Danh sách và hoàn cảnh của nhóm thân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 68 - 79)

TT Họ tên Thôn – Xóm Tuổi Giới tính Hoàn cảnh gia đình

1 Bùi Thị B Xóm Lâm Hoan 6 Nữ Bố làm Bác sỹ, mẹ làm

Dƣợc sỹ

2 Trịnh Văn H Liên Phong 7 Nam Bố mẹ làm ruộng

3 Vũ Tuấn M Xóm Lâm Quan 8 Nam Bố làm kinh doanh, mẹ làm văn thƣ xã

4 Lâm Văn B Xóm Lâm Đình 10 Nam Bố làm bộ đội, mẹ làm giáo viên

5 Nguyễn Văn V Xóm Liên Phong 8 Nam Bố mẹ làm nghề chài lƣới

6 Trần Thị T Xóm Lâm Bồi 9 Nữ Bố mẹ đi làm xa

7 Cao Thị Tr Xóm Lâm Trụ 8 Nữ Bố làm bộ đội, mẹ làm kinh

doanh ở nhà

8 Trịnh Văn Th Xóm Liên Phong 6 Nam Bố mẹ làm nghề chài lƣới

9 Mai Văn Th Liên Phong 9 Nam Bố mẹ làm muối

10 Bùi Hải M Liên Phong 8 Nam Bố mẹ làm nghề chài lƣới

11 Cao Văn B Liên Phong 9 Nam Bố mẹ đi làm ăn xa

12 Trần Cao Minh P Liên Phong 10 Nam Bố mẹ làm ruộng

(Tên của các thành viên trong nhóm được mã hóa để đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật)

Nhóm thân chủ trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, bao gồm 4 nữ và 8 nam đến từ các thôn xóm khác nhau. Mỗi em có hoàn cảnh môi trƣờng sống khác nhau: Có em bố mẹ làm Nông – Ngƣ nghiệp, có em bố mẹ làm công chức, có em bố mẹ đi làm xa. v.v. …Tuy nhiên, các em đều là học sinh trong trƣờng , là con em địa phƣơng, tƣ̀ng bị TNTT, hoặc nhìn thấy các ba ̣n khác / ngƣời khác bị TNTT. Điều này tạo nên sự tƣơng đồng giữa các cá nhân trong nhóm.

a) Điều kiê ̣n sống hiê ̣n tại của nhóm thân chủ

Có tới 98% các em học sinh trong trƣờng đều là con em địa phƣơng ở các thôn, xóm khác nhau. Ngoài ra, có khoảng 2% là các con em ở các xã lân cận đƣợc cha, mẹ gửi tới để học tập và rèn luyện. Phần lớn các em sinh sống tại các thôn, xóm khu vực ven biển, đời sống cón khá khó khăn, điện, đƣờng, trƣờng trạm còn chƣa phát triển, các phƣơng tiện di chuyển còn thô sơ. Đặc biệt ở khu vực xóm Liên Phong mà ngƣời dân các xóm khác thƣờng gọi là “Ang Ngố!” có điều kiện kinh tế khá khó khăn, các hộ dựng nhà ở tạm và dựng quanh khu đê biển, đầm tôm, vạng của các hộ gia đình thuộc xã khác tớ i đấu thầu và nuôi thủy – hải sản. Vì thế 80% các hộ dân sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt xa bờ; 20% các hộ dân còn lại làm đồng muối và trông nom đầm tôm, vạng cho các chủ hộ thủy sản; Bố mẹ các em học sinh của xóm đó rất ít khi ở nhà, thƣờng ra khơi khoảng 1 tuần mới trở về nhà. Các em sống chủ yếu với ông bà, ban ngày đi bộ đi học trên con đƣờng dài khoảng 2,5km để đi học. Điều đáng chú ý ở đây là các em đi bộ qua các con kênh và các đầm tôm để tới trƣờng, sau đó là tuyến quốc lộ của huyện nối liền giữa các xã mà không có sự quản lý,giám sát của cha, mẹ hay ngƣời lớn nên nguy cơ xảy ra TNTT rất cao.

b) Đặc điểm tâm sinh lý của nhóm thân chủ

Đặc điểm tâm sinh lý thành viên nhóm:

- Thứ nhất, phần lớn cha, mẹ của các em đều là nông nghiệp hoặc làm nghề đánh bắt, ko có điều kiện chăm lo cho các em có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng nhƣ gần gũi để sát sao rèn luyện cho các em nhƣ các bậc cha mẹ ở thành thị nên phần lớn các em đều phải tự túc trong việc học và tự lập về mọi mặt trong sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ trong việc học của mình; ít có điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa nên có phần rụt rè, nhút nhát và ngại tiếp xúc với ngƣời ngoài.

- Thứ hai, các em đang trong độ tuổi phát triển và có nhiều thay đổi về tâm, sinh lí. Những thay đổi về mặt thể chất dẫn đến nhiều thay đổi về tâm lý. Các em muốn chứng tỏ mình, muốn thể hiện về bản thân. Một số em học sinh ở vùng ven biển mà cụ thể và các em xóm Liên Phong rất hay bị các bạn trong trƣờng trêu đùa, chế giễu

là “Ang Ngố!”không chơi cùng. Do vậy, trong nhóm luôn xảy ra sự xung đột giữa các em trong các hoạt động vui chơi hàng ngày, mâu thuẫn, đánh lộn nhau gây ra các thƣơng tích nhỏ

- Thứ ba, dù có học cùng lớp, nhƣng các em ít cùng nhau có những buổi sinh hoạt ngoại khóa hay sinh hoạt nhóm để phổ biến về phòng tránh TNTT, hay nghe những kiến thức cơ bản về phòng tránh TNTT. Do vậy mô hình sinh hoạt nhóm còn khá mới với các em, đặc biệt là các em có tâm lý rụt rè,e ngại thể hiện, và nói trƣớc đám đông.

Chính bởi những yếu tố trên các em học sinh rất cần có sự liên kết – hỗ trợ của các thầy cô, của các phụ huynh học sinh thông qua sự kết nối của NVCTXH để nâng cao nhận thức cố kết nhóm, liên kết với nhau trong việc phòng ngừa TNTT.

Đặc điểm tâm lý nhóm thân chủ:

- Năng động nhóm: Trƣớc khi NVCTXH đến làm việc, các em chƣa có những hoạt động thực sự gắn kết nhau, chƣa cùng chung tay chia sẻ và giải quyết những vấn đề chung của nhóm. Do vậy, tổ chức một nhóm, hƣớng các thành viên tới một mục tiêu chung và cùng tƣơng tác, hỗ trợ nhau trong cuộc sống là điều cần thiết.

- Tƣơng tác nhóm:

Trong giai đoạn đầu của tiến trình CTXH nhóm với nhóm học sinh tiểu học, NVCTXH đã tập trung phát triển tương tác vai trò trung tâm mà NVCTXH và là ngƣời lãnh đạo nhóm. Trong giai đoạn hoạt động đầu của nhóm, loại tƣơng tác này giúp các thành viên hiểu về mục tiêu nhóm; NVCTXH định hƣớng cho các thành viên trong nhóm xây dựng đƣợc nội quy nhóm, chuẩn mực nhóm và gắn kết các thành viên trong nhóm. Sau đó, hƣớng các tƣơng tác nhóm theo tương tác vòng tròn

nhằm khuyến khích các thành viên tự tin thể hiện quan điểm, ý kiến và khả năng bản thân cũng nhƣ tạo ra sự năng động nhóm. Cho nhóm thực hiện các hoạt động kể chuyện, vẽ tranh cá nhân sau đó để các em trình bày sản phẩm của mình với nhóm.

Trong các giai đoạn tiếp, NVCTXH vẫn duy trì 2 loại tƣơng tác vai trò trung tâm và tƣơng tác vòng tròn, xong có xu hƣớng giảm dần và phát triển loại tương tác

thành viên tự ý thức về các yêu cầu của hoạt động nhóm và chọn nhóm ngẫu nhiên (có thể do NVCTXH chia hoặc theo sở thích tùy vào hoạt động) để cùng hoàn thành. Loại tƣơng tác này không chỉ nâng cao sự tự nhận thức của mỗi nhóm viên mà còn tăng cƣờng sự cố kết, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm.

- Cố kết nhóm: Trƣớc khi có NVCTXH, nhóm học sinh chƣa có sự cố kết tốt. Các thành viên chƣa tìm đƣợc sự hỗ trợ, chăm sóc, kết nối và tƣơng tác. Sau khi có sự tiếp cận và hƣớng dẫn của NVCTXH, các thành viên đã cảm thấy nhu cầu đƣợc gắn bó, thừa nhận và cảm thấy an toàn khi chơi với nhau. Đây cũng là một mục tiêu thực tiễn mà nghiên cứu này hƣớng tới đạt đƣợc trong quá trình xây dựng thử nghiệm phƣơng pháp CTXH Nhóm trong phòng tránh TNTT cho học sinh tiểu học Giao Phong.

- Kiểm soát xã hội: Cơ chế kiểm soát xã hội mạnh nhất của nhóm học sinh tiểu học là các thẩy cô trong trƣờng mà cụ thể là thầy cô chủ nhiệm và thầy tổng phụ trách Liên Đội. Đây là những ngƣời có uy tín với các em (Điều này học viên có nêu rõ trong mục kiểm soát xã hội ở phía trên). Các em còn khá nhỏ tuổi và chƣa quen với cách sinh hoạt nhóm mới và nội quy nhóm. Do vậy, đôi khi sẽ dẫn tới tình trạng lộn xộn khi làm quen ban đầu trong các làm quen ban đầu với NVCTXH. Việc sử dụng sự kiểm soát xã hội từ phía cán bộ giáo viên nhà trƣờng giúp ổn định và đƣa nhóm vào một khuân khổ hoạt động là cần thiết, tuy nhiên NVCTXH cần hết sức chú ý về sử dụng mức độ kiểm soát nếu quá khắt khe sẽ khiến cho các em thấy bị gò ép, không thoải mái và nảy sinh chống đối, tiến trình nhóm sẽ thất bại.

- Chuẩn mực nhóm: Nhóm học sinh chƣa có chuẩn mực nhóm cho riêng nhóm, các chuẩn mực chung mà các em đang tuân theo là chuẩn mực, quy định, nội quy chung của nhà trƣờng. Do vậy, trong quá trình sinh hoạt nhóm cần phải xây dựng ngay chuẩn mực nhóm nhằm gắn kết và đảm bảo duy trì các hoạt động nhóm. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, việc thƣởng phạt dựa trên cơ sở chuẩn mực nhóm là rất quan trọng để duy trì nhóm. Chuẩn mực nhóm là công cụ đƣợc sử dụng rất nhiều trong các hoạt động nhóm của tiến trình.

- Xung đột nhóm: Với nhóm học sinh Tiểu học, tƣơng tác nhóm giữa các em hiện nay là vấn đề tâm lý nhóm cần đƣợc cải thiện nhất. Trong quá trình giao tiếp giữa các em, thƣờng xuất hiện sự xung đột dƣới cả hai hình thức.

+ Xung đột nhóm mang tính tích cực: là sự xung đột về mục tiêu nhóm, các hoạt động nhóm. Sự thiếu đồng thuận giữa các em trong hoạt động nhóm sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy sự sáng tạo của các em, khiến càng em tƣơng tác nhiều hơn với nhau, nâng cao khả năng làm việc nhóm. Hơn nữa, các em cũng học cách tôn trọng nhau và đi tới thống nhất đƣợc ý kiến. Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao sự cố kết nhóm và nâng cao năng lực cho các thành viên trong nhóm.

+ Xung đột nhóm mang tính tiêu cực: là sự xung đột về mặt tình cảm giữa các em, làm ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động nhóm do sự kèn cừa, trù dập và trêu trọc (thậm chí cả xúc phạm) giữa các thành viên. Loại xung đột này làm giảm tính sáng tạo, phá vỡ tính cố kết nhóm và năng động nhóm. NVCTXH luôn chú ý tới các hoạt động nhóm nhằm ngăn ngừa và cải thiện loại tƣơng tác này trong nhóm học sinh.

B. Đánh giá nhu cầu của nhóm thân chủ

a) Đánh giá nhu cầu của nhóm thân chủ dựa vào thanh nhu cầu của Maslow

Trƣớc hết NVCTXH đánh giá các nhu cầu nói chung của nhóm thân chủ, sau đó tiến hành đánh giá nhu cầu tham gia nhóm CTXH. Đánh giá các nhu cầu cơ bản của nhóm thân chủ là cơ sở để NVCTXH quyết định có ứng dụng phƣơng pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao năng lực cho nhóm hay không. Thông qua quan sát, phỏng vấn sâu các đối tƣợng khảo sát, vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow, học viên đã phân tích đƣa ra đánh giá về các nhu cầu cơ bản, sau đó, lồng ghép với việc đánh giá nhu cầu tham gia hoạt động CTXH nhóm của các thành viên nhóm.

Nhu cầu vật chất cơ bản:

- Ăn uống: Hiện nay phần lớn các em học sinh thuộc vùng ven biển nhà khá xa trƣờng, cha, mẹ các em làm nghề đánh bắt xa bờ nên ko có điều kiện lo cơm nƣớc đầy đủ cho các con. Vì vậy, các em rất muốn đƣợc ăn ở bán trú tại trƣờng. Các em có nhu cầu đƣợc bảo đảm về dinh dĩnh và an toàn thực phẩm tại nhà ăn trong trƣờng.

- Sức khỏe: các em đƣợc khám chữa bệnh định kì ngay tại trƣờng do trung tâm do phòng y tế phụ trách và có cán bộ y tế chuyên môn phụ trách thƣờng trực ở trƣờng để sẵn sàng sơ cứu trƣờng hợp khẩn cấp khi các em có thể xảy ra TNTT bất cứ lúc nào.

- Đi lại: hàng ngày phần lớn các em đi học đƣợc sử dụng xe đạp hoặc có ngƣời đƣa đón, tuy nhiên vẫn có một số em phải tự đi bộ đi học.

- Các em đƣợc theo học trong một trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Theo học viên đánh giá, nhìn chung nhóm các em đã đƣợc đảm bảo trong điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm khá tốt.

Nhu cầu an toàn:

Đây là nhu cầu mà các thành viên nhóm đều thiếu hụt, do phần lớn cha mẹ các em đều làm nghề đánh bắt xa bờ, thƣờng vài ngày tới một tuần mới lên bờ và về nhà . Do vậy, các em phải tự lập về mọi mặt: tắm rửa, giặt giũ, cơm nƣớc, tự đi bộ tới trƣờng hàng ngày hoặc đƣợc anh, chị chở tới trƣờng. (hầu hết anh, chị của các

Nhu cầu phát triển Nhu cầu đƣợc tôn

trọng. Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất cơ

em cũng chỉ hơn khoảng 2 – 3 tuổi (em học lớp 2 anh học lớp 5). Nhà trƣờng ít có điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh cũng nhƣ giảng dạy cho các em những kỹ năng mềm cơ bản trong phòng tránh TNTT. Sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các em với nhau chƣa sâu sắc. Các em rất cần sự an toàn trong sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ đi lại và trong quan hệ với bạn bè. Vì vậy ứng dụng CTXH nhóm nhằm mục tiêu thúc đẩy sự gắn kết để hỗ trợ phòng tránh TNTT cho các em học sinh tiểu học là rất cần thiết.

Nhu cầu xã hội:

Nhu cầu tham gia xã hội của các em rất phong phú, chỉ đơn giản là đƣợc hòa nhập một cách công bằng trong các hoạt động nhƣ thể thao, cắm trại, văn nghệ với các bạn ngoài trƣờng. Do điều kiện đi lại không thuận tiện, nhà ở xa, cha, mẹ thì đi làm cả ngày, không có ai đƣa đón các em khi tham gia các hoạt động ngoại khóa . Vì vậy, các em chƣa có điều kiện đƣợc giao lƣu với các tổ chức tình nguyện, đoàn hội của địa phƣơng nói riêng và cộng đồng nói chung. Nếu có đƣợc các hoạt động này cace em sẽ tăng sự tự tin, đƣợc bổ trơ ̣ các kỹ năng sống.

Hộp số 1: Nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội của nhóm thân chủ

NVCTXH: Ở đây em thƣờng xuyên tham gia các hoạt động ngoại khoá chứ?

Em D: Không ạ. Chỉ khi nào các các đoàn hoặc các anh chị sinh viên đến đây thì bọn em mới đƣợc hƣớng dẫn hát múa, tập thể dục, chơi trò chơi thôi.

NVCTXH: Em cảm thấy thế nào?

Em D: Vui ạ, nhƣng mà hoạt động nhƣ thế không nhiều, thỉnh thoảng mới có .Còn ở trƣờng thì hầu nhƣ không tổ chức ạ. Hồi trƣớc có đoàn các anh chị sinh viên đến tổ chức nhiều hoạt động cho chúng em, thích lắm ạ.

NVCTXH: Nếu anh chị đến tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em, các em có muốn tham gia không?

Em D: Có ạ. (Em Th, nữ, 9 tuổi)

Nhu cầu được tôn trọng.

Đây là nhu cầu cực kỳ quan trọng của các em , đă ̣c biê ̣t các em ở xóm Liên Phong tuy đƣợc tham gia cùng học tập, hòa đồng cùng các bạn, song đôi khi các em

vẫn còn mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh và quá khứ của bản thân mình với các bạn trong lớp học (là những trẻ sống ở ngoài xóm ven biển , điều kiê ̣n thiếu thốn về mọi mặt!).

Qua tiếp xúc trực tiếp với các em , NVCTXH nhận thấy , về cơ bản nhu cầu này các em đã đƣợc đáp ứng: Các giáo viên trong trƣờng, thầy, cô chủ nhiê ̣m và ban giám hiệu nhà trƣờng cũng nhƣ ban phụ huynh các lớp đều quan tâm các em và coi các em nhƣ con mình, chỉ có một số ít các bạn ở các xóm trung tâm đôi khi còn chế giễu, chê bai các em ở xóm ven biển, đây là điều khó tránh khỏi vì ở lứa tuổi các em chƣa có đƣợc nhận thức đấy đủ về cuộc sống.

Hộp số 2: Nhu cầu được tôn trọng của nhóm thân chủ

NVCTXH: Khi đi học các em có thƣờng xuyên chơi với các bạn cùng lớp không? Em P: Dạ, có ạ.

NVCTXH: Có khi nào các bạn không muốn chơi với các em không?

Em P: Bọn em chơi với nhau bình thƣờng chị ạ. Nhƣng cũng có một số bạn, ít thôi, không muốn chơi với mấy đứa em , có lần chúng em đã đánh mấy đứa nói bọn em là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)