Nhu cầu của phụ nữ nghèo tại xã Tiền An, thị xãQuảng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 48)

5. Tổng quan vấnđề nghiên cứu

2.4. Nhu cầu của phụ nữ nghèo tại xã Tiền An, thị xãQuảng Yên

Từ bậc thang nhu cầu A. Maslow để đánh giá nhu cầu của phụ nữ nghèo ở xã Tiền An, chúng ta thấy rằng, về cơ bản các nhu cầu của họ chưa được đáp ứng một cách đầy đủ và toàn diện. Trong công tác xã hội, việc đánh giá các nhu cầu và lựa chọn nhu cầu cần giải quyết cho TC có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ tiến trình trợ giúp.

Là hộ nghèo nên đời sống vật chất của nhóm phụ nữ này không đảm bảo nên các nhu cầu phát triển như được tham gia vào các tổ chức xã hội, được hòa nhập vào cộng đồng không được đáp ứng đầy đủ. Nhiều gia đình phụ nữ nghèo không có tivi nên việc nắm bắt các thông tin còn hạn chế. Việc tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, các hoạt động xã hội còn rất ít. Ở xã Tiền An hầu hết phụ nữ nghèo đều tham gia vào các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân. Tuy nhiên việc này chỉ dừng lại ở việc tham gia các kỳ họp định kỳ về vay vốn, phát triển kinh tế, chưa chú trọng đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho các hội viên.

Bản thân người phụ nữ nghèo còn chịu nhiều sự thiệt thòi về sự phân biệt đối xử của cộng đồng và như vậy nhu cầu được tôn trọng của họ cũng chưa được đáp ứng. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin, các phương pháp kỹ năng làm kinh tế, chăm sóc và dạy bảo con cái cũng là một hoạt động cần sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của nhóm người này.

Hiểu được nhu cầu này, nhân viên công tác xã hội cần lên kế hoạch can thiệp cụ thể và phù hợp để hỗ trợ nhóm yếu thế này.

Nhu cầu của phụ nữ nghèo tại xã Tiền An được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.3. Nhu cầu cơ bản của phụ nữ nghèo xã Tiền An

Các nhu cầu Số ý kiến

Vay vốn 17

Nâng cao tay nghề 11

Nâng cao đời sống tinh thần 20

Chăm sóc sức khỏe 12

Các nhu cầu khác 17

* Nhu cầu về vay vốn

Nhu cầu về vay vốn của phụ nữ nghèo chiếm 70% (17 người). Mục đích của nhu cầu này là để họ tham gia vào các mô hình phát triển kinh tế ở địa phương như nuôi bò sinh sản và trồng rau an toàn. Bên cạnh đó, cũng có một số hộ muốn vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở. Chị M. – một phụ nữ nghèo chia sẻ: “Gia đình em cũng được nhiều lần tập huấn, truyền thông về

tham gia một số mô hình chăn nuôi. Em thấy thị xã cũng hay triển khai mô hình nuôi bò. Em cũng muốn tham gia vì nhiều gia đình khác họ làm cũng hiệu quả và không mất quá nhiều thời gian nhưng để tham gia cần phải có vốn đối ứng.”

* Nhu cầu được tạo việc làm, nâng cao tay nghề

Bảng thống kê cho thấy, nhu cầu nâng cao tay nghề của phụ nữ nghèo chiếm 45% (11 ngườ). Đây là số liệu khá nhỏ, thể hiện sự chưa hiểu biết đúng đắn về định hướng nghề nghiệp trong dài hạn. Nhiều người còn có tư duy lựa chọn những công việc nhẹ nhàng, không cần tính chuyên môn cao như chăn nuôi gia súc và làm nông nghiệp. Họ cho rằng, với kinh nghiệm sẵn có của họ cũng đủ để thực hiện tốt những công việc này. Điều này cũng

dễ giải thích khi trình độ học vấn của họ chưa cao (chỉ có 16 người học hết cấp 2, còn lại là học hết tiểu học).

* Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe

Có 50% (12 người) phụ nữ nghèo khi được hỏi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Khi tiến hành phỏng vấn các chị em đều có nguyện vọng được chăm sóc sức khỏe định kỳ ở tuyến xã. Bởi lẽ chị em không muốn đi lên tuyến trên mất nhiều thời gian và phải chờ đợi, chi phí tốn kém. Họ mong muốn trạm y tế xã được trang bị tốt hơn về máy móc, trang thiết bị hoặc UBND xã có thể liên hệ mời bệnh viện tuyến trên về khám tại trạm y tế xã để phục vụ tốt hơn.

Sức khỏe là một tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Có sức khỏe, con người mới có khả năng lao động để tạo ra của cải, vật chất cho gia đình và xã hội. Tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của người giữ vai trò là lao động chính có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế của hộ gia đình.

Đa số nhóm phụ nữ nghèo trên địa bàn xã là người quản lý toàn bộ cuộc sống gia đình, họ phải đảm nhiệm mọi việc từ lao động sản xuất đến chăm sóc con cái. Nếu tình trạng sức khỏe của người phụ nữ tốt đồng nghĩa với việc họ có đủ thể lực để tham gia lao động, tạo thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngược lại nếu sức khỏe của họ không tốt thì dẫn đến kinh tế của hộ gia đình cũng suy giảm.

Thành viên thuộc hộ nghèo đều được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT. Tuy nhiên, nhóm người phụ nữ nàyhầu như không đi khám sức khỏe định kỳ, nếu ốm nhẹ, họ chỉ ra trạm y tế xã xin thuốc rồi về điều trị hoặc thậm chí là tự điều trị, chỉ khi nào ốm nặng họ mới đến bệnh viện.

Kết quả khảo sát thực tế việc đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh của phụ nữ nghèo ở xã Tiền An.

Tần suất đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh Số ý kiến (ngƣời) Một tháng đi khám một lần 0 6 tháng đi khám một lần 0 Một năm đi khám một lần 0 Khi nào có bệnh mới đi khám 20 Không bao giờ đi khám 4

Như vậy, ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của đối tượng phụ nữ nghèo còn rất thấp, nhưng đây cũng là tình trạng chung của hầu hết những người dân ở nông thôn do họ chưa có được những kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, về vai trò của việc khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế.

Nguyên nhân phụ nữ nghèo trên địa bàn xã không thường xuyên khám, chữa bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế được thể hiện qua bảng khảo sát như sau:

STT Lý do không đi khám bệnh Số ý kiến

1 Do không có thời gian 19

2 Do không thấy ốm đau 2

3 Do không có tiền 3

4 Lý do khác 0

Kết quả khảo sát cho thấy: trong 19 ý kiến trả lời không đi khám chữa bệnh là do không có thời gian và 2 ý kiến trả lời là do không thấy ốm đau, 3 ý kiến trả lời do không có tiền. Điều này cũng dễ dàng hiểu được vì trên thực tế, thời gian họ phải giành cho việc kiếm tiền và chăm lo con cái, không còn thời gian chăm sóc bản thân mình. Họ nghĩ rằng sức của họ, họ có thể biết được và khi nào bệnh phải thật nặng họ mới đến cơ sở y tế khám chữa bệnh. Đây là một trong những quan điểm sai lầm về chăm sóc sức khỏe tồn tại phổ

biến trong cộng đồng các vùng nông thôn. Qua khảo sát thực tế và những chia sẻ của họ cho thấy hầu hết họ ngại đến cơ sở y tế vì một phần do lao động quá bận rộn, họ không có thời gian dành cho việc khám bệnh, còn một lý do nữa là các đối tượng được cấp BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến xã. Ở đây máy móc trang thiết bị hạn chế dẫn đến tình trạng người dân thiếu tin tưởng và không muốn đi khám chữa bệnh.

* Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần

Đời sống văn hóa tinh thần: là một nhu cầu tất yếu của con người, bởi

chấtlượng cuộc sống không chỉ thể hiện ở đời sống vật chất mà còn thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần.

Đa số phụ nữ thuộc hộ nghèo trên địa bàn là lao động chính. Chính vì thế, họ phải chịu áp lực về thu nhập, phải gồng mình lên để làm việc, nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình thay thế người đàn ông bên cạnh. Vì thế, họ có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, để hưởng thụ nên đời sống tinh thần của họ cũng rất thiếu thốn.

Ngoài việc bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhóm người này còn bị hạn chế lớn trong các mối quan hệ giao tiếp với cộng đồngdo tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Hơn nữa, nhóm người phụ nữ này thường phải làm rất nhiều công việc nhằm gia tăng thu nhập, trang trải cuộc sống thường ngày, nên thời gian để tham gia các hoạt động xã giao bị hạn chế. Do vậy, họ có nhu cầu được tiếp cận thông tin, được giao lưu, trao đổi tin tức, tâm sự, trò chuyện với những phụ nữ cùng cảnh ngộ về cuộc sống, về cách chăm sóc và nuôi dạy con cái, về nhu cầu tình cảm cá nhân, họ cũng có mong muốn được tổ chức những buổi đi thăm quan…đây là một nhu cầu chính đáng và rất cần được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 48)