Tình hình kinh tế nông nghiệp những năm cuối thập niên 70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 69 - 71)

6. Bố cục

2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng mới của Đảng về nông nghiệp

2.1.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp những năm cuối thập niên 70

Thực tế những năm cuối của thập kỷ 70 ở Việt Nam đã chứng minh vị trí cực kỳ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: những khó khăn to lớn nhất của nền kinh tế (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, hàng xuất khẩu) có được giải quyết tốt hay không, điều chủ yếu cũng phụ thuộc nông nghiệp có phát triển hay không. Từ năm 1975 đến năm 1980 sản lượng lương thực của cả nước vẫn còn quá thấp, nguồn lương thực đã sản xuất không đáp ứng được yêu cầu. Để bù đắp vào sự thiếu hụt lương thực, hàng năm Nhà nước phải nhập khẩu một số lượng lớn lương thực, kể cả gạo, mì, ngô,… Đến đầu những năm 80, khả năng nhập khẩu lương thực không còn nữa, trong khi đó, sản xuất tăng chậm, dân số tăng nhanh, nên đã gây ra tình trạng khẩn trương, cấp bách về lương thực, kể cả lương thực trong xã hội và đặc biệt là phần lương thực mà Nhà nước phải phụ trách cung ứng ở miền Bắc. Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 9 đến ngày 27-10-1981 đã thảo luận dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội V và quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vào tháng 3-1982. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bộ Chính trị đã có ý kiến kết luận đánh giá tình hình, thắng lợi và thành tích, khuyết điểm và sai lầm; về nhiệm vụ cách mạng trong thời gian tới; về xây dựng Đảng và công tác lãnh đạo của Trung ương, xác định nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985 nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng có những thuận lợi sau:

Một là, có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chặn đứng âm mưu phá

hoại của kẻ thù và đề ra những chủ trương kiên quyết, sáng suốt và kịp thời.

Hai là, tiềm năng về lao động, đất đai, ngành nghề và các năng lực sản xuất

Ba là, sau kế hoạch 5 năm (1976-1980) xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, công tác quản lý kinh tế, tổ chức và chỉ đạo thực hiện của các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm và bắt đầu có những bước chuyển biến tốt.

Bốn là, trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của cả nước nhận

được sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Năm là, với sự tích cực tham gia khôi phục đất nước sau ngày thống nhất,

trên mặt trận kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cả nước đã ra sức phấn đấu khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp gây ra. Những cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị giặc đánh phá về cơ bản đã được khôi phục; sản xuất trên một số mặt có phát triển. Lao động xã hội bước đầu được phân bố lại.

Có thể thấy sau 6 năm từ 1975 đến năm 1980 cả nước đã đạt được một số thành tựu về kinh tế trong hoàn cảnh hết sức khó khăn; đồng thời trên lĩnh vực này, sự lãnh đạo của Đảng cũng có nhiều khuyết điểm, sai lầm, cho nên kết quả còn thấp so với yêu cầu và chưa tương xứng với công sức đã bỏ ra.

Bên cạnh những thuận lợi kinh tế nông nghiệp bước vào những năm 1981- 1985 đứng trước những vấn đề gay gắt như:

Đầu tiên, đời sống nhân dân, nhất là nông dân còn nhiều khó khăn. Nguồn

lương thực, thực phẩm sản xuất ra chưa đủ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Hai là, trước kia cả nước có nguồn viện trợ khá lớn, cả miền Bắc và miền

Nam có tới 2 tỷ đô la, thể hiện ở một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng. Bước vào giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước đi lên phát triển kinh tế cộng thêm với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn chưa thể bù vào số tiền 2 tỷ đô la viện trợ.

Ba là, đất nước lại đang ở trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương

đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của thế lực bành trướng Trung Quốc ở phía Bắc.

Bốn là, kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa trong những năm 80 tiếp tục biến

nhất là giá lương thực, xăng dầu tăng gấp nhiều lần, gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Bước vào một chặng đường mới, bên cạnh những thuận lợi, đất nước cũng gặp phải những khó khăn trong phát triển kinh tế và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải có những đường lối, chính sách và sự chỉ đạo hợp lý, kịp thời tận dụng thuận lợi và khắc phục khó khăn đưa nông nghiệp phát triển thành một ngành sản xuất chính, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 69 - 71)