.Ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân hỗ trợ phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

Phụ nữ thuộc hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ là chủ hộ của hộ nghèo đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và một số các chương trình hỗ trợ về mặt chính sách.Những hoạt động này đã hỗ trợ một phần những khó khăn về vật chất, tinh thần cho phụ nữ, giúp họ tăng khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chưa thực sự hiệu quả, tính bền vững chưa cao, còn xảy ra nhiều trường hợp dễ tái nghèo khi có những biến động nhỏ trong cuộc sống.

Thực tế khảo sát trên địa bàn xã Tiền An cho thấy, việc các gia đình sống trong cùng làng xã chỉ quan tâm, giúp đỡ nhau khi gia đình có sự kiện quan trọng như cưới hỏi, ma chay hay gia đình có các biến cố lớn như cháy nhà, sập nhà hay bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, lừa đảo. Còn việc quan tâm, chia sẻ hay giúp đỡ nhau làm kinh tế, ủng hộ trợ giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn còn rất hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là do công tác tuyên truyền, vận động chưa hiệu quả, người dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc trợ giúp cho những đối tượng yếu thế. Mặt khác, điều kiện kinh tế khó khăn chung cũng là nguyên nhân của tình trạng này.

Trong CTXH, việc huy động các nguồn lực cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả quan trọng trong quá trình trợ giúp các đối tượng yếu thế nếu như biết phát hiện, đánh giá và khai thác hiệu quả. Để xây dựng phương hướng hỗ trợ hay giải pháp nhằm phát huy được tối đa các sự trợ giúp từ phíacộng đồng xã hội, đòi hỏi NVCTXH tìm ra được các nguyên nhân của vấn đề, đồng thời nắm bắt và đánh giá được đúng đắn các nguồn lực có thể vận động để trợ giúp cho đối tượng phụ nữ nghèo trên địa bàn xã Tiền An.

Như vậy, nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ nghèo tại xã Tiền An là rất cần thiết và cấp bách nhằm tạo sự kết nối giữa cộng đồng với nhóm đối tượng người này, đồng thời để phát huy nội lực, tự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, xóa bỏ mặc cảm, tự ti, dễ dàng hoà nhập xã hội.

Luận văn này mô tả tiến trình can thiệp CTXH cá nhân đối với một ca cụ thể như sau:

Trường hợp được tiến hành thực tiễn là chị Lương Thị H., 35 tuổi, sống tại thôn Cỏ Khê, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên. Chị H xây dựng gia đình từ năm 2001, đến nay đã có 4 người con. Cuộc sống gia đình tuy vất vả nhưng hạnh phúc. Đến năm 2012, chồng chị là anh Hoàng Văn T. phát hiện dương tính HIV. Chị H lo lắng và xét nghiệm thì cũng phát hiện có HIV. Hai vợ chồng hoang mang, lo sợ, suy sụp trước cú sốc vô cùng lớn. Sức khoẻ của

anh T càng ngày càng suy giảm nên những năm gần đây, chị H là lao động chính trong gia đình. Một mình nuôi 4 con nhỏ và chăm sóc cho chồng, bản thân lại bị bệnh nên cuộc sống của chị càng vất vả, khó khăn hơn. Thu nhập chính của gia đình chỉ từ 3 sào ruộng và một đàn gà nên ngoài việc làm ruộng, chị phải làm thuê để kiếm tiền trang trải cho gia đình nhưng không ổn định. Trong hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, sợ xã hội kỳ thị, dần dần chị thấy mặc cảm và tủi thân cho cuộc sống của mình. Dần dần, chị sống khép mình và ít tham gia các hoạt động xã hội. Chị T mong muốn có công việc để cải thiện cuộc sống gia đình, có thời gian chăm lo cho con trai và có tiền đưa chồng đi chữa bệnh. Đây là trường hợp khá điển hình của phụ nữ nghèo trên địa bàn thị xã và khó khăn nhất trong các hộ nghèo tại xã Tiền An.

2.6.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình giúp đỡ TC, mục đích của bước này là tạo lập mối quan hệ với TC và bước đầu thu thập một số thông tin cần thiết. Do phụ nữ nghèo đặc biệt là người có HIV, họ luôn có tâm lý tự ti, mặc cảm, sống khép kín chính vì thế việc tiếp cận họ không hề đơn giản, NVXH cần phải khéo léo và chân thành để tạo sự tin tưởng với TC của mình.

Một số thông tin về TC được thu thập như sau: Họ và tên: Lương Thị H.| Sinh năm 1983 Nghề nghiệp: Làm ruộng

Thu nhập (ước tính): 3.600.000đồng/tháng. Chồng: Hoàng Văn T.| Sinh năm 1981

Hiện không còn khả năng lao động, hiện huởng trợ cấp xã hội 350.000đ/tháng.

Địa chỉ: Thôn Cỏ Khê, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên

Hiện nay, gia đình chị H có 6 nhân khẩu, trong đó có 04 người con đang còn đi học (2 con gái lớn đang đi học lớp 11 và lớp 8, 2 con trai còn nhỏ học lớp 1 và lớp 2).

NVCTXH đã chủ động phối hợp với cán bộ Hội phụ nữ xã, cán bộ chính sách xã tìm đến nhà đối tượng nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiện và cởi mở, lắng nghe và chia sẻ, đồng cảm với TC.

“Cuộc đời em nó chán lắm .Chắc do cái số của em nó khổ. Không may cả hai vợ chồng đều như thế (có HIV). Giờ nếu không vì mấy đứa con chắc em cũng không muốn sống nữa. Em nghĩ sức mình chỉ lo được cho đứa lớn nó học xong rồi em cũng hết sức . Giờ trông chờ vào 3 sào ruộng và đàn gà thì không đủ ăn nên trong xã ai có việc gì thì sang hộ, kiếm chút công. Mà chắc họ thấy em như này (có HIV), họ cũng ngại thuê. Chồng em thì giờ chỉ quanh quẩn xung quanh nhà, không làm được gì..” – Chị H chia sẻ.

Lần đầu tiên tiếp xúc với NV CTXH, chị H. còn rất e ngại, lo lắng và không muốn giao tiếp, vì vậy, để tạo sự tin cậy ban đầu, NVCTXH đã đi cùng với chị H. cán bộ Hội phụ nữ xã đồng thời giới thiệu về bản thân, trình xuất giấy giới thiệu, trình bày với TC về mục đích, nguyên tắc làm việc…nhằm xây dựng niềm tin với TC, giúp TC hiểu hơn về CTXH đồng thời giúp TC cởi mở hơn trong việc giao tiếp và làm việc với NVCTXH. Trong những lần gặp gỡ tiếp xúc sau (1 tuần- 2 tuần/lần, có lần đi cùng với cán bộ hội phụ nữ xã; lần đi cùng với cán bộ chính sách xã, có lần tự chủ động đi một mình) , NVCTXH đã dần xây dựng niềm tin với TC, giúp TC hiểu hơn về CTXH đồng thời giúp TC cởi mở hơn trong việc giao tiếp và làm việc với NVCTXH. Qua những buổi tiếp xúc, trò chuyện tiếp theo, NVCTXH nhận thấy TC có phần bi quan trong cuộc sống nên đã sử dụng kỹ năng khích lệ, đồng cảm nhằm giúp cho TC bớt bi quan trong cuộc sống và tự ti trong giao tiếp, đồng thời NVCTXH cũng tranh thủ thu thập một số thông tin để xác định vấn đề ban đầu thông qua TC.

Bằng kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giúp TC trực diện với vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin...đồng thời qua quan sát và trò chuyện ban đầu NVCTXH nhận thấy đối tượng đang gặp phải một số vấn đề như sau:

-Vấn đề 1: TC là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. -Vấn đề 2: TC luôn mặc cảm, tự ti về bản thân.

-Vấnđề 3: TC gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc gia đình và bản thân.

2.6.2. Thu thập thông tin

Sau những buổi vãng gia, thăm, gặp và trò chuyện với TC, NVCTXH nhận thấy TC và gia đình đã dành cho mình những sự tin cậy nhất định, NVCTXH tiến hành bước tiếp theo đó là: “Thu thập thông tin”.

Để thu thập được những thông tin cần thiết NVCTXH đã sử dụng rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm rõ ý, phỏng vấn sâu...để khai thác được từng vấn đề cụ thể của TC.

Trong những buổi gặp gỡ và trao đổi với TC, NVCTXH cũng thu thập một số thông tin để xác định vấn đề ban đầu thông qua TC.

Công việc thu thập thông tin hầu như được tiến hành trong suốt tiến trình can thiệp. NVCTXH thông qua một số nguồn có thể tiếp cận được như: TC,hàng xóm, những người thân, các hội đoàn thể liên quan để thu thập thông tin. Các thông tin thu thập được bao gồm:

* Vấn đề của TC

Đầu tiên, NVCTXH lắng nghe TC tự bộc lộ về gia đình, bản thân, những khó khăn, bức xúc mà họ đang gặp phải. Qua đó, NVCTXH xác nhận một số vấn đề mà TC hiện đang gặp phải:

Thứ nhất: TC là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế

Hiện tại TC đang rất khó khăn và chật vật về kinh tế. TC chỉ có 3sào ruộng là nguồn thu nhập chính. Thỉnh thoảng trong thôn ai thuê làm gì thì làm đấy hoặc ai giới thiệu lên thị xã làm ngắn hạn. Nhiều người biết chị có HIV cũng ngại thuê mướn nên cơ hội tạo ra thu nhập của chị vô cùng hạn chế. Bên cạnh đó, sức khoẻ của chồng chị ngày càng yếu đi, chỉ có thể loanh quanh quét tước cửa nhà và trông đàn gà ở nhà, không làm ăn gì được. Con nhỏ thì còn đi học, nhiều khoản chi tiêu.

Thứ hai: TC luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti

Thông qua các cuộc tiếp xúc, trò chuyện, NVCTXH nhận thấy TC là người luôn mặc cảm, lo lắng với hiện tại. Điều này rất dễ hiểu, khi rơi vào cảnh nghèo khó đã rất khổ, lại thêm mắc căn bệnh thế kỷ (HIV) đã khiến TC càng ngày càng rời xa xã hội, ít giao tiếp.

Thứ ba: TC gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc các con và chồng

Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề của TC thông qua những lời tâm sự, NVCTXH nhận thấy, TC là người chăm lo cuộc sống cho con cái và chồng trong tất cả mọi việc từ những nhu cầu cơ bản nhất đến việc lo lắng tạo ra thu nhập cho gia đình...bởi gia đình đông con, tình trạng sức khoẻ của anh T thì vô cùng yếu.

Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan hơn về hoàn cảnh của chị H, NVCTXH cũng chủ động thu thập thông tin từ các nguồn khác như: hàng xóm, hội phụ nữ và các hội đoàn thể liên quan khác... bên cạnh việc thu thập thông tin qua TC để bổ sung cho các thông tin được hoàn chỉnh hơn.

Qua những kênh thông tin này, NVCTXH cũng hiểu thêm được rằng, cuộc sống gia đình chị H vốn dĩ đã khó khăn, lại sinh nhiều con. Cuộc sống càng khó khăn hơn nữa khi anh chị phát hiện ra hai vợ chồng dương tính với HIV. Tinh thần họ gần như sụp đổ nếu như không may mắn biết được rằng con út của vợ chồng chị âm tính với HIV. Cộng đồng, các hội đoàn thể cũng cảm thông với hoàn cảnh của gia đình chị. Gia đình chị thường xuyên được quan tâm, động viên, thăm hỏi tặng quà ngày lễ tết, ngày kỷ niệm của Hội Phụ nữ, hay Ngày vì người nghèo…Từ đó, NVCTXH có thể có thêm những định hướng cụ thể hơn trong việc lập ra kế hoạch can thiệp cụ thể cho TC: ví dụ như NVCTXH có thể là cầu nối giúp cho TC vượt qua mặc cảm và cởi mở hơn với mọi người trong việc tham gia sinh hoạt ở chi hội phụ nữ của thôn.

Những vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: - Thiếu thốn điều kiện sản xuất cơ bản: đất đai, nguồn vốn.

- Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất.

- Chịu nhiều định kiến xã hội: vợ chồng có HIV.

- Chi phí trong chăm sóc con cái và chồng: chi phí vật chất: (tiền ăn uống, thuốc thang, chi phí học tập cho con...), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc chồng, con cái).

- Những khía cạnh môi trường xung quanh tác động tới TC: Môi trường xung quanh tác động đến TC và vấn đề của TCtheo hai hướng:

+ Thứ nhất: Sự động viên, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể: cộng đồng thôn Cỏ Khê, Hội phụ nữ,… là động lực giúp TC có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

+ Thứ hai: Sự xa lánh, kỳ thị và ánh mắt thiếu cảm thông, chia sẻ của cộng đồng sẽ khiến cho TC bị cô lập, mặc cảm tự ti mà chính điều này sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề của TC.

Trong thu thập thông tin, NVCTXH cần chú trọng tìm hiểu kỹ những khía cạnh này để từ đó có kế hoạch trị liệu cụ thể làm sao vừa có thể làm cho TC sử dụng hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của cộng đồng lại vừa có thể làm cho một bộphận người dân hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của TC nhằm tạo cơ hội cho TC giao tiếp và có nhiều hơn các mối quan hệ xã hội.

- Tìm hiểu về các nguồn lực:

NVCTXH cùng với TC bàn bạc, thảo luận về các nguồn lực có thể huy động để giải quyết vấn đề, bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính

bản thân TC và gia đình), các yếu tố khách quan (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội). Cụ

thể như sau: Về nội lực:

Nguồn lực để giải quyết vấn đề của TC hầu như là không có nhất là về vật chất, về tinh thần TC hầu như cam chịu và chấp nhận hoàn cảnh, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Về các yếu tố khách quan:

+ Anh em, họ hàng: chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo bố mất sớm mẹ ở vậy nuôi chị rồi bà cũng mất nên chị chẳng có anh chị em ruột thịt mà nhờ cậy, anh em xa thì xa lánh, không thông cảm... Đối với gia đình chồng, anh T. chồng chị, bố mẹ mất sớm, ở cùng người cô ruột, sau khi anh T. kết hôn với chị H. được 2 năm, người cô ruột cũng mất, Vì vậy, chị không nhận được sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của anh em, họ hàng.

+ Cộng đồng xung quanh cũng có nhiều người chia sẻ, thông cảm, nhưng có người thì cũng kỳ thị, xa lánh, sợ lây nhiễm nên chị hạn chế các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày, bản thân chị sống đơn độc thiếu sự sẻ chia, giúp đỡ của láng giềng.

+ Các tổ chức đoàn thể: đã có những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho TC. Tuy nhiên, sự trợ giúp đỡ đó chỉ mang tính tức thời bởi nó gần như là một hoạt động từ thiện do vậy nó chưa khơi dậy tiềm năng và khả năng vươn lên giải quyết vấn đề của TC.

Như vậy, qua một số thông tin trên đây có thể thấy TC không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà còn tự ti về bản thân, mặc cảm về gia đình và hầu như bị cô lập, lạc lõng trong xã hội. Chính vì thế, TC cần sự cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng. Đây là vấn đề khó đặt ra cho NVCTXH, NVCTXH cần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình can thiệp với đối tượng.

2.6.3. Chẩn đoán

Thông qua các thông tin có được NVCTXH nhận thấy vấn đề TC gặp phải có tính chất khá nghiêm trọng:

- Vấn đề thứ nhất: TC là người gặp khó khăn về kinh tế. - Vấn đề thứ hai: TC mặc cảm, ít cởi mở.

- Vấn đề thứ ba: TC gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc chồng ốm yếu và các con nhỏ.

Trong tất cả các vấn đề đó thì NVCTXH cùng với TC đã xác định vấn đề ưu tiên đó là vấn đề khó khăn về kinh tế và tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân cũng như gia đình. Đây không phải là vấn đề khó khăn nhất nhưng đây là vấn đề mà trong một thời gian nhất định cùng với những kỹ năng của mình NVCTXH có thể can thiệp được phần nào. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề mà nếu khắc phục được nó sẽ tạo thuận lợi hơn, tạo bàn đạp để NVCTXH giải quyết cho vấn đề thứ ba là chăm sóc con cái sẽ thuận lợi. Bởi khi có điều kiện về kinh tế tâm lý thoải mái hơn TC sẽ có điều kiện chăm cho con hơn về ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 50)