật, trên cơ sở đó thúc đẩy chung phong trào chăn nuôi. Thực hiện theo hướng này, nhiều cơ sở chăn nuôi quốc doanh, nông trường, trạm trại đã đem lại kết quả tốt.

Chăn nuôi trong khu vực tập thể trước đây có khuynh hướng mở rộng quy mô, chạy theo hình thức được chấn chỉnh lại, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu, kết hợp cả hai hình thức chăn nuôi: tập trung và khoán cho gia đình xã viên, nên nhiều nơi đã duy trì và phát triển được chăn nuôi tập thể, bảo đảm được hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh vấn đề giống và thú y, chăn nuôi còn phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Diện tích trồng cỏ và sử dụng vào chăn nuôi gia súc lớn có khoảng 1 triệu ha nên đầu tư xây dựng đồng cỏ, có thể nuôi 1-2 con trên một ha, vùng thâm canh có thể nuôi từ 2-3 con kết hợp với chăn thả tự nhiên ở vùng rừng thưa, đất trống, đồi trọc có cây bụi. Tốc độ tăng nhanh chăn nuôi quan hệ với tốc độ tăng sản lượng lương thực. Nhiều người tính rằng, nếu sản lượng lương thực tăng thêm 1 triệu tấn thì có thể nuôi thêm 700 nghìn đến 1 triệu con lợn. Phát triển ngô, đưa ngô thành thức ăn chính cho chăn nuôi thay cho gạo, sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn đạm, khoáng,… sẽ có thể tăng nhanh chăn nuôi. Tận dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp là một khả năng, bao gồm 10% sản lượng là cám, 3% thóc rơi vãi khi thu hoạch, tận dụng rơm…

Phát triển chăn nuôi trong một tổng thể phải giải đáp câu hỏi: có thể vừa phát triển chăn nuôi vừa tăng sản lượng lương thực trong khi lương thực còn thiếu vẫn phát triển mạnh chăn nuôi được không? Nhiều người cho rằng: nhịp độ phát triển chăn nuôi, nhất là những con vật ăn lương thực, phụ thuộc vào vấn đề giải quyết

lương thực cho con người. Song, nếu xác định phương hướng, hình thức, cơ cấu cho chăn nuôi có hiệu quả theo nghĩa tận dụng lao động và đất đai, thì vẫn có thể phát triển chăn nuôi một cách vững chắc.

Tiểu kết Chƣơng 2:

Trong những năm 1981-1985, Đảng xác định phát triển nông nghiệp được xác định là nhân tố quan trọng hàng đầu để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống cho nhân dân và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế. Trong 5 năm này kinh tế nông nghiệp có những bước chuyển biến tích cực và toàn diện.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh việc nâng cao năng suất, sản lượng thì cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được đa dạng hóa. Lúa vẫn là cây lương thực chủ đạo, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu của ngành trồng trọt. Diện tích và năng suất lúa trong 5 năm này tăng nhanh chóng, giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân, hạn chế tiến tới thoát hẳn sự phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu và viện trợ từ nước ngoài. Các cây lương thực khác có vai trò ngày càng quan trọng và được chú trọng phát triển: đậu tương, lạc, ngô, khoai, sắn… cung cấp một phần lương thực cho người và phần lớn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Cây công nghiệp ngắn ngày: bông, đay, thuốc lá… là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khác và bước đầu có sự quy hoạch trong đầu tư và phát triển.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh và có kết quả lớn. Sản lượng thịt cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của người dân gia tăng đáng kể. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật theo lối công nghiệp vào chăn nuôi bước đầu đem lại những kết quả đáng khích lệ. Số lượng đàn lợn, trâu, bò, gà, vịt…. tăng lên nhanh chóng. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo. Hệ thống trạm trại chăn nuôi dần hình thành và dần phát huy vai trò tích cực.

Sự chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn và kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định tới thắng lợi của công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp trong 5 năm 1981-1985. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nền độc lập, thống nhất còn non trẻ phải đương đầu với những nguy cơ từ bên trong và bên ngoài đòi hỏi Đảng phải luôn tỉnh táo và cảnh giác. Phát triển kinh tế là con đường để xây dựng đất nước giàu mạnh, tạo nên sức mạnh để chống lại những khó khăn trên. Ở

một đất nước còn nhiều dấu ấn của một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún thì để đưa nông nghiệp lên một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có những bước đi phù hợp, thận trọng, tránh việc nóng vội, duy ý chí. Kết thúc 5 năm (1981- 1985), dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chặn đứng đà giảm sút của sản xuất trong những năm 1979-1980; đưa nền kinh tế nông nghiệp từng bước đi, mà nổi bật là phát triển sản xuất lương thực. Cả nước đã xây dựng thêm được không ít cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của chủ nghĩa xã hội, sẽ phát huy tác dụng lớn trong những năm kế tiếp. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã giành thắng lợi lớn, xoá bỏ về cơ bản các giai cấp bóc lột; công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam sắp hoàn thành, đại bộ phận nông dân đã đi vào con đường làm ăn tập thể. Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa đã chiếm địa vị chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Về quản lý, những năm qua đã tiến lên từng bước và đang cố gắng phấn đấu theo hướng xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu và bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi đều có chuyển biến tích cực. Mặc dù trước mắt còn có những khuyết điểm, vấp váp, song sự đổi mới cực kỳ quan trọng này đang ngày càng phát huy tác dụng và chắc chắn thời gian tới sẽ tạo những chuyển động tích cực trong toàn bộ tình hình kinh tế và xã hội.

CHƢƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Ƣu điểm và hạn chế

Với thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đất nước được hoàn toàn độc lập và thống nhất, cả dân tộc hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Song, chưa kịp khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá ác liệt, vực dậy nền kinh tế nghèo nàn kiệt quệ, thì đã phải đối phó với hai cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới phía tây nam và phía bắc, cùng sự phá hoại điên cuồng nhiều mặt của những thế lực thù địch trong nội địa và sự bao vây của các loại đế quốc và phản động khác. Đất nước phải gồng mình chịu đựng biết bao thiên tai, nhất là ở miền Bắc và miền Trung.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước phát triển kinh tế mà đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đã giành được nhiều thành mới. Thực tiễn quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 đến 1985 đã bộc lộ những ưu điểm và hạn chế sau:

3.1.1. Ưu điểm

Trước hết, Đảng đã đề ra đường lối và quan điểm phát triển nông nghiệp đúng đắn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của đất nước trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ đó, các cấp, các ngành đã bước đầu nhận thức, quán triệt và vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa một bước đường lối của Đảng, tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả nhiệm vụ phát triển nông nghiệp.

Sau ngày thống nhất, đất nước phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, những âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù, Đảng đã đề ra những chủ trương kiên quyết và sáng suốt, những quyết định chính xác và kịp thời giúp đất nước vượt qua bước ngoặt quan trọng và tiếp tục phát triển đúng hướng. Tiếp theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (9- 1979), nhiều chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã có tác dụng tích cực làm chuyển biến một bước nền kinh tế trong đó có kinh tế nông nghiệp. Đại hội lần thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 110)