Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 29)

5. Tổng quan vấnđề nghiên cứu

1.3. Lý thuyết áp dụng

1.3.2. Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết về những hệ thống tổng quát được triển khai trong những thập kỷ 1940 và 1950 trong các ngành học về khoa học quản trị và tâm lý học, và được Von Bertalanffy (1971) tổng hợp lại. Lý thuyết hệ thống cho rằng: con người là bộ phận của xã hội và được tạo ra bởi sự lưu thông của hệ thống và tế bào được cấu thành bởi các nguyên tử lập nên bởi những phần tử nhỏ hơn. Lý thuyết này được áp dụng cho các hệ thống xã hội như các nhóm, gia đình và xã hội cũng như cho các hệ thống sinh học khác.Đại diện cho những người đi theo lý thuyết hệ thống: Bertalanffy (1901-1972), Hanson, Mancoske, Siporin, Germain, Giterman và đặc biệt Hearn là người có những đóng góp sớm nhất trong việc áp dụng lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội. Thuyết hệ thống tác động lớn đến công tác xã hội kể từ thập niên 1970 theo nguyên tắc: con người phụ

thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống. Các tư tưởng lý thuyết về hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ hệ thống khái quát của Von Bertalanffy. Đây là một thuyết sinh học trong đó đề xuất rằng mọi tổ chức đều là các hệ thống. Một người là một phần của xã hội và được làm nên bởi các hệ thống chu kì. Các tế bào và hệ thống này đến lượt mình được làm nên bởi các nguyên tử vốn được tạo ra bởi các phần tử nhở hơn. Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học.

Vận dụng lý thuyết hệ thống trong luận văn

Lý thuyết Hệ thống cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng về sự đa dạng của con người cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường của họ. Hệ thống con người được coi như là thực thể văn hóa tâm lý … đưa ra những khả năng vô tận trong việc xây dựng những hiểu biết và sự thay đổi. Những nhà nghiên cứu CTXH đã nghiên cứu việc áp dụng thuyết hệ thống vào trong thực hành CTXH thông qua 5 bước cơ bản sau:

Hệ thống trọng tâm là gì?

Nhận dạng được hệ thống trong hệ thống hệ thống(cá nhân, nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng…)

Cái gì xảy ra bên trong hệ thống?

Khám phá các chiều cạnh về cấu trúc, tâm sinh lý, sự tác động, văn hóa trong hệ thống trung tâm.

Cái gì bên ngoài hệ thống?

Chỉ ra được mạng lưới các hệ thống khác và nguồn tài nguyên trong môi trường của hệ thống trọng tâm.

Sự kết nối bên trong và ngoài hệ thống như thế nào?

Khám phá sự tác động giữa các tiểu hệ thống và hệ thống lớn hơn.

Trên cơ sở đó, thuyết này yêu cầu NVCTXH phải xem xét TC như một hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn như bối cảnh, môi trường gia đình, cộng đồng… không được xem TC như các yếu tố tách biệt, tự thân, vận hành một mình. Do đó, khi phân tích nhận diện về TC cần đặt TC trong hệ thống sinh thái môi trường, gia đình và cộng đồng… để hiểu rõ các mối quan hệ cũng như các vấn đề của họ. Bên cạnh đó, đặt TC trong hệ thống môi trường cũng là để tìm ra cấp độ can thiệp (vấn đề của TC ở đâu và cần can thiệp ở mức độ nào).

Như vậy, việc NVCTXH ứng dụng lý thuyết hệ thống như một công cụ giúp việc tổng hợp, nhìn nhận vấn đề một cách sáng tỏ hơn. Ở đây lý thuyết hệ thống được dùng để xem xét nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo của phụ nữ trên địa bàn xã Tiền An: những hệ thống gia đình, các tổ chức xã hội, cộng đồng, các nguồn lực hỗ trợcó ảnh hưởng gì tới nhu cầu, nguyện vọng và khả năng ổn định cuộc sống của họ. Từ đó NVCTXH sẽ cùng TC đưa ra được những nhận định sáng tỏ nguyên nhân gây ra khó khăn cho cá nhân TCvà đưa ra được giải pháp hoạt động cho nhằm giải quyết được vấn đề của mình. Hình 1.1. Sơ đồ thuyết hệ thống Thân chủ Tổ chức xã hội Cộng đồng Nhân viên CTXH Gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 29)