Tình trạng TNTT của họcsinh trong 1 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 50)

giao thông, động vật cắn… phải đi cấp cứu, chính quyền luôn phải khuyến các phụ huynh phải sát sao với con em mình sau thời gian học tại trường, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”

(PVS Trưởng Công an xã Giao Phong).

Theo chia sẻ của PHHS những TNTT chủ yếu do các em tò mò nghịch ngợm bị bỏng, bị bong gân, bị xây xƣớc chân tay mặt mày, những tai nạn do học sinh chạy nhảy, tham gia giao thông, bị ngỗ độc thức ăn, bị phản ứng do uống sai thuốc, bị điện giật, bị vật nuôi cắn…

b)Về địa điểm các em thường bị TNTT.

Theo PHHS cho biết những nơi các em hay bị TNTT là: Nơi vắng vẻ 33,5%; Đƣờng giao thông 29%; Tại Gia đình 27,5%; Nơi có nhiều cây ăn quả mọc cao 24,5%; Tƣờng cao 15,5%; Trƣờng học 11,5%. (xem biểu đồ 2.6)

Các PHHS cũng cho rằng những học sinh bị TNTT trong gia đình họ là do sự chủ quan của ngƣời lớn, do phụ huynh mải mê làm việc không có thời gian để ý tới con cái đã dẫn tới những rủi ro TNTT cho con cái.

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Từ kết quả khảo sát, cho thấy môi trƣờng xung quanh có rất nhiều những nguy cơ và rủi ro có thể gây TNTT cho học sinh. Nhà trƣờng và gia đình cần thƣờng xuyên hƣớng dẫn, trang bị cho con em mình những kiến thức – kỹ năng nhằm nhận diện và ứng xử hợp lý trong từng tình huống gặp phải, nhằm giúp các

0 5 10 15 20 25 30 35

Nơi vắng vẻ Đƣờng giao thông Tƣờng cao Nơi có nhiều cây ăn quả mọc cao Tại Trƣờng học Tại gia đình 33.5 29 15.5 24.5 11.5 27.5

Biểu 2.6. Địa điểm xảy ra TNTT đối với học sinh (Đơn vị: %; N=200)

em có thể xử lý tốt vấn đề của bản thân khi phải đƣơng đầu với hoàn cảnh nguy hiểm, rủi ro ảnh hƣởng tới bản thân, thậm chí ảnh hƣởng tới tính mạng.

c) Những nguyên nhân dẫn đến TNTT cho học sinh.

TNTT ở học sinh có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên để biết nhiều hơn về các nguyên nhân dẫn đến TNTT cho các em, các bậc PHHS là những ngƣời trực tiếp bảo vệ chăm sóc các em sẽ hiểu rất rõ về điều này. Kết quả khảo sát, các bậc PHHS xã Giao Phong cho biết những nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNTT ở học sinh nhƣ sau: Có 58,5% PHHS chƣa từng thấy TNTT ở con cái bao giờ; 83,5% PHHS không biết nhiều về những nguy hiểm dễ xảy ra với con cái; 44,5% PHHS cho rằng do không có ngƣời chỉ dẫn dùng các đồ vật dễ gây nguy hiểm; 76,5% PHHS không lƣờng hết đƣợc sự bất ngờ bên ngoài xã hội.

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

PHHS cũng cho rằng nguyên nhân gián tiếp dẫn đến TNTT ở học sinh có lỗi do gia đình, nhà trƣờng thiếu nhắc nhở thƣờng xuyên các em về phòng tránh những tai nạn rủi ro có thể xảy ra. Nhƣng phần lớn TNTT xảy ra trực tiếp do các em. Kết quả nhận xét của PHHS cho biết các nguyên nhân trực tiếp đó nhƣ sau: 96,5% do sự hiếu động tò mò của lứa tuổi học sinh; 55,0% do gia đình thờ ơ chủ quan; 37,5% do trong nhà trƣờng thày cô không nhắc nhở; 23,5 nơi xả ra TNTT không có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; 1,5% bị ngƣời khác cố ý làm hại; 41,0% do môi trƣờng sống xung quanh có nhiều rủi ro.

0 20 40 60 80 100 Gia đình chƣa thấy xảy ra TNTT ở con

cái bao giờ

Không biết nhiều về những nguy hiểm dễ xảy ra đối với HS Không có ngƣời chỉ dẫn khi dùng đồ vật dễ gây nguy hiểm Không lƣờng trƣớc đƣợc tai nạn bất ngờ bên ngoài xã

hội

58.5

83.5

44.5

76.5

Biểu 2.7. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNTT cho học sinh (Đơn vị: %; N=200)

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

2.3.2. Những kiến thức kỹ năng , kinh nghiệm của PHHS trong phòng tránh TNTT cho con em

Phòng tránh TNTT cho trẻ em, trƣớc hết là trong gia đình. Các bậc PHHS muốn phòng tránh các TNTT cho con em mình thì phải có hiểu biết, có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, can thiệp hỗ trợ giúp con em minh không bị nguy cơ cũng nhƣ bị TNTT khi chẳng may gặp phải. Biểu đồ 2.9 dƣới đây đã thể hiện nguồn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà PHHS trƣờng tiểu học xã Giao Phong có đƣợc để phòng tránh TNTT cho con em mình.

Theo các vị PHHS cho biết những kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng phòng tránh TNTT biết đƣợc chủ yếu và phần lớn là:Từ kinh nghiệm của cộng đồng (93,5%); Từ kinh nghiệm bản thân (87,5%); Từ trong gia đình (81,0%); Từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Đài truyền hình, Đài phát thanh, báo chí,(77,0%). Còn từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội rất ít. Chẳng hạn nhƣ: Từ Chính quyền địa phƣơng (56,5%); Từ Đoàn thanh niên CSHCM (68,5%); Từ Hội phụ nữ (54,5%); Từ Công an (23,5%); Từ các cơ quan Y tế Từ tổ chức Chữ Thập đỏ (4,5%). (Cụ thể xem Biểu đồ 2.9)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Môi trƣờng sống xung quanh nhiều rủi ro Bị ngƣời khác cố ý làm hại Nơi xảy ra tai nạn không có dấu hiệu … Trong trƣờng thầy cô giáo không nhắc nhở

Gia đình thờ ơ, chủ quan Sự hiếu động, tò mò của lứa tuổi HS

41 1.5 23.5 37.5 55 96.5

Biểu 2.8. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNTT ở học sinh (Đơn vị: %; N=200)

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Kết quả khảo sát trên cho thấy vai trò rất lớn và có ý nghĩa của cộng đồng và gia đình cũng nhƣ của các cơ quan truyền thông đại chúng đối với việc cung cấp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phòng chống TNTT cho trẻ em. Đồng thời cũng cho thấy chính quyền và các đoàn thể xã hội chƣa có sự tác động mạnh mẽ trong việc nâng cao hiểu biết, kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm cho các PHHS trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ em tại địa phƣớng. Đây là điều cần lƣu ý khuyến nghị chính quyền và các đoàn thể xã hội tại xã Giao Phong nên quan tâm tới.

2.3.3. Ứng xử của PHHS khi thấy con em bị TNTT

Có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong phòng tránh TNTT cho trẻ em, nhƣng việc ứng xử với các tình huống bất ngờ gây TNTT cho trẻ cũng là một nội dung cần quan tâm xem xét. Để tìm hiểu điều này, qua phân tích số liệu, lập biểu đồ chúng tôi thấy khi tình huống TNTT xảy ra các PHHS đã ứng xử nhƣ thế này: 6,5% PHHS chƣa biết xử lý thế nào; 37,5% PHHS kêu to, làm tín hiệu để ngƣời đến giúp đỡ ; 54,5% PHHS tự mình lo liệu lấy; Chỉ có 1,5% PHHS làm theo lời khuyên của cán bộ tƣ vấn của ngành y tế. (Xem cụ thể tại biểu đồ 2.10).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Từ các cơ quan Y tế Từ Công an Từ Đoàn Thanh niên Từ chính quyền địa phƣơng Từ kinh nghiệm của cộng đồng Từ kinh nghiệm bản thân

66 4.5 34.5 23.5 68.5 54.5 56.5 77 93.5 81 87.5

Biểu 2.9 Kênh cập nhật kiến thức - kỹ năng phòng ngừa TNTT của phụ huynh học sinh

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Kết quả trên cũng khá bất ngờ vì vẫn còn tới 6,5% PHHS không biêt xử lý tình huống khi con em bị TNTT. Điều đó rất không hay nếu TNTT có tính chất nguy hiểm, cần sự hỗ trợ ứng cứu nhanh, kịp thời giảm thiểu tổn thƣơng hay mất mát đối với các em. Tỷ lệ làm theo lời của cán bộ y tế quá thấp. Điều này chứng tỏ các PHHS chƣa, hoặc rất ít biết đến các kỹ năng cấp cứu, sơ cứu thông thƣờng mà ngành y tế vẫn truyền thông phổ biến kiến thức đến cho ngƣời dân. Đây là điều các PHHS trƣờng tiểu học xã Giao Phong cần phải quan tâm hơn nữa.

Nhận xét về các hứng xử đối với TNTT của con em mình, Giáo viên Nhà trƣờng đã cho biết PHHS ứng xử khá kém đối với các tình huống học sinh bị TNTT ở nhà trƣờng hoặc ở gia đình.

“Công tác nhiều năm tại trường theo quan sát, đánh giá của bản thân tôi cho thấy hầu như khi TNTT ở học sinh xảy ra, nếu xảy ra tại trường thì phụ huynh đến trường làm toáng lên quy trách nhiệm ngay cho nhà trường. Còn nếu TNTT xảy ra ở bên ngoài nhà trường và gia đình thì hầu như phụ huynh đều ứng xử với các tình huống này khá kém, có phụ huynh vì hoảng hốt, cuống lên không biết xử lý thế nào, vấn đề này tồn tại ở một bộ phận lớn phụ huynh trer tuổi”

(PVS Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giao Phong).

Nghiên cứu đã đưa ra 3 TEST kiểm tracách ứng xử của PHHS khi thấy tình huống học sinh bị TNTT

TEST thứ nhất để kiểm tra PHHS xử lý thế nào khi có tình huống thấy một học sinh bị điện giật. Kết quả kiểm tra cho biết: Có 2,5% PHHS chƣa biết xử lý thế

6.5%

37.5% 54.5%

1.5% Biểu 2.10 Xử lý khi thấy học sinh bị TNTT(Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)

Chƣa biết xử lý thế nào

Kêu to, làm tín hiệu để ngƣời đến giúp đỡ

nào; 19,5% PHHS dùng tay để kéo học sinh ra khỏi chỗ bị điện giật; 66,5% PHHS dùng vật cách điện kéo học sinh ra khỏi nguồn điện; 11,5% PHHS gọi điện cho

ngƣời hỗ trợ.

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Kết quả kiểm tra này cho thấy còn nhiều PHHS rất ít hiểu biết về điện và sự nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với điện, 19,5% PHHS dùng tay để kéo học sinh ra khỏi chỗ bị điện giật là một minh chứng rất rõ về sự thiếu hiểu biết đó.

TEST thứ 2nhằm kiểm tra sự ứng xử của PHHS khi gặp tình huống học sinh bị đuối nƣớc. Kết quả cho biết: Có 5,5% PHHS chƣa biết xử lý thế nào; 89% PHHS, nếu biết bơi thì nhảy xuống nƣớc cứu ; 3,5% PHHS kêu ngƣời đến cứu; 2,0% PHHS tìm phƣơng tiện trợ giúp .(Xem biểu đồ 2.12)

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

2.5% 19.5%

66.5% 11.5%

Biểu 2.11. Xử lý khi thấy học sinh bị tai nạn điện giật(Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)

Chƣa biết xử lý thế nào

Dùng tay kéo học sinh ra khỏi chỗ bị điện giật

Dùng vật cách điện để kéo học sinh ra khỏi nguồn điện

5.5%

89% 3.5 2

Biểu 2.12. Xử lý khi thấy học sinh bị đuối nước(Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)

Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc hậu quả của đuối nƣớc, PHHS kỹ năng cứu đuối nƣớc, nếu biết bơi. Khi gặp tình huống học sinh bị đuối nƣớc tùy cơ ứng biến. nhƣng phải bình tĩnh, xử lý hợp lý bằng các biện pháp tốt nhất, nhanh nhất hiệu quả nhất, bảo đảm an toàn để giúp đỡ ngƣời bị nạn.

TEST thứ 3 nhằm kiểm tra sự ứng xử của PHHS khi gặp tình huống học sinh bị chảy máu khi bị thƣơng tích. Kết quả cho biết nhƣ biểu đồ 2.13 dƣới đây. ,

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Kết quả cụ thể là: Có 9,0% PHHS chƣa biết nên làm thế nào; 18,5% PHHS kêu ngƣời lớn đến để giúp đỡ; 47,5% PHHS băng bó tạm thời để không bị máu; 25,0% PHHS đƣa trẻ em đến chỗ có thể sơ cấp cứu.

2.3.4. Những biê ̣n pháp phòng tránh TNTT cho học sinh Trường Tiểu học Giao Phong

2.3.4.1. Những biện pháp PHHS đã sử dụng để phòng tránh TNTT cho con em

Đối với các bậc PHHS trƣờng tiểu học xã Giao Phong, việc phòng tránh các tai nạn cho con em là điều rất mong muốn và cần thiết. Kết quả khảo sát cho biết các bậc PHHS đã có biện pháp đó nhƣ thế nào.

9%

18.5%

47.5% 25%

Biểu 2.13. Xử lý khi thấy học sinh bị thương chảy máu(Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)

Chƣa biết xử lý thế nào Gọi bác sĩ, y sĩ trợ giúp Băng bó tạm thời để không bị chảy máu

(Nguồn: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Giao Phong)

Kết quả phân tích số liệu khảo sát tìm hiểu về các biện pháp mà các PHHS cho rằng cần phải có để phòng tránh TNTT cho học sinh đƣợc biết cụ thể nhƣ sau: Có 91,5% PHHS cho rằng cha, mẹ , thày cô giáo và ngƣời lớn cần giám sát hoạt động của trẻ em; 87,0% PHHS cho rằng gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng phải hƣớng dẫn trẻ em biết cách xử lý khi gặp phải tai nạn thƣơng tích; 84,5% PHHS cho rằng cần phải hƣớng dẫn học sinh biết cách sử dụng các vật dụng; 75,5% PHHS cho rằng phải cảnh giác với những hành vi hiếu kỳ tò mò của trẻ em; 71,0% PHHS cho rằng những nơi nguy hiểm phải có các biển báo hoặc ngăn cách; 67,5% PHHS cho rằng cần phổ biến trong cộng đồng các các biện pháp phòng ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em; 53,5% PHHS cho rằng không để trẻ em chơi các đồ vật dễ gây ra tai nạn thƣơng tích; 44,5% PHHS cho rằng cần có chỗ chơi an toàn cho trẻ em trong gia đình, trƣờng học và cộng đồng 34,5% PHHS cho rằng không để cho trẻ em sử dụng phƣơng tiện, công cụ lao động chƣa phù hợp; 22,0% PHHS cho răng không để cho trẻ em lao động sớm, quá sức; 13,5% PHHS cho rằng phải có hệ thống phát hiện, cấp cứu TNTT TE nhanh chóng kịp thời;

13.5 71 44.5 22 34.5 53.5 91.5 75.5 87 67.5 84.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Có hệ thống phát hiện, cấp cứu TNTT nhanh … Những nơi nguy hiểm phải có biển báo Có chỗ chơi an toàn cho HS ở trƣờng học và CĐ Không để cho HS phải lao động sớm, quá sức

Không cho HS sử dụng phƣơng tiện, công cụ … Không để HS chơi những đồ vật dễ gây TNTT Phụ huynh, thầy cô cần giám sát hoạt động của HS

Cảnh giác với những hành vi hiếu kỳ tò mò của … Gia đình, nhà trƣờng và CĐ hƣớng dẫn HS cách … Phổ biến cho CĐ các biện pháp phòng ngừa TNTT

Hƣớng dẫn để HS nhận biết các vật dụng, khu …

Biểu 2.14. Những biện pháp nhằm phòng tránh TNTT ở học sinh (Đơn vị: %; N=200)

Kết quả trên cho thấy phần lớn các bậc PHHS đã xác định rất rõ các biện pháp cơ bản, chủ yếu để phòng chống TNTT cho con em mình. Trong đó, biện pháp hàng đầu phòng chống TNTT cho học sinh vẫn là “cha, mẹ , thày cô, giáo và người lớn cần giám sát hoạt động của trẻ em”. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đây là sự cần thiêt và rất quan trọng. Nếu thiếu sự giám sát này thì TNTT rất có thể dễ xảy ra, dù các em đƣợc dặn dò, đƣợc hƣớng dẫn về phòng tránh TNTT cho bản thân. Trẻ em với tâm lý lứa tuổi thích tò mò khám phá nên việc “ cảnh giác với những hành vi hiếu kỳ tò mò của trẻ em” không thể bỏ qua. Vì vậy, việc các PHHS nhận thức đƣợc sự cần thiết sử dụng các biện pháp nhƣ “hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các vật dụng”; “những nơi nguy hiểm phải có các biển báo hoặc ngăn cách ở những nơi nguy hiểm”; “hướng dẫn trẻ em biết cách xử lý khi gặp phải tai nạn thương tích” là rất phù hợp và chứng tỏ PHHS đã có sự kinh nghiệm nhiều về phòng tránh TNTT cho con em mình.

2.3.5. Trách nhiệm của Nhà trường trong phòng tránh TNTT cho học sinh

Trong năm học 2016 - 2017, trƣờng Tiểu học Giao Phong có 17 lớp học với tổng số là 450 học sinh. Để làm tốt đƣợc công tác phòng tránh TNTT, từ đầu năm học đến nay nhà trƣờng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm cũng nhƣ trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh TNTT cho học sinh, bao gồm phòng chống đuối nƣớc. Đặc biệt, tổ chức tuyên truyền về kiến thức, cách xử lý trong phòng tránh TNTT vào các buổi chào cờ hàng tuần. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng tổ chức nhiều chƣơng trình với nhiều chủ đề nhằm liên quan đến công tác phòng chống TNTT để các em nắm vững đƣợc kiến thức và biết cách phòng tránh. Đồng thời, tuyên truyền trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, gia đình và học sinh về các nội dung liên quan đến phòng tránh TNTT trẻ em thông qua nhiều hình thức nhƣ lồng ghép chủ đề trong các nội dung giảng dạy các môn học chính khóa, chƣơng trình sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi, sinh hoạt hè… Ngoài ra, nhà trƣờng cũng phối hợp với các ngành liên quan để phổ biến các quy định về ngôi trƣờng an toàn, cộng đồng an toàn cho trẻ em đến cán bộ, giáo

viên và học sinh. Tập huấn cho giáo viên kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh về TNTT trong nhà trƣờng. Đồng thời, nhà trƣờng cũng chỉ đạo cho cán bộ y tế học đƣờng hƣớng dẫn cho các em cách xử lý khi bị xảy ra thƣơng tích. Qua đó, đẩy mạnh và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy phòng tránh TNTT cho học sinh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG2

Trong nội dung chƣơng 2, tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ khả năng của PHHS trong việc nhận diện TNTT ở trẻ em; Thực trạng TNTT ở học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)