Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 52 - 69)

6. Bố cục

1.2. Sự chỉ đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng

1.2.2. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp

Sau ngày đất nước thống nhất, xuất phát từ yêu cầu cấp bách và cơ bản hiện nay về lương thực (cho người và cho chăn nuôi), cả nước phải đẩy mạnh cao trào sản xuất lương thực, đồng thời đẩy mạnh sản xuất các loại thực phẩm.

Trồng trọt

Từ 1975 đến 1980, Đảng có hàng loạt biện pháp phát triển ngành trồng trọt. Đảng xác định phát triển trồng trọt là nắm giữ chìa khóa để giải quyết vấn đề lương thực của đất nước. “Trên địa bàn cả nước, các địa phương ở đồng bằng và trung du cần tăng nhanh diện tích cây lương thực đi đôi với thâm canh để có sản lượng lương thực cao nhất, bảo đảm đủ cho nhu cầu của nhân khẩu nông nghiệp ở địa phương mình, làm tốt nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước”[22;655].

Bên cạnh việc tập trung phát triển cây lúa, là cây lương thực chính, Đảng tập trung chỉ đạo phát triển các cây hoa màu: rau, đậu, các loại cây có dầu, cây công nghiệp và cây ăn quả… phấn đấu đưa tỷ trọng hoa màu lên 30% sản lượng lương thực như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Trung ương đã nhấn mạnh. Đến năm 1976 diện tích hoa màu là 51 vạn hécta với sản lượng là 85 vạn tấn quy thóc. Mục tiêu của ngành nông nghiệp đến năm 1980, được Đảng xác định trong Báo cáo của

Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa IV: “đến năm 1980, cả nước phải phấn đấu có 21 triệu tấn lương thực, 4,8 triệu tấn rau quả, trên 1 triệu tấn cá, 1 triệu tấn thịt hơi các loại, 250 triệu lít nước chấm, 25 vạn tấn đường, 14 vạn tấn đậu tương, 3,5 tỷ quả trứng”[23;170].

Để hoàn thành được mục tiêu 21 triệu tấn lương thực, Đảng nhấn mạnh cả nước phải tập trung cao độ mọi nỗ lực để thâm canh, tăng vụ và mở thêm diện tích trồng lúa, đưa diện tích gieo trồng lúa cả năm từ 4,85 triệu hécta lên gần 6,5 triệu hécta, tăng hơn gần 1,7 triệu hécta so với năm 1975 (trong đó tăng 60 vạn hécta do phục hoá và khai hoang, tăng trên 1 triệu hécta do tăng vụ). Đồng thời, đưa năng suất lúa bình quân khoảng 21 - 22 tạ/hécta vụ (1976) lên gần 26 tạ/hécta vụ (1980), nhằm đạt sản lượng thóc cả nước khoảng 17 triệu tấn; các tỉnh miền Bắc phấn đấu đạt 6,5 triệu tấn thóc và các tỉnh miền Nam phấn đấu đạt 10,5 triệu tấn. Trong sản xuất và chế biến màu phấn đấu đạt 2,2 triệu ha và đưa sản lượng màu quy thóc lên trên 5,5 triệu tấn. Với các loại hoa màu có hạt, Đảng chỉ đạo tập trung phát triển cây ngô, đưa diện tích lên 70 vạn ha; cây cao lương đưa diện tích lên 10 vạn ha, với mức phấn đấu năng suất bình quân 15 tạ/ha… Về các loại màu có củ, bố trí cây sắn 70 vạn ha, với mức phấn đấu bình quân năng suất 12 tấn củ/ha; cây khoai lang phải đưa lên 45 vạn ha, mức phấn đấu bình quân năng suất 8 tấn củ/ ha. Riêng ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc khu IV cũ phải đưa cây khoai tây vào cơ cấu lương thực và tích cực tạo điều kiện để phát triển cây vụ đông để mở rộng diện tích khoai tây lên khoảng 20 vạn ha, với mức phấn đấu bình quân năng suất khoảng 12 tấn củ /ha trở lên. Với một số cây lấy dầu: cây đậu tương lên 30 vạn ha, cây lạc 15 vạn ha, vừng lên 5 vạn ha.[23;171]

Bên cạnh việc phát triển cây lương thực, Đảng chú trọng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc tạo nên một ngành trồng trọt đa dạng và toàn diện hơn. Phấn đấu đến năm 1980, cả nước có 7 vạn ha trồng bông, 2 vạn ha trồng dâu tằm. Về các cây đay, cói..., khả năng mở thêm diện tích ở miền Bắc bị hạn chế (3,7 vạn hécta) nhưng có thể mở ra mạnh ở miền Nam (khoảng 7 vạn hécta), tập trung chủ yếu ở các vùng đất bãi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Long An, An Giang, Đồng Tháp… Diện tích mía đưa lên gần 15 vạn ha; Mía phấn đấu đưa lên 15 vạn ha; thuốc lá 4 vạn ha; cao su cần chăm sóc tu bổ 6,4 vạn ha đã có đồng thời tích cực chuẩn bị giống và tổ chức khai hoang để trồng thêm khoảng 5-6 vạn ha; chè

đưa lên 8,5 vạn ha; mở rộng thêm diện tích trồng hồ tiêu và quế phục vụ xuất khẩu; cà phê khoảng 5 vạn ha; dứa 10 vạn ha; chuối 7,5 vạn ha; ngoài ra mở rộng diện tích các loại cây ăn quả: xoài, đu đủ, chôm chôm…

Đối với các cây làm thuốc, với tinh thần bảo đảm các nhu cầu chủ yếu về chữa bệnh và tiến tới có thể xuất khẩu một phần, trong 5 năm này, ngoài việc tận dụng những đất dưới tán rừng, “sẽ bố trí diện tích cây làm thuốc khoảng 1,5 vạn hécta (gấp 5 lần hiện tại), tập trung ở một số vùng thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ khoảng 7.000 hécta và ở miền Nam khoảng 8.000 hécta. Các cây lấy tinh dầu

(sả, bạc hà, hương nhu...) cần được chỉ đạo kết hợp giữa trồng thành vùng với tận dụng đất trồng phân tán. Riêng cây thuốc phiện do yêu cầu trong nước và xuất khẩu có thể thành lập một số nông trường quốc doanh chuyên sản xuất và giao cho quân đội phụ trách.”[23;175]

Biện pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu trên là bên cạnh việc thâm canh, tăng vụ, cần mở rộng diện tích trồng trọt. Diện tích đất nông nghiệp của cả nước trong tương lai dù có tăng đến trên 10 triệu hécta (gần gấp đôi mức năm 1975), thì tính theo đầu người diện tích đất nông nghiệp vẫn rất thấp. Do đó thâm

canh cao độ là con đường cơ bản và lâu dài trong sản xuất nông nghiệp. Trước mắt,

để tăng thêm đất canh tác, phải ra sức phục hoá và khai hoang, diện tích được mở đến đâu phải thâm canh ngay đến đó. Trong 5 năm này, cả nước phấn đấu khai

hoang 1 triệu hécta, nhằm chủ yếu vào Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông

Nam Bộ, ngoài ra là một số vùng ở Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và những nơi có điều kiện ở các tỉnh phía Bắc.

Đến năm 1980, sau những khắc phục hậu quả nặng nền do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nông nghiệp đã đạt được một số kết đáng kể. So với năm 1975, năm 1980 sản lượng lương thực đạt 14,38 triệu tấn, tăng 2,9 triệu tấn so với năm 1975, trong đó thóc là 11,7 triệu tấn (tăng 1,2 triệu tấn) và màu quy thóc là gần 2,7 triệu tấn (tăng 1,7 triệu tấn).

Tuy nhiên, trong thời gian này ngành trồng trọt có nhiều biến động, các chỉ số phát triển không ổn định. Từ năm 1970 đến năm 1975 lương thực bình quân hàng năm chỉ tăng 1,5%, “bình quân lương thực đầu người sụt giảm nghiên trọng, năm 1970 là 257 đến năm 1975 chỉ còn 234 kg”[22;147]. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1976- 1980 một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp đạt kết quả khả quan.

Bảng 1.2: Thực trạng sản xuất nông nghiệp cả nƣớc từ năm 1976 đến năm 1980

Đơn vị 1976 1977 1978 1979 1980

Số lượng lương thực quy thóc

101 1000 tấn 13.400 12.579 12.255 13.986 14.382

Trong đó: 1000 tấn 11.820 10.576 9.789 11.362 11.678

Năng suất lúa cả năm tạ/ha 22,32 19,47 17,92 20,71 21,06

Lương thực bình quân/khẩu kg/người 274 250 237 266 267

Lương thực hàng hóa 1000 tấn 2068,5 1716,1 1622,1 1449,6 1977,9

(Nguồn: Thực trạng nông nghiệp nông thôn và nông dân Việt Nam 1976-1990, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1991.)

Trong các chỉ số về sản lượng lương thực quy thóc, năng suất lúa, bình quân lương thực và lương thực hàng hóa thì chỉ có số lượng lương thực quy thóc có dấu hiệu tăng nhẹ còn lại tất cả các tiêu chí khác đều giảm. So với năm 1976, sản lượng lương thực quy thóc năm 1980 chỉ tăng thêm 892 nghìn tấn. Sản lượng lương thực có tăng nhẹ qua các năm nhưng bình quân lương thực trên đầu người giảm sút, năm 1976 đạt 274kg/người, đến năm 1980 chỉ còn 267,5kg/người. Điều này được lý giải là do tốc độ tăng sản lượng thấp không theo kịp tốc độ tăng của dân số. Bên cạnh đó, năng suất lúa cả năm cũng giảm từ 22,32 tạ/ha năm 1976 xuống còn 20,3 tạ/ha năm 1980. Sản lượng lương thực hàng hóa có dấu hiệu giảm mạnh nhất trong 5 năm 1976-1980, từ 2068,5 nghìn tấn xuống còn 1766 nghìn tấn (giảm 302,5 nghìn tấn). Sự phát triển của ngành trồng trọt chưa đạt được kỳ vọng như mong muốn và nó phản ánh sự thiếu hiệu quả trong đầu tư và sử dụng vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ… trong thời gian này.

Nhìn một cách tổng quan ngành sản xuất lương thực nói riêng và trồng trọt nói chung sau kế hoạch 5 năm 1976-1980 được khái quát như sau:

Bảng 1.3: Kết quả tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp

TT Đơn vị 1976-1980

1 Tốc độ tăng giá trị sản lượng lương thực % 1,9

Riêng trồng trọt % 1,7

2 Trồng trọt:

Tổng sản lượng lương thực 5 năm triệu tấn 66,75

Sản lượng bình quân/năm triệu tấn 13,35

Tốc độ tăng sản lượng/năm % 1,6

Năng suất lúa bình quân/vụ tạ/ha 20,2

Bình quân lương thực đầu người/năm kg 268

(Nguồn: Báo cáo đề tài Sự tác động của các chủ trương chính sách và luật pháp đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân năm 1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mặc dù sản lượng lương thực trong 5 năm có lúc tăng giảm khác nhau, nhưng nhìn một cách tổng quát thì xu hướng tăng chiếm ưu thế tuy nhiên tốc độ tăng giá trị sản lượng lương thực trong thời gian này chỉ là 1,9%, riêng trồng trọt chiếm 1,7%. Điều này phản ánh trồng trọt vẫn là yếu tố cơ bản trong đóng góp lương thực và tốc độ tăng trưởng trên là tương đối thấp so với những tiềm năng của nền nông nghiệp.

Lúa được coi là cây lương thực chính, có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân và luôn là loại cây được đầu tư quan tâm hàng đầu trong trong nông nghiệp. Tính đến năm 1975 diện tích gieo trồng lúa của cả nước mới đạt khoảng 4.850 nghìn ha thì trong 5 năm (1976-1980) diện tích trồng lúa liên tục được mở rộng trong cả nước. Cụ thể:

Bảng 1.4: Diện tích gieo trồng lúa từ năm 1976 đến năm 1985

(Đơn vị: nghìn ha)

Tổng số Chia ra

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

1976 5297,3 1394,0 615,4 3287,9

1977 5468,7 1538,0 616,6 3314,1

1978 5462,5 1619,5 686,9 3156,1

1979 5485,2 1746,3 659,9 3079,0

1980 5600,2 1707,0 681,2 3212,0

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.143.)

Trong vòng 5 năm (1976-1980) diện tích trồng lúa tăng từ 5297,3 nghìn ha lên 5600,2 nghìn ha tăng 302,9 nghìn ha. Diện tích được tăng thêm nhờ công tác khai hoang, phục hóa các diện tích đất bị bỏ hóa, cải tạo đất nhiễm phèn, nhiễm mặn… Cơ cấu mùa vụ được chia thành 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ mùa. Trong đó diện tích lúa mùa lớn nhất, thứ hai là vụ đông xuân và cuối cùng là lúa hè thu. Có thể thấy ở một số nơi lúa được gieo trồng 3 vụ/năm, diện tích lúa hè thu có tiềm năng mở rộng hơn nữa.

Diện tích lúa được mở rộng qua các năm tuy nhiên sản lượng lúa lại có xu hướng giảm trong những năm từ 1975 đến 1980, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) thì diện tích trồng lúa giảm mạnh trong năm 1978 và có dấu hiệu phục hồi dần vào năm 1979 và 1980.

Bảng 1.5: Sản lƣợng lúa từ năm 1976 đến năm 1980

(Đơn vị: nghìn tấn)

Tổng số Chia ra

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

1976 11827,2 3730,3 1531,2 6565,7

1977 10597,1 3278,3 1336,2 5982,6

1978 9789,9 3558,7 1100,1 5131,1

1979 11362,9 3898,9 1294,4 6169,6

1980 11647,4 3874,0 1593,8 6179,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.145.)

So với năm 1976, tổng sản lượng lúa năm 1980 giảm 178,8 nghìn tấn. Trong vòng 5 năm, sản lượng lúa mùa giảm mạnh từ 6565,7 nghìn tấn xuống còn 6179,6 nghìn tấn (giảm 386,1 triệu tấn). Sản lượng lúa đông xuân chỉ tăng thêm 143,7 nghìn tấn; sản lượng lúa hè thu trong thời gian này cũng tăng 62,6 nghìn tấn. Bên cạnh đó, năng suất lúa trong 5 năm này không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm. Chính điều này góp phần lý giải nguyên nhân vì sao diện tích canh tác lúa tăng nhưng tổng sản lượng lúa lại giảm. Trong 5 năm năng suất lúa giảm từ 22,3 tạ/ha (1976) xuống còn 20,8 tạ/ha (1980).

Bảng 1.6: Năng suất lúa trong 5 năm từ 1976 đến 1980

(Đơn vị: tạ/ha)

Năng suất chung Chia ra

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

1976 22,3 26,8 24,9 20,8

1977 19,4 21,3 21,7 18,1

1978 17,9 22,0 16,0 16,3

1979 20,7 22,3 19,6 20,0

1980 20,8 22,7 23,4 19,2

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.144.)

Bên cạnh lúa là cây lương thực chính thì ngành trồng trọt cũng chú ý phát triển gieo trồng các loại cây hoa màu khác ngô, khoai, sắn… Đảng xác định phát triển cây màu lương thực là một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực của cả nước trong những năm này.

Trong những năm từ 1976 đến 1980, diện tích cây màu liên tục được mở rộng.

Bảng 1.7: Diện tích màu lƣơng thực từ 1976 đến 1980

(Đơn vị: nghìn ha)

Tổng số

Chia ra

Ngô Khoai lang Sắn Các loại cây khác 1976 894,9 336,6 248,9 324,5 74,9

1977 1171,8 402,9 324,8 358,9 85,2

1978 1317,6 392,5 355,1 419,2 150,8

1979 1436,4 374,3 396,2 461,4 204,5

1980 1449,1 389,6 450,0 442,9 166,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.147.)

Diện tích màu lương thực tăng mạnh qua các năm. Cây hoa màu ngày càng đóng vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong vòng 5 năm tổng số diện tích màu lương thực tăng 554,2 nghìn ha, tương đương 62%; diện tích ngô

tăng 53 nghìn ha, tương đương 16%; diện tích khoai lang tăng 201,1 nghìn ha, tương đương 81%; diện tích sắn tăng 118,4 nghìn ha, tương đương 36%. Các loại cây trồng khác tăng gấp đôi diện tích so với năm 1976. Diện tích được mở rộng, cộng thêm với việc thâm canh tăng vụ giúp cho sản lượng lương thực màu tăng nhanh chóng trong những năm 1976-1980.

Bảng 1.8: Sản lƣợng màu lƣơng thực trong từ năm 1976 đến năm 1980

(Đơn vị: nghìn tấn)

Tổng số (quy thóc)

Chia ra

Ngô (hạt khô) Khoai lang (củ tƣơi) Sắn (củ tƣơi)

1976 1665,9 386,8 1484,6 1843,1

1977 2024,7 403,7 1524,9 2735,6

1978 2475,4 433,5 1883,0 3187,2

1979 2620,9 371,2 2172,0 3422,1

1980 2759,0 428,8 2417,6 3323,0

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, Việt Nam con số và sự kiện (1945-1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.146.)

Nếu như sản lượng lúa liên tục giảm qua các năm thì sản lượng hoa màu lại có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 1976 đến năm 1980 tổng sản lượng màu lương thực (quy thóc) tăng 1.093,1 nghìn tấn tương đương với 166%; trong đó, ngô tăng: 42 nghìn tấn; sản lượng khoai lang tăng: 933 nghìn tấn; sản lượng sắn tăng: 1,479,9 nghìn tấn. Việc tăng sản lượng các cây màu trong thời gian này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày cho người dân. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi, một yếu tố giúp cho ngành chăn nuôi phát triển.

Về cây công nghiệp, bao gồm các loại cây như cao su, cà phê, chè, cói, đay,

mía, lạc, đậu tương, dâu tằm… Đến năm 1980 so với năm 1975, sản lượng đay tăng 26%, cói tăng 45%, mía tăng 167%, lạc tăng 43,4%, đỗ tương tăng 111,9%, thuốc lá tăng 89%. Riêng cây đỗ tương diện tích năm 1975 mới có 28.500 hécta, đến năm 1980 đã lên đến 48.900 hécta.

Cây công nghiệp có thể chia ra thành các nhóm: cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, cây làm thuốc… Cây công nghiệp góp phần thực hiện cả ba

nhiệm vụ của nông nghiệp trong một thời gian dài: đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu để thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

Trong những năm qua, từ năm 1975 đến năm 1980 cùng với bước phát triển về lương thực, nhất là lúa, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc cũng có những bước phát triển mới.

Bảng 1.9. Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc từ năm 1975 đến năm 1980

(Đơn vị: nghìn ha)

1975 1980

Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc 465 1086

Tỷ lệ so với diện tích gieo trồng 7,46 13,18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 1985 (Trang 52 - 69)