NVCTXH trợ giúp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ GDHN tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 88)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. NVCTXH trợ giúp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ GDHN tạ

tiểu học

Với học sinh mắc HCTK do nhút nhát, hoặc hạn chế về thể lực, hay bị các học sinh khác trong trường, trong lớp bắt nạt, đe dọa, cưỡng bức thường cũng khó xác lập các quan hệ xã hội trong trường học, các em cũng có vị thế khá thấp trong các nhóm bạn. Các học sinh này thường phải phục tùng mệnh lệnh của các học sinh khác, không dám bày tỏ quan điểm của cá nhân hoặc không được tôn trọng ý kiến. Sự thiếu định hướng hoặc tạo điều kiện, trợ giúp một cách đúng lúc với các học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt sẽ dẫn đến sự sai lệch trong cách suy nghĩ và ứng xử của học sinh. Những học sinh bị phân biệt sẽ rất khó khăn để hội nhập và phát triển bình thường, nhiều em có thể có những phản ứng tiêu cực như: gây gổ, chán học, bỏ học, ít nói, ngại giao tiếp....

Với vai trò là người trợ giúp giáo viên trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi tránh sự kỳ thị, xa lánh, cô lập ở các trường tiểu học, NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

3.2.1. Đối với hoạt động dạy học của giáo viên

Tư vấn nhằm giúp giáo viên tiểu học nhận thức đúng về GDHN và nhận thức đúng về sự phân biệt đối xử trong giáo dục. Tham vấn cho giáo viên tiểu học nhằm

Giúp giáo viên tiểu học đánh giá đúng nhu cầu cần được giúp đỡ của các nhóm học sinh khuyết tật có nhu cầu trợ giúp trong lớp do mình quản lý.

Trợ giúp giáo viên tiểu học đánh giá khả năng hòa nhập của nhóm học sinh khuyết tật có nhu cầu trợ giúp, thực trạng phân biệt đối xử giữa học sinh với nhau và giáo viên với học sinh có nhu cầu trợ giúp; phát hiện kịp thời hành vi tiêu cực trong học sinh tiểu học liên quan đến sự phân biệt đối xử.

Phối hợp cùng giáo viên tiểu học xây dựng kế hoạch, chương trình hành động nhằm truyền thông tới lãnh đạo nhà trường, học sinh và phụ huynh học sinh về quyền của học sinh có khuyết tật nói chung và TK nói riêng và nhu cầu cần được đối xử bình đẳng, đảm bảo môi trường học đường thân thiện, tích cực.

Tư vấn, tập huấn nâng cao năng thực, cách thức tổ chức lớp học và các giải pháp giải quyết vấn đề của một lớp học hòa nhập cho giáo viên tiểu học.

3.2.2. Đối với việc tham gia các hoạt động vui chơi và sinh hoạt tập thể của học sinh

Nhiều học sinh do đặc điểm của dạng khuyết tật đem lại dẫn đến bị hạn chế trong khả năng tham gia các hoạt động vui chơi và sinh hoạt tập thể. Những hạn chế này phần lớn là do nhược điểm về thể chất cản trở khả năng tham gia các hoạt động vui chơi và sinh hoạt tập thể như: dã ngoại, các cuộc thi mang tính giải trí, các hoạt động ngoại khóa khác. Học sinh mắc HCTK có thể chất, ngôn ngữ hạn chế cũng khó có khả năng tham gia một cách đầy đủ và tích cực trong các hoạt động vui chơi. Thậm chí không được quyền tham gia do các trò chơi vì sức khỏe yếu, tương tác nhóm khó khăn. Phần lớn học sinh không mong muốn lựa chọn bạn chơi là học sinh khuyết tật hoặc có thể lực yếu trong các trò chơi mang tính vận động và thể lực. Chính điều này đã khiến các học sinh này rất khó khăn trong việc tham gia các trò chơi và ngày càng tách biệt. Sự tách biệt đó trở thành quen thuộc và dần dần mặc nhiên thừa nhận học sinh TK không được tham gia các trò chơi.

Với vai trò là người trợ giúp giáo viên trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi tránh sự kỳ thị, xa lánh, cô lập ở các trường tiểu học, NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

Tư vấn, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên tiểu trong việc quan tâm, động viên các học sinh có khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp, giúp các em từng bước xác lập được vị trí xã hội của mình, tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp với đặc điểm của bản thân mình.

Phối hợp cùng giáo viên tiểu học xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo học sinh có nhược điểm về ngôn ngữ, giao tiếp được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi mang tính tập thể một cách tốt nhất, phù hợp với khả năng của các em.

Phối hợp với giáo viên trong việc truyền thông thay đổi nhận thức và hành vi của các học sinh khác trong việc quan tâm giúp đỡ các học sinh có khiếm khuyết do khuyết tật mang lại khi tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể.

Phối hợp cùng giáo viên tiểu học theo dõi việc đảm bảo thực hiện năng lực hòa nhập của nhóm học sinh TK.

3.2.3. Trong giao tiếp và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang phát triển các mối quan hệ xã hội do đó nhu cầu giao tiếp cũng dần hình thành. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có khả năng giao tiếp tốt, có thể do nhút nhát, hoặc chưa có kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng xác lập các quan hệ xã hội. Có rất nhiều học sinh cho rằng, các em thường có cảm giác hồi hộp, lo lắng, xấu hổ, sợ hãi khi nói trước đám đông. Những cảm xúc này thể hiện những khó khăn trong giao tiếp của các em. Sự khó khăn đó do các em chưa được rèn luyện khả năng nói trước đám đông, chưa có các kỹ năng cần thiết.

Với học sinh tiểu học, nhu cầu về tham gia các nhóm bạn cũng vô cùng quan trọng. Không ít trường hợp, do mẫu thuẫn trong quan hệ với bạn bè mà có em đã có những ứng xử thiếu sự suy nghĩ chín chắn như: đánh nhau, bỏ học... Khi không có sự can thiệp, trợ giúp kịp thời để các em có kỹ năng và phương pháp giải quyết mâu thuẫn hay vượt qua các khó khăn mà mình gặp phải trong quan hệ với bạn bè thì có

gặp đổ vỡ trong quan hệ với bạn bè có xu hướng đổ lỗi cho bản thân mình, hoặc chấp nhận sự đổ vỡ không có gì khắc phục được, một số em thường cầu ước cho sự việc đó chưa từng xảy ra, hoặc chờ đợi thời gian sẽ giúp hàn gắn hoặc tự giải quyết các khó khăn. Không có nhiều học sinh chủ động giải quyết các mâu thuẫn và sẵn sàng đối mặt với các mâu thuẫn, coi đó như là một cách để xử lý những vấn đề nảy sinh. Như vậy, với học sinh tiểu học sự hạn chế trong cách thức giải quyết các mâu thuẫn đã đặt ra vấn đề cần có hoạt động trợ giúp tại trường học để các em được tham vấn cách thức đối mặt và giải quyết với khó khăn trong quan hệ với bạn bè nảy sinh ở trường học, thậm chí ngoài trường học.

Với vai trò là người trợ giúp giáo viên trong việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học NVCTXH cần thực hiện các công việc sau:

Trợ giúp theo dõi và phát hiện kịp thời các mâu thuẫn giữa học sinh tiểu học với nhau.

Tư vấn cho giáo viên tiểu học cách thức giải quyết mâu thuẫn của học sinh trong một số trường hợp đặc biệt.

Trợ giúp giáo viên tiểu học hiểu thêm về một số kiến thức tâm lý và hành vi của học sinh tiểu học làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn, khúc mắc trong quan hệ bạn bè của học sinh.

Trợ giúp giáo viên tiểu học trong tham vấn với một số học sinh có biểu hiện về tâm lý và hành vi tiêu cực do mâu thuẫn bạn bè hoặc là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.

Trợ giúp giáo viên trong việc đảm bảo kỷ luật tích cực với các trường hợp do mâu thuẫn mà học sinh tiểu học có các biểu hiện tiểu cực như: gây gổ, đánh nhau, phá hoại tài sản...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)