NVCTXH trợ giúp nhà quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 88 - 100)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3. NVCTXH trợ giúp nhà quản lý giáo dục

NVCTXH cần trợ giúp nhà trường trong việc xây dựng một môi trường hòa nhập thân thiện. Môi trường giáo dục trong nhà trường, theo nghĩa tổng thể, bao gồm các yếu tố của môi trường vật chất và yếu tố của môi trường tâm lý. Hai yếu tố này vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. Việc xây dựng môi trường giáo dục

trong nhà trường cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tiểu học khuyết tật nói riêng phải đáp ứng hai yêu cầu trên. Mục tiêu của xây dựng môi trường giáo dục thân thiện là học sinh có cơ hội phát triển tối đa khả năng của mình. Các mục tiêu cụ thể đó là: học sinh có được cảm giác an toàn, học sinh được thừa nhận và tôn trọng, học sinh tự tin và hứng thú tham gia vào các hoạt động, học sinh được tương tác, hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Để xây dựng được môi trường hòa nhập thân thiện NVCTXH cần tư vấn cho nhà trường về quan điểm giáo dục đối với học sinh khuyết tật, tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật được tham gia các hoạt động ở mức độ tối đa. Ngoài ra, học sinh TK cần phải được kiểm tra đầu vào để phân loại mức độ khuyết tật và khả năng hòa nhập. Tốt nhất, nhà trường nên có sự phối hợp với các tổ chức y tế chuyên ngành nhằm có kết luận chính xác về tình trạng của học sinh TK trước khi bố trí các em vào các lớp học. Môi trường giáo dục thân thiện phải đảm bảo sự phù hợp giữa cấu trúc không gian và tổ chức hoạt động. Chẳng hạn, việc sắp xếp bàn ghế học tập, vị trí ngồi của học sinh khuyết tật theo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh và giữa các học sinh với nhau, phương tiện thiết bị học tập phù hợp và sử dụng một cách hợp lý...Cấu trúc của môi trường cần đảm bảo để học sinh TK có thể tham gia một cách bình thường vào tất cả mọi hoạt động của lớp học theo khả năng của mình. Bên cạnh đó, môi trường ngoài lớp học cũng phải được đảm bảo sự phù hợp giữa cấu trúc không gian và tổ chức hoạt động, thuận lợi cho hoạt động của mọi học sinh trong đó có học sinh khuyết tật. Bên cạnh việc xây dựng một môi trường vật chất phù hợp, NVCTXH cũng cần tư vấn về việc xây dựng một môi trường tâm lý thân thiện, chia sẻ, hợp tác. Đây là môi trường trong đó diễn ra sự tương tác về tâm lý, tình cảm giữa học sinh với nhau và giữa học sinh và giáo viên, học sinh với môi trường vật chất, là sự thống nhất trong hoạt động giáo dục. Các tiêu chí cho việc xây dựng môi trường tâm lý thân thiện gồm:

Tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt đối xử trên cơ sở nhìn nhận tính đa dạng của cá nhân.

cá hoạt động.

Đảm bảo sự hợp tác, sự tham gia của học sinh, gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác.

Thúc đẩy phương pháp giáo dục và dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

NVCTXH học đường cần trợ giúp giáo viên trong việc nhận thức về phương pháp dạy học có sự tham gia của học sinh khuyết tật, tâm lý học sinh khuyết tật và các phương pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia. NVCTXH cần giúp giáo viên chú ý những vấn đề sau:

Mọi học sinh đều có thể học được. Học sinh TK do những hạn chế về khuyết tật gây nên có thể sẽ gặp những khó khăn nhất định trong tham gia các hoạt động. Do đó, học sinh TK có thể mất nhiều thời gian hơn trong việc lĩnh hội kiến thức so với học sinh bình thường nhưng các em vẫn có thể học được với sự giúp đỡ của giáo viên một cách đúng phương pháp.

Bên cạnh việc học kiến thức, học sinh TK cũng cần phải học tất cả các kỹ năng xã hội khác mà học sinh bình thường học và sử dụng. Những kỹ năng này nhằm giúp các em đạt được mức độ cao nhất của sự độc lập trong hoạt động cộng đồng.

Quá trình nhận thức của học sinh TK cũng tuân theo quy luật nhận thức chung của con người. Vì thế, cần phải có kế hoạch hỗ trợ học sinh TK nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do khuyết tật gây nên và phát huy tối đa những điểm tích cực trong các lĩnh vực phát triển của trẻ.

Giáo dục học sinh TK không chỉ đơn thuần là công việc của người giáo viên ở trường học mà còn được thực hiện ở những môi trường khác nhau với sự tham gia của cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại gia đình, bạn bè tại cộng đồng nơi trẻ sinh sống.

Mỗi học sinh TK có sự đa dạng về mọi lĩnh vực phát triển như: nhận thức, tâm lý, tình cảm, ngôn ngữ và giao tiếp, hành vi...Giáo dục học sinh TK cần phải dựa vào chương trình giáo dục cá nhân được xây dựng trên cơ sở nhu cầu, khả năng của trẻ phù hợp với chương trình giáo dục và khả năng của gia đình trẻ.

Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong trường học hiện nay, ở một số trường học có các văn phòng tư vấn học đường giúp các em học sinh giải quyết các khúc mắc trong học tập, các vấn đề về tâm lý, các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy cô, gia đình, bạn bè…Tuy nhiên, tư vấn tâm lý học đường không thay thế hoạt động CTXH trong trường học. Bởi hoạt động tư vấn tâm lý học đường chỉ hỗ trợ các em về mặt tâm lý và không có sự tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ. Khác với tư vấn tâm lý học đường- CTXH trong trường học ngoài việc hỗ trợ tâm lý còn trợ giúp thân chủ tăng năng lực bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình. Hơn thế nữa NVTCTXH trong trường học còn phải vận dụng các nguồn lực xã hội, là cầu nối để giúp trẻ và gia đình trẻ vượt qua những khó khăn.

Qua những phân tích ở trên cho thấy, cần thiết đưa mô hình CTXH học đường vào mỗi trường học để có đội ngũ NVCTXH chuyên trách trợ giúp cho trẻ TK nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung có được môi trường giáo dục tốt nhất, vượt qua những mặc cảm tự ti do khiếm khuyết bản thâm mang lại để cùng học tập, vui chơi và phát triển năng lực trở thành những công dân có ích, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

GDHN cho trẻ khuyết tật ở nước ta là một vấn đề phức tạp cần được sự quan tâm cấp bách của các cơ quan ban ngành, giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội. Mô hình GDHN ở nước ta mặc dù đã triển khai được hơn 20 năm đạt được một số thành tựu như: số lượng học sinh khuyết tật theo học tại các trường công lập ngày càng gia tăng. Tuy nhiên những nỗ lực cải tiến GDHN ở nước ta vẫn còn rải rác, chưa đạt được sự thống nhất trên phạm vi quốc gia. Đặc biệt là GDHN cho nhóm trẻ mắc HCTK- một dạng khuyết tật chưa được nhiều người biết đến còn nhiều bất cập cần sự vào cuộc của các cấp, ban ngành và các lực lượng xã hội.

Hiện nay số lượng trẻ mắc HCTK đến tuổi đi học được học hòa nhập tại các trường tiểu học còn hạn chế. Số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội còn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu ngày một gia tăng của trẻ và gia đình trẻ TK.

Trẻ mắc HCTK còn gặp rất nhiều khó khăn khi theo học các trường hòa nhập. Có thể kể đến một số khó khăn như: chưa có chương trình riêng phù hợp với trẻ; giáo viên đứng lớp chưa có hiểu biết nhiều về trẻ tự kỉ; phụ huynh cũng trường phản đối việc nhận trẻ TK vào lớp, trẻ bị bạn bè trêu trọc, cô lập...Ngoài ra do sĩ số lớp quá đông, trẻ TK cũng chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ phía giáo viên đứng lớp; chi phí cho một trẻ TK theo học hòa nhập khá cao nhưng gia đình trẻ lại không được nhận chính sách trợ cấp xã hội nào do chưa có văn bản pháp lý công nhận dạng khuyết tật là một khó khăn và trở ngại lớn đối với gia đình có con TK đi học.

Các gia đình có trẻ TK đi học hòa nhập có nhu cầu được hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó tập trung vào các nhu cầu hỗ trợ về mặt tài chính (giảm tiền học phí, hỗ trợ về học tập và được hưởng trợ cấp xã hội); hỗ trợ về tâm lý, được cộng đồng xã hội chấp nhận và sẻ chia; được hỗ trợ về mặt chính sách trong GDHN; được cung cấp thông tin, tham gia các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục trẻ. Đặc biệt là nhận thức về sự cần thiết có đội ngũ NVCTXH học đường tại các trường tiểu học hòa nhập hiện nay để nâng cao hiệu quả của công tác GDHN.

NVCTXH là một thành viên trong nhóm hỗ trợ phát triển giáo dục. Vai trò của NVCTXH là rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục và đào tạo, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Họ không chỉ hỗ trợ cá nhân học sinh khuyết tật vượt qua những cản trở về tâm lý xã hội, khiếm khuyết của bản thân, khám phá những tiềm năng của các em mà còn là người bắc cầu giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng tạo ra những điều kiện học tập tốt nhất. Vì vậy, trong công cuộc cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, bên cạnh những thành tố trực tiếp như giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, sách giáo khoa và tài liệu học tập, rất cần phải quan tâm đến những thành tố hỗ trợ để quá trình đào tạo diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn, đó là dịch vụ CTXH. Vì vậy, phát triển CTXH trong trường học là việc làm cần thiết để góp phần vào sự nghiệp đổi mới chất lượng giáo dục ở nước ta.

2. Khuyến nghị

Quan khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rõ những khó khăn và nhu cầu của gia đình trẻ mắc HCTK học hòa nhập tiểu học. Tuy nhiên do GDHN cho trẻ tự kỉ còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở nước ta; người dân nói chung và giáo viên nói riêng chưa có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này, chưa có nhiều trường tiểu học nhận trẻ vào học, đồng thời giáo viên được đào tạo chuyên ngành GDĐB còn rất ít. Do vậy để giúp cha mẹ trẻ TK giảm bớt khó khăn trong việc cho trẻ đi học hòa nhập tiểu học, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Đối với ngành giáo dục

Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN tới cộng đồng, phụ huynh và trẻ không khuyết tật. Mở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm giúp cộng đồng nói chung và các bậc cha mẹ có con mắc HCTK hiểu rõ hơn về cách phát hiện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ .

Trong chương trình đào tạo giáo viên sư phạm, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học nên có một số tiết học về dạng khuyết tật tự kỷ để các thầy cô giáo tương lai nhận thức về TK, cùng giáo viên chuyên biệt chăm lo giáo dục trẻ TK.

Cung cấp cho các trường tiểu học giáo viên chuyên môn về giáo dục đặc biệt để có thể hỗ trợ kịp thời giáo viên tiểu học trong quá trình dạy trẻ.

Có quy định cụ thể cho các trường trong việc tiếp nhận trẻ mắc HCTK vào học: các quy định về trách nhiệm và quyền lợi khi nhận trẻ vào học (có trợ cấp cho giáo viên đứng lớp hòa nhập, được trang bị thêm cơ sở vật chất, sĩ số lớp hòa nhập được giảm bớt…).

Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, các trường dạy trẻ tự kỷ ở nước ngoài để được tham quan học tập, hoặc mời các chuyên gia về TK đến Việt Nam trực tiếp trao đổi kinh nghiệm.

Các nhà lãnh đạo ngành giáo dục các cấp cần hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của CTXH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo cần đưa dịch vụ CTXH vào chính sách, chiến lược phát triển giáo dục. Ở Singapore, trong chính sách giáo dục đã quy định mỗi trường học ít nhất phải có một NVCTXH. Do vậy, cần mở rộng các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi về CTXH đường cho các trường học để giúp học sinh và giáo viên nâng cao nhận thức về sự hỗ trợ quá trình học tập, làm việc.

Các trường đào tạo CTXH cần chú trọng công tác đào tạo NVCTXH học đường. Để có thể cung cấp đội ngũ cán bộ làm việc trong trường học, ngoài chương trình đào tạo CTXH tổng quát (general social worker), cần có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về CTXH học đường.

2.2. Đối với ngành y tế:

Tổ chức khám sàng lọc các học sinh trong các trường tiểu học nhằm phát hiện ra những học sinh mắc HCTK.

Mở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm giúp cộng đồng nói chung và các bậc cha mẹ có con mắc HCTK hiểu rõ hơn về cách phát hiện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ tự kỉ.

2.3. Đối với ngành Lao động- Thương binh và Xã hội

Truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại cộng đồng; xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện mô hình phát

hiện, can thiệp sớm cho trẻ TK dựa vào cộng đồng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Hỗ trợ việc xây dựng các trung tâm, các cơ sở xã hội, các dịch vụ để hỗ trợ chăm sóc cho trẻ tự kỷ, tạo điều kiện để tất cả trẻ mắc HCTK đều được chăm lo và được đến trường.

Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng cung cấp dịch vụ và nhu cầu của trẻ TK. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực chăm sóc, trợ giúp, phục hồi chức năng đối với trẻ TK. Trong đó, cần đưa tự kỉ vào danh mục các dạng khuyết tật để có căn cứ cho việc xây dựng chính sách xã hội; thúc đẩy nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đối với trẻ TK và gia đình, trong đó ưu tiên bốn chính sách là bảo trợ xã hội, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và hỗ trợ các nhu cầu vui chơi giải trí... Đồng thời, thúc đẩy nhanh việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật với trẻ TK.

Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ TK tại các trung tâm, trường học hoặc cơ sở bảo trợ xã hội; Tập huấn cho cán bộ, NVTCXH về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho trẻ TK.

2.4. Đối với các trường hòa nhập

Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo giáo viên về kĩ năng, phương pháp, mục tiêu, nội dung dạy học sinh mắc HCTK.

Tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao trình độ chuyên môn ví dụ như: tổ chức các buổi thảo luận, xeminar về chăm sóc, giáo dục trẻ mắc HCTK; cử giáo viên đi học lớp bồi dưỡng, tấp huấn về GDHN; tổ chức các hội thi giáo viên dạy hòa nhập giỏi...

Có chính sách khuyến khích giáo viên có những công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ mắc HCTK. Phân chia các nhóm, các tổ chuyên môn đảm nhận các vấn đề liên quan đến trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung

Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục trẻ em măc HCTK. Tuyên truyền cho các học sịnh và phụ huynh trong toàn trường hiểu và chia sẻ những khó khăn với các bạn tự kỉ.

Các trường cần mở các lớp học hòa nhập tại các trường sẵn có. Có thể mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)