Năng suất lúa trong 5 năm từ 1976 đến 1980

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 58)

(Đơn vị: tạ/ha)

Năng suất chung Chia ra

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

1976 22,3 26,8 24,9 20,8

1977 19,4 21,3 21,7 18,1

1978 17,9 22,0 16,0 16,3

1979 20,7 22,3 19,6 20,0

1980 20,8 22,7 23,4 19,2

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.144.)

Bên cạnh lúa là cây lương thực chính thì ngành trồng trọt cũng chú ý phát triển gieo trồng các loại cây hoa màu khác ngô, khoai, sắn… Đảng xác định phát triển cây màu lương thực là một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực của cả nước trong những năm này.

Trong những năm từ 1976 đến 1980, diện tích cây màu liên tục được mở rộng.

Bảng 1.7: Diện tích màu lƣơng thực từ 1976 đến 1980

(Đơn vị: nghìn ha)

Tổng số

Chia ra

Ngô Khoai lang Sắn Các loại cây khác 1976 894,9 336,6 248,9 324,5 74,9

1977 1171,8 402,9 324,8 358,9 85,2

1978 1317,6 392,5 355,1 419,2 150,8

1979 1436,4 374,3 396,2 461,4 204,5

1980 1449,1 389,6 450,0 442,9 166,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.147.)

Diện tích màu lương thực tăng mạnh qua các năm. Cây hoa màu ngày càng đóng vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong vòng 5 năm tổng số diện tích màu lương thực tăng 554,2 nghìn ha, tương đương 62%; diện tích ngô

tăng 53 nghìn ha, tương đương 16%; diện tích khoai lang tăng 201,1 nghìn ha, tương đương 81%; diện tích sắn tăng 118,4 nghìn ha, tương đương 36%. Các loại cây trồng khác tăng gấp đôi diện tích so với năm 1976. Diện tích được mở rộng, cộng thêm với việc thâm canh tăng vụ giúp cho sản lượng lương thực màu tăng nhanh chóng trong những năm 1976-1980.

Bảng 1.8: Sản lƣợng màu lƣơng thực trong từ năm 1976 đến năm 1980

(Đơn vị: nghìn tấn)

Tổng số (quy thóc)

Chia ra

Ngô (hạt khô) Khoai lang (củ tƣơi) Sắn (củ tƣơi)

1976 1665,9 386,8 1484,6 1843,1

1977 2024,7 403,7 1524,9 2735,6

1978 2475,4 433,5 1883,0 3187,2

1979 2620,9 371,2 2172,0 3422,1

1980 2759,0 428,8 2417,6 3323,0

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.146.)

Nếu như sản lượng lúa liên tục giảm qua các năm thì sản lượng hoa màu lại có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 1976 đến năm 1980 tổng sản lượng màu lương thực (quy thóc) tăng 1.093,1 nghìn tấn tương đương với 166%; trong đó, ngô tăng: 42 nghìn tấn; sản lượng khoai lang tăng: 933 nghìn tấn; sản lượng sắn tăng: 1,479,9 nghìn tấn. Việc tăng sản lượng các cây màu trong thời gian này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày cho người dân. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi, một yếu tố giúp cho ngành chăn nuôi phát triển.

Về cây công nghiệp, bao gồm các loại cây như cao su, cà phê, chè, cói, đay,

mía, lạc, đậu tương, dâu tằm… Đến năm 1980 so với năm 1975, sản lượng đay tăng 26%, cói tăng 45%, mía tăng 167%, lạc tăng 43,4%, đỗ tương tăng 111,9%, thuốc lá tăng 89%. Riêng cây đỗ tương diện tích năm 1975 mới có 28.500 hécta, đến năm 1980 đã lên đến 48.900 hécta.

Cây công nghiệp có thể chia ra thành các nhóm: cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, cây làm thuốc… Cây công nghiệp góp phần thực hiện cả ba

nhiệm vụ của nông nghiệp trong một thời gian dài: đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu để thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

Trong những năm qua, từ năm 1975 đến năm 1980 cùng với bước phát triển về lương thực, nhất là lúa, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc cũng có những bước phát triển mới.

Bảng 1.9. Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc từ năm 1975 đến năm 1980

(Đơn vị: nghìn ha)

1975 1980

Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc 465 1086

Tỷ lệ so với diện tích gieo trồng 7,46 13,18

Cây công nghiệp ngắn ngày 210 520

Cây công nghiệp dài ngày 172 320

Cây ăn quả 787 232

Cây làm thuốc 2 7,9

(Nguồn: Hữu Thọ, Mấy vấn đề nông nghiệp những năm 80, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 41)

Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây làm thuốc và cây ăn quả đều tăng về diện tích. Trong đó cây công nghiệp ngắn ngày tăng 61 nghìn ha, cây công nghiệp dài ngày tăng 84 nghìn ha, cây làm thuốc tăng 3,4 nghìn ha. Cây công nghiệp ngắn ngày bao gồm: lạc, đậu tương, mía… ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Cây công nghiệp dài ngày: cà phê, cao su,… cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp. Có thể thấy trong các nhóm cây chỉ duy có cây ăn quả diện tích sụt giảm nhanh chóng, trong 5 năm giảm 602 nghìn ha.

Bảng 1.10: Diện tích và sản lƣợng cây công nghiệp hàng từ 1976 đến 1980 Bông Đay Cói Dâu tằm Mía Lạc Đậu tƣơng Thuốc lá

Diện tích – Nghìn ha 1976 6,8 14,2 11,4 6,3 74,5 97,1 39,4 22,9 1977 11,7 15,3 11,7 6,4 72,7 98,7 42,3 24,0 1978 10,3 14,5 13,7 8,0 71,4 96,8 41,7 29,4 1979 6,7 14,8 14,7 8,9 87,5 91,8 36,2 21,9 1980 6,5 18,0 13,8 9,4 109,8 106,1 48,7 30,5 Sản lƣợng – Nghìn tấn 1976 2,2 28,2 62,6 51,2 2986,4 100,1 20,7 15,6 1977 2,9 25,5 62,9 53,0 2816,9 90,8 21,5 17,4 1978 3,0 25,1 73,8 55,8 2732,2 85,4 21,8 25,2 1979 2,2 21,4 81,8 75,1 3490,9 81,1 20,0 15,3 1980 2,1 27,5 75,3 74,5 4358,9 95,0 32,0 25,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.147.) Bông là loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp. Trong 5 năm (1976-1980), diện tích trồng bông đạt được cao nhất vào năm 1977 cụ thể với diện tích 11,7 nghìn ha, sản lượng bông chỉ đạt 2,9 nghìn tấn. Đến năm 1978, diện tích trồng bông có phần sụt giảm xuống còn 10,3 nghìn ha, sản lượng cao nhất đạt 3,0 nghìn tấn. Nhìn tổng quát cả quá trình thì cả diện tích và sản lượng bông đều sụt giảm. Đó là hệ quả của việc cơ cấu lại cây trồng trong nông nghiệp, chú trọng phát triển cây màu lương thực và có phần sao nhãng cây công nghiệp làm nguyên liệu.

Đay, cói, dâu tằm, thuốc lá phát triển chậm cả về diện tích và sản lượng do

chưa có chính sách phát triển hợp lý. Trong vòng 5 năm diện tích đay tăng 3,8 triệu ha trong khi đó sản lượng lại sụt giảm 0,7 nghìn tấn. Diện tích cói tăng 2,4 nghìn ha, sản lượng tăng 12,7 nghìn tấn. Diện tích dâu tằm tăng 3,1 nghìn ha, sản lượng tăng 23,3 nghìn tấn. Diện tích thuốc lá tăng 7,6 nghìn ha, sản lượng tăng 10,6 nghìn tấn. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải xem xét quy hoạch, phát triển cây trồng và cân đối cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt.

Mía là cây công nghiệp chiếm diện tích và sản lượng cao nhất trong nhóm những cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích mía tăng mạnh qua các năm, từ năm 1976 mới chỉ là 74,5 nghìn ha thì đến năm 1980 là 109,8 nghìn ha. Diện tích mía được mở rộng liên tục qua các năm do nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp mía đường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Từ đó sản lượng mía không ngừng gia tăng tương ứng từ 2986,4 nghìn tấn lên 4358,9 nghìn tấn.

Lạc là cây trồng quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp ngắn ngày. Đây là loại cây có thể trồng xen canh và trồng trên nhiều diện tích đất khác nhau và có năng suất và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, từ năm 1976 đến năm 1980 diện tích trồng lạc chỉ tăng 9 nghìn ha, thậm chí sản lượng trong thời gian này còn giảm 4,9 nghìn tấn.

Đậu tương là cây trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa lượng dầu

thực vật phong phú. Chính vì vậy, sản phẩm từ cây đậu tương có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm hàng ngày cho nhân dân và tạo nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc. Cây đậu tương trong 5 năm này có mức phát triển tương đối, diện tích tăng thêm 9,3 nghìn tấn, sản lượng tăng thêm 11,3 nghìn tấn. Đậu tương là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất dầu thực vật. Bên cạnh đó đây là nguyên liêu làm đậu góp phần đa dạng hóa bữa ăn cho nhân dân. Phát triển hơn nữa cây đậu tương là chủ trương đúng đắn và được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Ngành trồng trọt qua 6 năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt sau kế hoạch 5 năm (1976-1980) đã đạt được những thành tựu nhất định. Bước đầu đã giải quyết được nhu cầu lương thực hàng ngày của người dân và tiến tới nâng cao đời sống của nhân dân.

Chăn nuôi

Việt Nam là đất nước diện tích đồng cỏ lớn, hệ số đa dạng sinh thái cao, ngành trồng trọt tương đối phát triển… là những điều kiện thuận lợi phát triển một nghành chăn nuôi tương đối toàn diện. Chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp bởi ý nghĩa to lớn của nó: trước hết chăn nuôi có nhiệm vụ quan trọng là cải thiện bữa ăn cho nhân dân, bên cạnh đó nó góp phần cung cấp sức kéo, phân bón phục vụ nông nghiệp.

Nghị quyết 19 của Trung ương đã chỉ rõ phải nhanh chóng phát triển chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính. Biện pháp được Đảng đề ra là đưa ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung ở quy mô gia đình dần được mở rộng quy mô chăn nuôi ở nông trường với việc củng cố hoàn chỉnh các cơ sở giống, thức ăn, thú y, giải quyết vấn đề chuồng trại,… tiến tới hình thành các nông trường chăn nuôi với quy mô ngày một lớn, cung cấp ngày càng đầy đủ sản phẩm chăn nuôi cho nhân dân, nhất là ở khu vực công nghiệp tập trung. Theo đà cơ khí hoá nông nghiệp, chuyển dần đàn bò cày kéo thành đàn trâu bò thịt, sữa. Quy hoạch lại đất đai và các vụ gieo trồng trong năm đi đôi với xây dựng các cơ sở chế biến trong từng huyện nhằm tạo cho chăn nuôi một nguồn thức ăn ổn định. Đẩy mạnh công tác chọn giống, lai giống, xây dựng nhiều cơ sở sản xuất giống, để bảo đảm có đủ giống tốt. Mở rộng mạng lưới thú y và sản xuất đủ thuốc nhằm ngăn ngừa và dập tắt dịch bệnh. Kết hợp tốt chăn nuôi quốc doanh với chăn nuôi tập thể và chăn nuôi gia đình thành một hệ thống chăn nuôi chung có sự phân công, hiệp tác theo phương thức sản xuất lớn.

Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa IV năm 1977 đã chỉ rõ mục tiêu của Đảng tích cực tạo mọi điều kiện nhanh chóng đưa chăn nuôi lên thành một ngành sản xuất chính, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cân đối vững chắc các mặt như đối với trồng trọt, để đến 1980, có thể cung cấp được: “1,1 triệu tấn thịt hơi các loại (trong đó có 80 vạn tấn thịt lợn, 8 vạn tấn thịt trâu bò và 24 vạn tấn thịt gia cầm); 3,5 tỷ quả trứng (trong đó có 500 triệu trứng gà công nghiệp); 9.000 tấn sữa và 1.200 tấn mật ong; 40 vạn tấn cá, tôm nước ngọt và lợ…”[23;176]

Cũng trong Báo cáo đã dự kiến bố trí những chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch chăn nuôi như sau:

Đàn lợn, sẽ đưa từ 8,73 triệu con (năm 1975) lên 16,5 triệu con (năm

1980), trong đó miền Bắc có 8 triệu con, miền Nam có 8,5 triệu con. Trọng lượng xuất chuồng cũng được nâng lên từ bình quân 48 kg/con lên 55kg/con, trong đó miền Bắc từ 43 kg/con lên 50kg/con, và miền Nam từ 60 kg/con lên 80 kg/con; Đàn

trâu: từ 2,19 triệu con (năm 1975) lên 2,63 triệu con (năm 1980), trong đó miền Bắc

có 2,09 triệu con và miền Nam có 55 vạn con, xây dựng đàn trâu sữa đạt khoảng 1 vạn con, trong đó có 1.000 con bắt đầu được vắt sữa; Đàn bò: từ 1,461 triệu con

(năm 1975) phát triển lên 2,100 triệu con (năm 1980), trong đó miền Bắc có 90 vạn con, miền Nam có 1,125 triệu con, xây dựng đàn bò sữa đạt khoảng 3 vạn con, tập trung chủ yếu ở Mộc Châu và Lâm Đồng, trong đó 9.000 con bắt đầu được vắt sữa. Đàn gia cầm sẽ phát triển từ 90 triệu con (năm 1975) lên 170 triệu con (năm 1980), trong đó miền Bắc 80 triệu con, miền Nam 90 triệu con. Riêng

đàn gà nuôi theo phương pháp công nghiệp dự kiến đạt khoảng 8,5 triệu con, và

đàn vịt đẻ khoảng 10 triệu con.

Bảng 1.11: Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ năm 1976 đến năm 1980 Trâu Trâu (nghìn con) (nghìn con) Lợn (triệu con) Gia cầm (triệu con) 1976 2256,5 1595,2 9,0 60,8 1977 2289,7 1655,7 8,7 55,7 1978 2327,7 1646,0 8,8 56,8 1979 2293,0 1628,1 9,3 59,1 1980 2313,0 1664,2 10,0 64,5

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.147.)

Xét một cách tổng quát, ngành chăn nuôi đạt hiệu quả và mức tăng trưởng không cao trong 5 năm (1976-1980). Thậm chí trong những năm này tình trạng sa sút, năm tăng, năm giảm, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi thấp diễn ra phổ biến… Cả đàn trâu, đàn lợn, gia cầm đều giảm về số lượng trong những năm cuối thập kỷ 70 và bước đầu có dấu hiệu phục hồi trong năm 1980.

Trâu, bò là gia súc quan trọng trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi trâu bò để

cung cấp sức kéo, thịt, sữa. Chăn nuôi trâu bò lấy sữa cũng đòi hỏi phải có một quy trình kỹ thuật đảm bảo, trong 5 năm (1976-1980) có nông trường quốc doanh nuôi bò sữa khá tốt như Mộc Châu, đây là điển hình cần mở rộng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền nông nghiệp chủ yếu còn lạc hậu, tính thủ công còn đậm nét thì sức kéo của trâu, bò góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn là cung cấp nguồn thịt, sữa cho bữa ăn hàng ngày của người dân. Số lượng trâu tăng từ 2256,5 nghìn con năm 1976 lên 2313,0 nghìn con (tăng 56,5 nghìn con). Đàn bò có số lượng ít hơn đàn trâu và tăng thêm 69 nghìn con. Việc chăn nuôi trâu,

kích thích được toàn dân tham gia vào hoạt động chăn nuôi. Bên cạnh đó, vì đất nông nghiệp của cả nước không có nhiều nên cần phải tiến hành các biện pháp thâm canh cây ngắn ngày làm thức ăn gia súc, mặt khác phải đẩy mạnh trồng các loại cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao, nhiều đạm. Tình hình chăn nuôi bò ở trung du và miền núi còn lạc hậu, chủ yếu bằng thả rong, các nông trường cần phải tiến hành tổ chức lại chăn nuôi theo chế độ luân phiên đồng cỏ và giúp các hợp tác xã cùng làm, chỉ như vậy mới có thể thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò ở những vùng này phát triển xứng đáng với tiềm năng.

Lợn là gia súc chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn phát triển góp phần quan trọng trong việc tăng thêm nguồn thịt cho bữa ăn hàng ngày của người dân. Thịt lợn là món ăn thân thuộc, gần gũi trong các bữa ăn của người Việt, do vậy chăn nuôi lợn chính là góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân dân. Việc chăn nuôi lợn chủ yếu được tổ chức tại gia đình, chưa có quy hoạch cụ thể, kỹ thuật nuôi còn thủ công, thức ăn chăn nuôi chủ yếu dựa vào những sản phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt. Hệ thống trạm trại thú y còn hạn chế. Trong kế hoạch 1976-1980 số lượng đàn lợn liên tục tăng, nhưng số lượng tăng nhẹ khiến cho trong vòng 5 năm chỉ tăng thêm có 1 triệu con. Năm 1976 đàn lợn đạt số lượng 9 triệu con thì đến năm 1980 con số này chỉ tăng lên 10 triệu con. Vì vậy, cần phải có chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa ngành chăn nuôi lợn, tiến lên áp dụng mô hình, kỹ thuật, thức ăn theo lối công nghiệp.

Việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc những năm qua đã đóng góp sản lượng thịt tương đối lớn cho bữa ăn hàng ngày của người dân:

Bảng 1.12: Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng từ năm 1976 đến năm 1980 Sản lƣợng (nghìn tấn) Tính bình quân đầu ngƣời (kg) Tổng số Trong đó thịt lợn Tổng số Trong đó thịt lợn 1976 419,7 270,4 8,5 5,5 1977 438,0 292,0 8,7 5,8 1978 415,8 266,0 8,1 5,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 58)