Thực trạng phụ nữ nghèo trên địa bàn xã TiềnAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 42)

5. Tổng quan vấnđề nghiên cứu

2.2. Thực trạng phụ nữ nghèo trên địa bàn xã TiềnAn

TiềnAn tuy là một xã đang trên đà phát triển về kinh tế, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Theo kết quả rà soát cuối năm 2017, hộ nghèo xã Tiền An còn 45 hộ (tương đương 1,77% tổng số hộ dân) và hộ cận nghèo còn 200 (tương đương 14,17% tổng số hộ dân). Phụ nữ nghèo trên địa bàn xã thường hạn chế trong việc tiếp cận các tri thức, thông tin và chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh nên cuộc sống rất khó khăn.

Bảng 2.1. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo các thôn ở xã Tiền An TT Thôn Số hộ TT Thôn Số hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) 1 Chợ Rộc 174 3 1.72 7 4,02 2 Cửa Tràng 146 1 0,68 3 2,05 3 Cỏ Khê 122 2 1,64 8 6,56 4 Cây Sằm 188 3 1,60 6 3,19 5 Giếng Đá 121 3 2,48 14 11,57 6 Thôn Chùa 122 2 1,64 10 8,20 7 Thôn Đình 209 4 1,91 19 9,09 8 Vườn Chay 144 3 2,08 10 6,94 9 Bãi 2 125 2 1,60 14 11,20 10 Giếng Sen 163 3 1,84 14 8,59 11 Giếng Méo 132 4 3,03 14 10,61 12 Núi Thùa 213 4 1,88 17 7,98 13 Núi Đanh 128 2 1,56 8 6,25 14 Núi Thành 252 6 2,38 21 8,33 15 Thành Giền 127 1 0,79 18 14,17 16 Bãi 4 173 2 1,16 17 9,83 Tổng cộng 2539 45 1,77% 200 14,17

(Báo cáo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã Tiền An cuối năm 2017) Nhiều phụ nữ phải sống trong tình cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần và phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống, theo số liệu thống kê của xã thì năm 2017 toàn xã có 24 hộ nghèo có thành viên là phụ nữ.

Bảng 2.2. Thực trạng hộ nghèo ở các thôn có phụ nữ làm chủ hộ tại xã Tiền An

TT Thôn, xóm Tổng số hộ Số hộ có thành viên là phụ nữ còn khả năng lao động

1 Chợ Rộc 1 Không

2 Cửa Tràng Không Không

3 Cỏ Khê 1 Không

4 Cây Sằm 3 1

5 Giếng Đá 2 1

6 Thôn Chùa Không Không

7 Thôn Đình 3 2 8 Vườn Chay 3 1 9 Bãi 2 1 không 10 Giếng Sen 2 2 11 Giếng Méo 2 2 12 Núi Thùa 1 1

13 Núi Đanh 1 Không

14 Núi Thành 2 2

15 Thành Giền 1 1

16 Bãi 4 1 không

Tổng 24 13

Qua bảng số liệu trên, số hộ nghèo có có thành viên là phụ nữ còn khả năng lao động(tính đến cuối năm 2017) tương đối lớn (chiếm 50% số phụ nữ thuộc hộ nghèo) và phân bố không đồng đều ở các thôn.

Công việc thiếu ổn định dẫn đến sự khó khăn về đời sống vật chất đã khiến cho đời sống tinh thần của phụ nữ nghèo ở xã Tiền An không được

đảm bảo, theo kết quả của các cuộc phỏng vấn cho thấy hầu hết phụ nữ nghèo tại xã có nhu cầu vươn lên thoát nghèo, được hướng dẫn làm kinh tế và được vay vốn để sản xuất.

*Nhóm nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo

Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến tình trạng phụ nữ nghèo đó là do trình độ học vấn thấp, phụ nữ nghèo tại xã chủ yếu là học đến trung học cơ sở, theo khảo sát 24 phụ nữ thì có 16 phụ nữ trả lời họ chỉ học đến THCS, 8 phụ nữ học hết tiểu học. Có thể thấy rằng đây là tình trạng chủ yếu của phụ nữ nghèo tại các xã, vì hoàn cảnh khó khăn nên họ không có có hội để nâng cao kiến thức của mình. Trình độ dân trí không đồng đều nên họ không chỉ thiếu kiến thức làm kinh tế mà phụ nữ nghèo tại xã còn thiếu thông tin về các dịch vụ dành cho người nghèo cũng như cách chăm sóc bản thân và cũng là một khó khăn trong việc tuyên truyền các chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước về giảm nghèo và kiến thức làm kinh tế. Chị Vũ Thị H. PCT Hội phụ nữ xã Tiền An cho biết:“Để nâng cao kiến thức làm kinh tế cho chị em phụ

nữ trong xã đặc biệt là những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hội phụ nữ xã và các đầu tư đã tổ chức nhiều lớp học dạy cách làm kinh tế như cách trồng rau an toàn, chăn nuôi bò,... hay hỗ trợ vay vốn trong phát triển kinh tế.Tuy nhiên vì trình độ học vấn không đồng đều nên việc truyền đạt rất khó khăn, nhiều chị em học xong nhưng cũng không biết làm”.

Thứ hai là do tâm lý tự ti mặc cảm của phụ nữ nghèo tại xã, đây là đặc điểm tâm lý đặc trưng của phụ nữ nghèo. Những phụ nữ nghèo họ sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất, nhiều người còn phải chịu định kiến của xã hội chính vì thế mà họ ngại giao tiếp với những người xung quanh.

Theo kết quả của 24 cuộc phỏng vấn thì có tới 13 phụ nữ nghèo trả lời họ ít tham gia (có tham gia nhưng không đầy đủ) các hoạt động xã hội hay các hoạt động của hội phụ nữ, có tới 11 người trả lời họ ngại tiếp xúc với người khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội và kiến thức khoa học,

không những thế sự tự ti mặc cảm cùng với những định kiến xã hội khiến nhiều phụ nữ nghèo không dám vươn lên để cải thiện cuộc sống của mình.“Nhiều chị em nghèo ở xã sống khép kín và dường như không tham gia

các hoạt động của hội, để cải thiện tình hình này thì hội đã tổ chức đến nhà vận động chị em tham gia nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn”. (Chị Vũ Thị

H. PCT Hội phụ nữ xã Tiền An cho biết).

Thứ ba là do bệnh tật, ốm đau. Do sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nên nhiều chị em phụ nữ nghèo tại xã không có điều kiện để chăm sóc bản thân, chất lượng bữa ăn không được đảm bảo nên sức khỏe của phụ nữ nghèo rất yếu trong khi họ phải lao động vất vả. Theo điều tra thì có tới 18 phụ nữ nghèo tại xã trả lời họ chủ yếu ăn rau và một số loại thực phẩm tự làm được, những bữa ăn có đầy đủ thịt và cá rất ít. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân khiến sức khỏe của phụ nữ nghèo giảm và đó cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều căn bệnh, hoàn cảnh khó khăn cùng với bệnh tật đã làm cho cuộc sống phụ nữ nghèo càng vất vả hơn, họ phải chi trả tiền thuốc và nhiều phụ nữ không thể lao động để lo cho cuộc sống gia đình mình.

Và nguyên nhân nữa lànhiều phụ nữ ở xã họ bằng lòng với cuộc sống của mình, chấp nhân sự nghèo khổ, họ xem đó là số phận. Đa số phụ nữ nghèo tại xã Tiền An cho rằng cuộc sống nghèo khổ là do số phận, chính vì thề họ chấp nhận hoàn cảnh thực tại và không muốn vươn lên, Chị M tâm sự

“Từ nhỏ cuộc sống của em đã nghèo, lấy chồng cũng không khá hơn là bao nhiêu, chắc là do số phận nó thế”.

*Nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo.

Thứ nhất, thiếu vốn kinh doanh, sản xuất hoặc khi có vốn nhưng không biết cách sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Hầu hết phụ nữ nghèo tại xã thiếu vốn sản xuất, mặc dù ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện huy động cho vay vốn với lãi suất thấp nhưng khoản tiền ít và thời gian trả gấp nên nguồn vốn không phát huy hiệu quả của nó. Mặt khác khi sử dụng

vốn vay do trình độ thấp nên nhiều chị em không biết đầu tư khoản tiền được vay vào việc gì.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hiện tại phụ nữ nghèo họ rất cần nguồn vốn để làm kinh tế và được cán bộ chính sách hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn vay đó. Chính vì thế mà chính quyền xã cần chú trọng đến vấn đề này nhằm giúp phụ nữ nghèo làm kinh tế để nâng cao đời sống của gia đình họ.

Chị H. một phụ nữ nghèo cho biết: “Giờ nghĩ Nhà nước cho vay cũng

không biết làm gì, với lại, vay số tiền lớn như vậy, nhỡ làm ăn thua lỗ, thì lại không biết trả kiểu gì. Mà không rõ mục đích làm ăn, xã họ cũng không cho vay tiền đâu”.

Thứ hai, do trong gia đình có con bệnh tật hoặc có người mắc tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy,… Theo nguồn thông tin của cán bộ chính sách xã Tiền An thì nhiều gia đình trở nên khó khăn vì trong gia đình có người ốm hoặc bị tàn tật, mắc những tệ nạn xã hội trong đó nghiện rượu là hiện tượng phổ biến ở xã. Theo kết quả khảo sát, thì có 03 phụ nữ nghèo cho rằng chồng thường xuyên uống rượu, không chỉ vậy mà nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình khi có chồng nghiện rượu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hiện tại phụ nữ nghèo họ rất cần nguồn vốn để làm kinh tế và được cán bộ chính sách hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn vay đó. Chính vì thế mà chính quyền xã cần chú trọng đến vấn đề này nhằm giúp phụ nữ nghèo làm kinh tế để nâng cao đời sống của gia đình họ.

Cuộc sống nghèo khổ, quanh năm sống vất vả khi trong gia đình có người ốm hay có người mắc tệ nạn xã hội thì hoàn cảnh của gia đình họ càng nghèo hơn. Chị B, một phụ nữ nghèo tâm sự:“Trước đây gia đình chị cũng

bình thường, đủ ăn đủ mặc, nhưng từ khi có đứa con trai trong nhà nghiện ma tuý, bao nhiêu của cải trong nhà nó cho đem đi cầm cố hết”.

Thứ ba, là do phụ nữ nghèo phải chịu nhiều định kiến trong xã hội, nhiều người chịu sự phân biệt và kì thị phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt (

bị nhiễm HIV, khuyết tật…) điều này làm cho họ mặc cảm và không dám vươn lên thoát nghèo. Phụ nữ nghèo họ rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người xung quanh nhưng chính những cái nhìn không tốt của người khác đã làm cho họ sống khép kín và vấn đề của họ sẽ càng trầm trọng. Theo kết quả của những cuộc phỏng vấn thì hầu hết phụ nữ nghèo tại xã đều trả lời họ thường bị hàng xóm khinh thường và ít khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

Thứ tư, là do đông con. Nhiều phụ nữ quan niệm “đông con hơn đông của” nên họ sinh nhiều con. Theo kết quả khảo sát thì có 11 người sinh con thứ 3 trở lên. Mặc dù chính quyền xã đã tuyên truyền chương trình kế hoạch hóa gia đình nhưng gia đình cố tình không nghe hoặc không hiểu, không nhận thức được tác hại của việc sinh nhiều con. Hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế không được đảm bảo nên đông con đã làm cho đời sống của nhiều gia đình càng khó khăn hơn, một số gia đình phải cho con nghỉ học để đi làm thêm kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Thứ năm, do mất chồng hoặc chồng không còn khả năng lao động, bệnh tật... Trong xã nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ do phải làm trụ cột trong gia đình và phải đối mặt với nhiều rủi ro, họ phải làm tất cả mọi việc để nuôi con và nhiều người không nhận được sự giúp đỡ từ người khác, không có chỗ dựa về tinh thần và vật chất như bao phụ nữ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 42)