Thực trạng CTXH đối với phụ nữ nghèo là chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)

5. Tổng quan vấnđề nghiên cứu

2.5. Thực trạng CTXH đối với phụ nữ nghèo là chủ hộ

Trong số 45 hộ nghèo của xã có 24 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, trong số 24 hộ đó có 13 người còn khả năng lao động, số phụ nữ còn lại là người cao tuổi, người khuyết tật, người ốm đau dài ngày.... Công việc chính mang

lại thu nhập cho gia đình những người này đều là sản xuất, chăn nuôi nông nghiệp, làm thêm theo thời vụ, đan lát thủ công...Tuy nhiên, tất cả phụ nữ này đều tham gia hội phụ nữ xã và nhận được sự hỗ trợ của cơ quan, chính quyền, đoàn thể, tổ chức, đơn vị các cấp. Tuy nhiên, đa số các chương trình trợ giúp chỉ mang tính chất hỗ trợ trực tiếp, chưa giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc thực sự họ đang gặp phải trước mắt đó là thoát nghèo.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tiền An và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp trên, trong những năm qua Hội liên hiệp phụ nữ xã Tiền An đã triển khai thành công Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp và gắn liền với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây

dựng gia đình hạnh phúc”. Hội phụ nữ xã cũng đã phối hợp với các ban

ngành đoàn thể triển khai các hoạt động phụ nữ nói chung và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh

tế, tạo việc làm, tăng thu nhập” thực hiện giảm nghèo bền vững, Hội phụ nữ

xã Tiền An đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Thị xãQuảng Yên thành lập các tổ vay vốn để chị em tham gia vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay Hội phụ nữ xâ quản lý 11 tổ vay vốn nguồn Ngân hàng chính sách xã hội.

Thực hiện Kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND xã Tiền An luôn quan tâm giao cho Hội phụ nữ xã phối hợp với Hội nông dân xã mở lớp khuyến nông để hỗ trợ các hộ trồng lúa, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc… theo khoa học kỹ thuật để đạt năng suất cao.

* Các chương trình hỗ trợ về mặt chính sách

Khi được UBND xã công nhận là hộ nghèo, thành viên thuộc hộ nghèo được hưởng đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo như: các chính sách tín dụng ưu đãi, phát triển sản xuất, nhà ở, nước sạch và

vệ sinh, tiếp cận thông tin, giáo dục, y tế, chính sách hỗ trợ chi phí nuôi con hàng tháng cho phụ nữ đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con nhỏ… những chính sách này nhằm hỗ trợ thành viên thuộc hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, yên tâm phát triển kinh tế.

* Hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã làm động lực thúc đẩy đời sống, kinh tế xã hội của người dân phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm mới cho người dân, nhiều chính sách của Đảng và nhà nước đã hỗ trợ tích cực cho các hộ dân, nhất là các hộ nằm trong diện: hộ nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên hiện nay việc bố trí nguồn lực chủ yếu vẫn dựa vào kinh phí nhà nước, việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế, vì vậy việc bố trí nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời so với yêu cầu đặt ra.

Tóm lại, CTXH trên địa bàn xã đối với nhóm đối tượng phụ nữ thuộc hộ nghèo đang được tiến hành chưa chuyên nghiệp, chuyên sâu, chưa bài bản. Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ phụ nữ nghèo đa số xuất phát từ tình hình thực tế của đối tượng. Hay nói cách khác, các hoạt động đa phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của đối tượng mang tính chất hỗ trợ, tạm thời mà chưa giúp đối tượng hiểu ra được vấn đề của mình để giải quyết triệt để và tự hòa nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã tiền an, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)