Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 30)

Theo Abraham Maslow những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn ở đỉnh tháp. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ.

Vận dụng, lý giải của học thuyết của A.Maslow về nhu cầu của con ngƣời trong cuộc sống“Công tác xã hội xã h ội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh Trường Tiểu học Giao Phong”, học viên thấy rằng nhóm học sinh có nhu cầu đƣợc trợ giúp, nhu cầu đƣợc bảo vệ lợi ích của bản thân; nhận đƣợc sự quan tâm, chăm sóc, trợ giúp từ nơi học tập, từ cộng đồng; đƣợc thể hiện và khẳng định bản thân khi tham gia các hoạt động tại học tập; đƣợc giao lƣu và chia sẻ về đời sống vật chất, tinh thần với những học sinh khác tại trƣờng học, nhu cầu đƣợc

thuộc về một nơi nào đó, đƣợc an toàn; nhu cầu đƣợc bảo vệ và đƣợc chăm sóc, đƣợc giáo dục và học tập, đƣợc trợ giúp về mọi mặt.

Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu sẽ góp phần lý giải, phân tích những nhu cầu cơ bản của nhóm học sinh khi tham gia các hoạt động tại trƣờng học, đánh giá đƣợc những nhu cầu từ thấp đến cao của nhóm học sinh, từ nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp... đến những nhu cầu cơ bản ở bậc cao hơn

Lý thuyết góp phần chỉ ra nhu cầu chung và những nhu cầu cốt lõi về hoạt động can thiệp nhằm nâng cao kiến thức – kỹ năng phòng tránh rủi ro TNTT cho học sinh, cũng nhƣ đánh giá cao khả năng của học sinh tự quyết định lấy cuộc sống của mình trong phòng tránh TNTT.

1.2.3. Lý thuyết vai trò [26]

Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tƣơng ứng với các vị trí đó là các vai trò. Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực nhƣ là một bản kế hoạch, đề án chỉ đạo hành vi. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cho sẵn. Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát đƣợc chỉ đơn giản là những việc mà con ngƣời thực hiện trong vai trò của họ

Lý thuyết này còn khẳng định rằng, hành vi con ngƣời chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của những ngƣời khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhƣng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Lý thuyết này đề cập rằng, với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhƣng lại không đƣợc chấp nhận ở vai trò kia. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì ngƣời đó đảm trách tốt vai trò đƣợc phân công. Thuyết này cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi của một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò của mình. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết vai trò để phân tích, đánh giá vai trò

của của NVCTXH trong việc biện hộ, kết nối, truyền thông vận đồng nguồn lực trợ giúp nhóm học sinh Trƣờng Tiểu học Giao Phong

Thông qua việc tìm hiểu về các vai trò kỳ vọng, vai trò chủ quan và vai trò khách quan, trong nghiên cứu này tác giả xác định nhƣ sau:

Vai trò kỳ vọng: Là những mong đợi về vai trò, về các hoạt động kết nối của NVCTXH, nhằm trợ giúp nhóm học sinh hiện đang học tập tại Trƣờng Tiểu học Giao Phong có thể dễ dàng tiếp cận với kiến thức – kỹ năng phòng tránh rủi ro TNTT.

Vai trò chủ quan: Là sự đánh giá của chính NVCTXH, họ là những ngƣời trực tiếp tham gia vào các hoạt động can thiệp, truyền thông, giáo dục biện hộ, vận động, kết nối tổ chức các hoạt động trợ giúp, tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh Trƣờng Tiểu học Giao Phong.

Vai trò khách quan: Là sự đánh giá của học sinh, phụ huynh học sinh, nhà trƣờng về các hoạt động mà NVCTXH đã và đang triển khai trợ giúp cho học sinh nhà trƣờng. Nhằm mục đích thông qua các hoạt động trợ giúp học sinh của trƣờng có thể thuận lợi hơn trong việc tiếp cận những nguồn lực trợ giúp, những thông tin kiến thức – kỹ năng phòng tránh rủi ro TNTT từ NVCTXH.

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết vai trò nhằm vận dụng phân tích NVCTXH và trên cơ sở những tồn tại, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện vai trò này, nghiên cứu đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp nhằm trang bị các kiến thức – kỹ năng về phòng tránh rủi ro TNTT cho học sinh Trƣờng Tiểu học Giao Phong, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên nhà của nhà trƣờng. Vì vậy, vai trò của NVCTXH trong nghiên cứu này giữ vai trò chủ đạo, là vai trò hạt nhân để phát triển các hoạt động trợ giúp xuyên suốt cho học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trƣờng.

1.3. Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vấn đề phòng tránh TNTT

Nhà nƣớc rất quan tâm đến vấn đề TNTT trẻ em, vì vậy Chính phủ đã liên tục có nhiều văn bản pháp luật chi đạo các hoạt động phòng, tránh TNTT đrr bảo đảm an toàn tính mạng và cuộc sống phát triển tƣơng lai của các em.

- Ngày 27/12/2001,Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định Số 197/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chính sách Quốc gia Phòng, chống TNTT giai đoạn 2002-2010với mục tiêu: Từng bƣớc hạn chế TNTT trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần đảm bảo sự bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội…

- Ngày 17/01/2006, Bộ Y tế đã có Quyết định số 170/QĐ-BYT về việc ban hành

Hướng dẫn Xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. - Ngày 28/4/2008, Bộ trƣởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 17/QĐ-BYT phê duyệt

Chương trình hành động phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng đến năm 2010. Quyết định này là căn cứ pháp lý quan trọng để thúc đẩy và duy trì bền vững những hoạt động, kết quả triển khai Chính sách quốc gia Phòng chống tai nạn thƣơng tích năm 2002-2010 trong ngành y tế. Thời gian thực hiện chƣơng trình hành động từ năm 2007-2010 trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến nay, các tỉnh/ thành phố có kế hoạch phòng chống TNTT và xây dựng cộng đồng an toàn.

- Ngày 11/11/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2158/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015

- Ngày 17/10/2012, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 1555/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì tre em giai đoạn 2012-2020,nhằm xây dựng môi trƣờng sống an toàn, thân thiện và lành mạnh đểthực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

- Ngày 05/02/2016, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/NĐ-TTg Phê duyệtChương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016- 2020, nhằm kiểm soát tình hình TNTT trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nƣớc và tai

- Ngày 12/5/2016, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị về việc “Tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh sinh viên” Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo (1) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020.

Những văn bản pháp luật của Chính phủ là cơ sở pháp lý để các địa phƣơng, tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện việc phòng chống TNTT cho trẻ em trong bất kỳ hoàn cảnh và thời gian nào, nhằm bảo vệ sự an toàn và sự phát triển sống còn của các em.

1.4. Một số đặc điểm tâm, sinh lý ở học sinh bậc tiểu học

1.4.1. Đặc điểm về sinh lý cơ thể

Học sinh tiểu học ở nƣớc ta có độ tuổi từ 6- 11 tuổi. Theo các nhà khoa học y học cho biết trẻ em nhóm tuổi này hệ xƣơng, cơ còn đang trong thời kỳ phát triển: nhiều mô sụn dễ bị tổn thƣơng do va chậm mạnh, bị cong vẹo, gẫy dập,... Thể lực của các em mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lƣợng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao trung bình khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Hệ tuần hoàn chƣa hoàn chỉnh.Nói chung về thể lực của các em còn rất yếu dễ bị tổn thƣơng khi bị va chạm mạnh, hay bị dị ứng đối với tất cả các bộ phận trong cũng nhƣ bên ngoài trên cơ thể các em.

1.4.2. Đặc điểm về hệ thần kinh và tâm lý lứa tuổi

Ở nhóm tuổi học sinh tiểu học hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Về nhận thức cảm tính: Các cơ quan cảm giác nhƣ thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Về tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Tƣ duy của các em mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển

dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng khái quát. Phần đông các em hoạt động đã có sự phân tích, tổng hợp, kiến thức còn sơ đẳng. Các em cũng rất dễ bị tổn thƣơng về tinh thần, tình cảm nếu xâm hại và chấn động mạnh về tâm lý bởi các xung đột xã hội gây ra đối với các em.

1.4.3. Đặc điểm về quan hệ xã hội

Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội. Các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Chính vì những những đặc điểm nhƣ trên và những đặc điểm riêng biệt khác của nhóm tuổi này, các bậc cha mẹ và thày, cô giáo và cộng đồng cần phải tạo môi trƣờng thân thiện cho các em đƣợc an toàn phát triển; Cần có những phƣơng pháp truyền đạt kiến thức phù hợp cho các em; truyền đạt kinh nghiệm, rèn luyện những thói quen tốt để các em trƣởng thành trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong đó, phòng tránh tai nạn thƣơng tích là một trong những kỹ năng cần thiết để các em tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Hiện ở Việt Nam, TNTT ở trẻ em gây nên do các yếu tố nguy cơ có liên quan đến con ngƣời, môi trƣờng và một số yếu tố khác. Vì vậy tất cả các bậc cha mẹ, giáo viên, những ngƣời trông giữ trẻ và cộng đồng cần biết và nhận biết các yếu tố nguy cơ để chủ động phòng tránh những tai nạn thƣơng tích đáng tiếc có thể xảy ra ở trẻ [22].

1.5. Tình hình kinh tế – xã hội xã Giao Phong

Xã Giao Phong là một xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, kinh tấ-xã hội của xã đang có nhiều thay đổi theo chiếu hƣớng tiến bộ. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 339,2 tỷ đồng tăng 11,5%, trong đó: giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 16,2%; giá trị sản xuất xuất nông nghiệp tăng 4,5%; thƣơng mại, dịch vụ tăng 12,7%.

Về Văn hóa - Thông tin, thể dục thể thao: Xã luôn duy trì phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” .Hàng năm đều tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân” ở 3 thôn.Năm 2016, toàn xã có 2.040 hộ đƣợc công nhận gia đình văn hóa đạt 90,5%; 05 cơ quan, đơn vị giữ vững danh hiệu văn hóa. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao diễn ra sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Về Giáo dục - Đào tạo: Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ Mầm non 5 tuổi. Trƣờng Mầm non của xã đạt danh hiệu đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc cấp huyện. Trường Tiểu họcGiao Phong là một trong những trƣờng tiểu học điển hình của huyện Giao Thủy : Năm học 2015 - 2016, nhà trƣờng đã thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng thức dạy học, tăng cƣờng sử dụng các thiết bị dạy học, nâng cao chất lƣợng dạy. Trƣờng thực hiện nghiêm túc quy chế , chế độ điểm, đánh giá xếp loại học sinh theo tinh thần cuộc vận động hai không đã thu đƣợc kết quả tốt. Trường Trung học cơ sởxã Giao Phong: đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016. Tổ chức thành công Lễ khai giảng năm học 2016-2017, ngay từ đầu năm học nhà trƣờng đã tập trung duy trì, ổn định nề nếp trong dạy và học phấn đầu đạt kết quả cao trong năm học 2016-2017.

Về Y tế: Xã có trạm y tế . Chất lƣợng khám, chữa bệnh đã đƣợc nâng cao; đã khám và điều trị cho 7.066 lƣợt ngƣời tăng 7,7% so với năm 2015, trong đó khám bảo hiểm y tế cho 1.316 lƣợt ngƣời. Công tác tiêm chủng 8 loại vác xin cho trẻ em dƣới 1 tuổi đạt 99,8%, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng 11,4%.. Xã đã củng cố và giữ vững xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2016.

Về Dân số - KHHGĐ: Trong năm, tổng số sinh là 152 cháu đạt 104,8% kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ, tỷ số giới tính khi sinh 85,8 trẻ nam/100 trẻ nữ, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 13,1% tăng 2,1% so với kế hoạch, tăng 1,9% so với cùng kỳ, tỷ suất sinh thô 16,7%0, tăng 1%0 so với năm 2015.

Về Lao động - Thương binh và Xã hội: Xã Giao Phong đã tổ chức tốt việc thực hiện công tác an sinh xã hội: Năm 2016 xã đã rà soát và thực hiện chế độ của Nhà nƣớc đối với 282 hộ nghèo và cận nghèo cuối năm 2016;Hoàn thiện hồ sơ đề nghị hƣởng trợ cấp ngƣời cao tuổi cho 14 cụ;Tổ chức xét duyệt và đề nghị hƣởng trợ cấp bảo trợ xã hội cho 2 đối tƣợng; Đề nghị điều chỉnh tăng trợ cấp cho 10 đối tƣợng,; Đề nghị dừng hƣởng trợ cấp 10 đối tƣợng. Rà soát 22 đối tƣợng chính sách đề nghị hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tƣớng chính phủ. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời có công, gia đình chính sách, hộ nghèo. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để nhân dân tham gia các loại hình BHYT, BHXH tự nguyện theo quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt chƣơng trình chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

1.6. Tình hình kinh tế – xã hội xã Giao Phong

Những năm qua, công tác BVCS trẻ em tại xã Giao Phong (Giao Thủy, Nam Định) đã có những chuyển biến tích cực. Trẻ em đƣợc chăm lo cải thiện cuộc sống, đƣợc học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị TNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học xã giao phong, huyện giao thủy, tỉnh nam định) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)