Chủ trương mới của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 71 - 78)

6. Bố cục

2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng mới của Đảng về nông nghiệp

2.1.2. Chủ trương mới của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Để thực hiện được những nhiệm vụ kinh tế mới trong những năm 1981-1985 Đảng đã tổ chức đánh giá kết quả, tổng kết kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ những năm trước.

Một vấn đề tồn tại dai dẳng trong nông nghiệp những đầu những năm 80 là sự khủng hoảng của mô hình quản lý và sự giảm sút của tình hình sản xuất nông nghiệp, một số tổ chức Đảng và quần chúng đã tự tìm kiếm cách làm mới. Từ đầu năm 1975, ở một số nơi đã xuất hiện hình thức khoán đến hộ gia đình, hoặc cho xã viên mượn đất, khuyến khích xã viên khai hoang, phục hóa đất đai.

Tháng 8-1979, Ban Chấp hành Trung ương khóa IV đã họp Hội nghị lần thứ 6 để nhận định tình hình và trước đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, Hội nghị đã đề ra Nghị quyết về những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách. Nội dung của nghị quyết thể hiện một số tư tưởng tuy chưa toàn diện nhưng đánh dấu một sự khởi đầu của quá trình đổi mới. Trong đó, tư tưởng nổi bật của Hội nghị là điều chỉnh một số chính sách kinh tế, làm cho “sản xuất bung ra”. Từ đó dẫn đến sự ra đời của một loạt các chủ trương, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, trước hết là nông nghiệp. Chẳng hạn chủ trương cho phép các hộ xã viên được mượn đất của hợp tác xã để sản xuất, ổn định mức nghĩa vụ giao nộp lương thực; sửa mức thuế, điều chỉnh giá thu mua nông sản; bãi bỏ chế độ phân phối lương thực; sửa mức thuế, điều chỉnh giá thu mua nông sản; bãi bỏ chế độ phân phối lương thực theo định mức; hạn chế mức trích lập quỹ trong các hợp tác xã; thừa nhận sự tồn tại của kinh tế gia đình xã viên như là một bộ phận hợp thành kinh tế xã hội chủ nghĩa…

Những chủ trương, chính sách trên đã nới lỏng cơ chế quản lý trong hợp tác xã, tạo điều kiện cho khoán hộ ngày càng mở rộng. Khoán hộ đối với rau màu được

áp dụng tương đối phổ biến trong sản xuất vụ đông ở nhiều hợp tác xã miền Bắc. Do đó, những năm 1979-1980 diện tích, sản lượng của vụ đông đều tăng nhanh chóng, góp phần đáng kể vào việc tăng thêm rau, màu lương thực. Cách khoán mới này cũng được áp dụng linh hoạt vào việc sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đay, lạc, mía, đỗ tương…), một số cây công nghiệp dài ngày (chè, sơn dầu, dâu tằm…) đều cho kết quả tốt. Khi khoán hộ đối với hoa màu trở thành phổ biến, ở nhiều nơi lại thực hiện khoán “chui” đối với cây lúa.

Sự xuất hiện của cơ chế khoán hộ ở thời điểm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 đã dẫn đến cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng cũ và mới về cơ chế quản lý nông nghiệp trong các hợp tác xã. Ở Trung ương, trong các cơ quan nghiên cứu lý luận và chỉ đạo, có một bộ phận cán bộ, đảng viên ủng hộ cơ chế khoán hộ, coi đó là hiện tượng lành mạnh, phù hợp với tư tưởng của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, góp phần tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển có hiệu quả. Bộ phận khác phản ứng gay gắt, cho rằng khoán hộ làm xói mòn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở miền Bắc hơn 20 năm qua và gây trở ngại cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp trên địa bàn phía Nam. Ở địa phương cũng vậy, có nơi ủng hộ, tạo điều kiện cho cơ chế khoán được mở rộng; có nơi kiên quyết ngăn chặn, không cho phép.

Để lựa chọn một quyết định đúng đắn trước hiện tượng khoán hộ, ngày 21- 10-1980, Ban Bí thư Trung ương ra Thông báo số 22 ghi nhận và cho phép các địa phương làm thử hình thức khoán sản phẩm với cây lúa. Sau khi có Thông báo 22, cơ chế khoán hộ được triển khai rộng rãi ở nhiều hợp tác xã trên các vùng đồng bằng, trung du, miền núi.

Năm 1980, phần lớn các hợp tác xã của Hải Phòng đã thực hiện được chế độ khoán mới từ 20 đến 100% diện tích lúa mùa. Năng suất bình quân toàn đạt trên 23 tạ/ha (mặc dù vụ mùa năm 1980, miền Bắc kể cả Hải Phòng bị bão, úng lụt rất nghiêm trọng, năng suất lúa miền Bắc chỉ đạt 18,8 tạ/ha). “Tổng sản lượng lương thực cả năm của Hải Phòng tăng 6,3% so với năm 1979 và tăng 4,2% so với năm 1976 là năm được mùa lớn. Do đó, Hải Phòng đã hoàn thành sớm nghĩa vụ đóng góp lương thực cho Nhà nước với 23.299 tấn, vượt kế hoạch 299 tấn. Riêng ở huyện Đồ Sơn, phần lớn các hợp tác xã đều khoán sản phẩm cây lúa cho người lao động, vụ mùa năm 1980 đã thu hoạch thêm 1.372 tấn thóc (so với năm 1979) hoàn thành

nghĩa vụ lương thực và thực phẩm sớm nhất, tăng thêm 82 tấn thóc phúc lợi cho tập thể. Mức ăn (chưa kể phần vượt khoán sản lượng của xã viên) bình quân hàng tháng của mỗi người tăng thêm 3kg thóc”.[10;20]

Nói chung, “năng suất lúa ở những hợp tác xã thực hiện chế độ khoán mới này (như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh và các nơi khác) đều tăng, nơi ít nhất cũng được 4-5%, nơi trung bình 15-20%, nơi nhiều tăng tới 50% trở lên. Sản lượng lúa ở những hợp tác xã đó đều tăng từ 10 đến 15% so với năm trước. Trong khi đó, sản lượng lúa cả nước đến lúc đó bình quân hàng năm chỉ tăng khoảng 1%”[10;20]. Qua thực tế, cách khoán mới tỏ ra có ưu thế hơn hẳn so với khoán cũ.

Trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực tiễn, ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 100 CT-TW, chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Đây là một bước thay đổi hình thức khoán, từ khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán theo đội sang khoán theo nhóm và người lao động mà thực chất là khoán theo hộ, chứ chưa phải là sự xuất hiện của một mô hình mới về tổ chức và quản lý nông nghiệp.

Chỉ thị 100 CT-TW nêu rõ: mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp là nhằm “đảm bảo phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ và không ngừng nâng cao khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước”[27;26].

Nội dung chủ yếu của Chỉ thị khoán 100 CT-TW là cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong các hợp tác xã, hoàn chỉnh hơn nữa chế độ “ba khoán” có thưởng phạt công minh của hợp tác xã đối với đội sản xuất đồng thời cải tiến các hình thức khoán của đội sản xuất với xã viên. Có hai hình thức khoán của đội sản xuất:

Một là, đội sản xuất khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động

(gọi tắt là khoán sản phẩm). Hình thức khoán này áp dụng trong những khâu công việc dựa vào cách làm thủ công mà lao động của từng người có thể làm tốt (như cây trồng, chăm sóc, thu hoạch). Qua bước đầu tổng kết thực tiễn, cần mạnh dạn mở

rộng việc thực hiện hình thức khoán này trong các hợp tác xã nông nghiệp (kể cả hợp tác xã tiên tiến), đối với các cây trồng (kể cả lúa), chăn nuôi và ngành nghề khác của hợp tác xã đồng thời phải chỉ đạo chặt chẽ để làm tốt và không ngừng hoàn thiện hình thức khoán này; chấm dứt hiện tượng “cấp trên ngăn cấm, cấp dưới làm chui”, buông trôi lãnh đạo, ngăn ngừa tình trạng làm ồ ạt, thiếu chuẩn bị; kiên quyết xóa bỏ và ngăn chặn tình trạng “khoán trắng”.

Về sản lượng giao khoán, Chỉ thị cũng lưu ý: cần xem xét hàng năm cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Hai là, hình thức khoán thứ hai là đội sản xuất khoán việc cho nhóm

người lao động và người lao động (gọi tắt là khoán việc). Hình thức này ràng

buộc trách nhiệm và quyền lợi của xã viên đối với từng việc được giao khoán và gián tiếp gắn với sản phẩm cuối cùng. Với cách khoán này cần khắc phục nhược điểm của nó như xã viên chưa thấy trách nhiệm và quyền lợi của mình gắn bó trực tiếp với sản phẩm cuối cùng nên dễ chạy theo công điểm, ít quan tâm đến chất lượng công việc; kiểm tra, nghiệm thu công việc khó đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, bộ máy quản lý nặng nề,…

Về mặt lý luận, Chỉ thị 100 CT-TW và các chỉ thị khác cũng là bước đột phá đầu tiên hết sức quan trọng để vượt lên những quan niệm cũ về nội dung hợp tác hóa nông nghiệp. Nó sẽ là cơ sở cho những bước đổi mới táo bạo, căn bản hơn để thoát khỏi tình trạng bế tắc và khủng hoảng quan hệ sản xuất ở nông thôn.

Chính sách Nhà nước đối với các hợp tác xã, các hộ nông dân cũng có sự đổi mới nhất định. Nghĩa vụ bán nông sản của nông dân cho Nhà nước được ổn định trong 5 năm. Phần mua thêm ngoài nghĩa vụ được thực hiện theo giá thỏa thuận. Tăng lượng hàng hóa trao đổi theo hợp đồng hai chiều giữa Nhà nước với nông dân. Chấp nhận việc nông dân được quyền tự do lưu thông nông sản còn lại theo giá trị thị trường tự do.

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 2 tháng 11 năm 1981 đã chỉ rõ, trong 5 năm 1981-1985 phải “có sự chuyển biến mạnh về kinh tế”, đồng thời chủ trương “đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, lấy việc đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa làm

tiêu điểm để xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, kết hợp đúng đắn nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng”[28;418]

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp Thông tri của Ban Bí thư số 138-TT/TW ngày 11 tháng 11 năm 1981 về việc áp dụng hình thức “khoán sản phẩm trong các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ”, đã nhận định thực hiện Chỉ thị số 100 ngày 13-1-1981 và Thông báo số 14 ngày 30-4-1981 của Ban Bí thư, Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm ở một số tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Khu IV cũ, qua quá trình sơ kết Đảng quyết định mở rộng việc áp dụng trong các hợp tác xã như ở miền Bắc. Sau khi tổng kết kinh nghiệm làm thử, Ban Bí thư chủ trương: “mở rộng việc áp dụng hình thức "khoán sản phẩm" trong các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp ở Nam Bộ trên cơ sở chỉ đạo chặt chẽ, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo đảm thực hiện đúng mục đích và nguyên tắc cải tiến công tác khoán nêu trong Chỉ thị số 100

của Ban Bí thư.”[28;443]

Trong Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1982 một lần nữa nhấn mạnh chủ trương của Đảng: “đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực và thực phẩm,

cho nhiệm vụ huy động lương thực cho Nhà nước, bảo đảm nhu cầu lương thực cả nước.”[28;482] Hay “Trước hết phải tập trung cao độ sức của cả nước vào việc thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh mặt trận nông nghiệp tiến lên đúng hướng, đạt được những thắng lợi toàn diện”.[28;521] Mục tiêu cần hướng đến của nền nông nghiệp trong những năm này được Đảng xác định là cần phải phát triển mạnh mẽ các cây công nghiệp ngắn ngày theo cơ cấu thích hợp đối với từng vùng, bên cạnh đó phát triển các loại cây có sợi như dâu tằm, bông, đay… để làm nguyên liệu cho ngành dệt.

Bước sang đầu những năm 80, kinh tế nông nghiệp được chú trọng phát triển. Trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế, Đảng luôn chủ động tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát huy được tiềm năng vốn có, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để nông nghiệp vươn lên trở thành một ngành kinh tế nền tảng của cả nước. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) đã đề ra phương hướng nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước năm 1982, trong đó

xác định “nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tập trung lực lượng phát triển mạnh nông nghiệp, mở mang mạnh các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng; phát huy năng lực sẵn có và xây dựng mới có trọng điểm một số cơ sở công nghiệp nặng nhằm trước hết thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng; sắp xếp lại xây

dựng cơ bản”[27;544].

Những chủ trương về phát triển nông nghiệp của Đảng trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V là kim chỉ nam cho việc quy hoạch phát triển ngành kinh tế này trong kế hoạch 5 năm 1981- 1985. Báo cáo nhấn mạnh “trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp

hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt”[28;71]. Để thực hiện được

mục tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp như Đại hội đề ra, Đảng cần huy động sức mạnh toàn dân tham gia, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, nền tảng cần thiết cho nông nghiệp, đi đôi với mở rộng diện tích và thâm canh, Đảng chủ trương tiến hành đổi mới công tác quản lý đối với nông nghiệp, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích sản xuất. Những chính sách đó bao gồm: chính sách khuyến khích sản xuất lương thực, chế biến, tiêu thụ hoa màu, khuyến khích phát triển các loại phân hữu cơ và phân hóa học; hoàn thiện và ổn định chính sách thuế và thu mua, xác định giá cả hợp lý, dành tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng để trao đổi lấy nông sản, khuyến khích nông dân làm tốt nghĩa vụ đóng thuế và bán lương thực cho Nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước nắm được tuyệt đại bộ phận lương thực hàng hóa, hạn chế thị trường tự do, chống đầu cơ tích trữ lương thực tiến đến Nhà nước làm chủ được thị trường xã hội về lương thực.

Trong thời kỳ quá độ tương đối dài đó, để chỉ đạo xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa có hiệu quả, đề ra được những chính sách, những hình thức, bước đi phù hợp, cần phải chia lại thời kỳ quá độ thành những thời kỳ nhỏ hơn. Chặng đường đó như Đại hội V của Đảng đã chỉ rõ là: “Chặng đường tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã

hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường hơn nữa sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân, giảm bớt và khắc phục khó khăn, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, chặn đứng và loại trừ các biểu hiện tiêu cực, đạt những tiến bộ quan trọng trong mọi lĩnh vực, tạo ra thế cân đối mới của nền kinh tế, đồng thời chuẩn bị cho những bước tiến vững chắc và mạnh mẽ hơn trong chặng đường tiếp theo”[28;61].

Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với điểm xuất phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 71 - 78)