Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 47)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

* Trường tiểu học Bạch Mai

Trường tiểu học Bạch Mai thuộc phường Bạch Mai quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bắt đầu thực hiện hiện mô hình GDHN từ năm 1996. Với sự hỗ trợ của tổ chức cứu trợ trẻ em tàn tật Phần Lan, nhà trường đã xây dựng một khu nhà chức năng hai tầng bao gồm 3 phòng học và một phòng chức năng dành cho trẻ khuyết tật tham gia học tập. Hàng năm nhà trường liên tục tuyển sinh trẻ khuyết tật trong đó chiếm đa số là trẻ mắc HCTK vào lớp hòa nhập với sĩ số trung khoảng 25-30 cháu tập hợp thành một lớp do hai giáo viên tiểu học phụ trách. Tại lớp học này, trẻ đa dạng về độ tuổi và mức độ khuyết tật được tách thành các nhóm để học theo chương trình tiểu học. Không gian học tập khá chật chội, lớp lại đông và đa dạng nên rất khó khăn trong quá trình dạy học cho trẻ. Tại đây, trẻ được hòa nhập chung với các bạn trong giờ thể dục, ra chơi và các giờ sinh hoạt tập thể toàn trường. Năm học 2011- 2012 sĩ số lớp là 30 học sinh. Theo như chia sẻ của Ban giám hiệu nhà trường thì mặc dù nhu cầu của học sinh còn nhiều nhưng do hạn chế về cơ sở vật chất, giáo viên, ngân sách nên những trẻ quá nặng sẽ không được tiếp nhận. Ưu tiên cho

Xuất phát từ nhu cầu được theo học hòa nhập của rất đông gia đình có con TK, năm 2007 trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã cung với ban phụ huynh của CLB trẻ TK Hà Nôi đã làm việc với Ban Giám hiệu nhà trường để mở thêm hai lớp hòa nhập dành cho trẻ TK. Trong đó, phía Viện sẽ phụ trách về mặt chuyên môn, tuyển chọn giáo viên chuyên biệt; nhà trường sẽ quản lý về mặt hành chính còn ban phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm về chi phí học tập. Trong quá trình 5 năm hoạt động, đến năm học 2011-2012 hai lớp hòa nhập này có 25 cháu mắc HCTK theo học. Mỗi lớp có hai giáo viên chuyên biệt phụ trách học theo chương trình giáo dục tiểu học chung và có một số chương trình can thiệp theo sự cố vấn của Viện. Được quan tâm hơn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nên học sinh của hai lớp có nhiều điều kiện để học tập. Từ khi thành lập đến nay, lớp đã có hai trường hợp học sinh được chuyển sang học hòa nhập hoàn toàn tại lớp học đại trà và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trẻ TK ở thể nặng, đã theo học tới 5 năm những không có tiến bộ đáng kể. Mặc dù quá trình học tập của trẻ tại trường vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn do phải tự chỉ toàn bộ kinh phí nhưng ban phụ huynh vẫn cố gắng duy trì lớp học với mong muốn con được học trong môi trường hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.

* Trường Tiểu học Dịch Vọng B

Trường tiểu học Dịch Vọng B thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội). Hiện nay tại trường đang triển khai mô hình hòa nhập liên kết với trường mầm non Newstar, trung tâm Hand in Hand và Sở giáo dục thành phố Hà Nội từ năm 2000. Theo đó hàng năm trường sẽ tiếp nhận học sinh TK học hòa nhập từ 2 trung tâm này (mỗi lớp có1-2 cháu theo học cùng giáo viên chuyên biệt đi kèm). Năm học 2011-2012 trường có 30 học sinh mắc HCTK theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh theo học tại trường được trung tâm giới thiệu và phụ trách công việc đánh giá chất lượng cũng như phân công giáo viên chuyên biệt kèm trẻ tại các lớp. Phụ huynh sẽ phải đóng học phí cho trẻ theo quy định chung của nhà trường, ngoài ra cũng phải chi trả kinh phí cho giáo viên đi kèm. Vì vậy mà chi phí cho một trẻ học hòa nhập là rất lớn, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cho

con theo học. Các em được ngồi học chung lớp với các bạn khác, thường là cuối lớp cùng với cô giáo đi kèm học theo chương trình chung của Bộ giáo dục và làm các bài kiểm tra, thi giống như các bạn. Có một số học sinh chỉ theo học hòa nhập buổi sáng tại trường, buổi chiểu phụ huynh đón về trung tâm can thiệp cá nhân.

Đây là mô hình GDHN được đông đảo phụ huynh có con mắc HCTK mong muốn nhưng có rất ít trường trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận trẻ, số lượng theo học cũng hạn chế nên hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu.

Chƣơng 2: VẤN ĐỀ HÒA NHẬP CỦA TRẺ MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỈ TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)