Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 39 - 45)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

CTXH là một ngành khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao bởi đặc thù của CTXH là làm việc trực tiếp, giải quyết các vấn đề nảy sinh xung quanh con người và các mối quan hệ xã hội của họ. Có thể thấy những mô hình và cách thức giải quyết vấn đề trong CTXH luôn có một điểm chung là được xây dựng trên nền tảng của các lý thuyết cơ bản về con người và những nguyên tắc chặt chẽ trong thực hành của CTXH. Việc nắm vững những khung khái niệm và lý thuyết cơ bản rất quan trọng và những ứng dụng thích hợp từ việc này giúp cải thiện hoạt động thực hành CTXH.

Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis đặt tiền đề mô hình trị liệu xúc cảm hợp lý (Rational Emotive Behaviour Therapy – REBT), Aaron Beck phát triển liệu pháp nhận thức, Maxie C. Maultsby phát triển liệu pháp hành vi. Năm 1990 tên gọi liệu pháp nhận thức hành vi bắt đầu được sử dụng. Sự phát triển của mô hình tiếp cận nhận thức – hành vi đã đưa tham vấn cũng như trị liệu nhận thức hành vi trở nên phổ biến trên thế giới.

Lý thuyết nhận thức – hành vi quan niệm rằng, con người không phải là sinh vật thụ động bị kiểm soát chặt chẽ của môi trường. Các cách thức con người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của họ. Nếu sự nhận thức dựa trên các quan điểm hay niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và ứng xử không thích ứng.

Có thể diễn giải quan điểm của cách tiếp cận nhận thức – hành vi như sau: Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi liên quan mật thiết với nhau. Suy nghĩ, nhận thức quyết định sự biểu hiện của cảm xúc và hành vi. Những rối loạn cảm xúc có thể xuất hiện do những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực sẽ giúp cá nhân cải thiện được những rối loạn cảm xúc của mình.

Phương pháp sử dụng trong lý thuyết nhận thức hành vi đó là sử dụng kĩ thuật REBT (cảm xúc hợp lý). Đây là kĩ thuật mang tính hướng dẫn cao, có sự thuyết phục và chấp nhận đương đầu của thân chủ nhằm thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi. Kĩ thuật này được thiết kế để xác định và kiểm tra nhận định sai lệch của thân chủ, từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý này.

* Ứng dụng lý thuyết:

Trong suốt quá trình trị liệu nhận thức - hành vi, thân chủ được trợ giúp nhận biết, giám sát, kiểm tra và thay đổi những hình mẫu suy nghĩ đó và những giả định khiếm khuyết mang tới sự gia tăng của vấn đề. Thân chủ cũng được dạy những kỹ năng đặc thù và thủ tục để nhận biết nội hàm và tương tác trong suy nghĩ của họ, đánh giá tính đúng đắn trong nhận thức của mình cùng với những giả định và cách xem xét các sự kiện cũng như các trạng thái qua quan sát kỹ tường tận hơn. Rất nhiều kỹ thuật đã được sử dụng như: tái cấu trúc nhận thức, phân tích hợp lý, tạo

mô hình vai trò, trình bày lại hành vi, chuyển dịch ngược, gây tê, chuyển đổi sự phá hủy, ngập lụt nhận thức....

Nhà tham vấn trợ giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh. Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu để phân tích hành vi của khách thể nghiên cứu, giải thích nguyên nhân động cơ của hành vi và xây dựng giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của thân chủ, từ đó hình thành những hành vi tích cực.

1.2.2. Lý thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs)

* Nội dung:

Abraham Harold Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Cùng với Carl Roger, hai ông đã khởi xướng cho trường phái tâm lý học nhân văn, lấy nhân cách và sáng tạo làm đối tượng nghiên cứu. Hiện nay, những thành tựu của lý thuyết nghiên cứu tâm lý của ông đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực CTXH.

Theo Maslow, những nhu cầu căn bản của con người có thể được miêu tả bằng bậc thang theo thứ tự từ nhu cầu vật chất lên đến nhu cầu tinh thần.

Trong thang bậc các nhu cầu kể trên, bốn mức nhu cầu dưới được Maslow gọi là những nhu cầu thiếu thốn (Deficit needs) hay còn gọi là nhu cầu D. Sở dĩ ông gọi như vậy là vì nếu chúng ta không có được đầy đủ một thứ gì đó, hay nói cách khác chúng ta bị thiếu thốn thì lúc này chúng ta sẽ có nhu cầu. Ngược lại nếu chúng ta có đầy đủ những cái chúng ta cần thì sẽ không cảm thấy sự thiếu thốn nữa và chúng sẽ không còn trở thành động cơ.

Những nhu cầu này theo Maslow là những nhu cầu bản năng, ngay cả những nhu cầu như được yêu thương và tôn trọng cũng là những nhu cầu để duy trì sức khoẻ tâm thần cũng như thể chất. Theo Maslow, những nhu cầu D là những nhu cầu đã được di truyền, nó chứa đựng trong đặc điểm di truyền của chúng ta.

Nếu xem xét toàn bộ tiến trình phát triển của con người thì có thể nói rằng chúng ta đã trải qua các thang bậc nhu cầu D như việc trải qua các giai đoạn phát triển.

cầu được chú ý, được yêu thương và được tôn trọng. Chỉ trong vòng hai đến 3 năm đầu tiên của cuộc đời, con người ta đã trải qua các giai đoạn thể hiện nhu cầu.

Khi rơi vào điều kiện gây căng thẳng hoặc khi khả năng sinh tồn bị đe doạ thì con người có thể lùi xuống những thang bậc nhu cầu thấp hơn. Ví dụ khi những người thân trong gia đình đột nhiên rời bỏ bạn thì dường như được yêu thương là thứ mà bạn mong muốn hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ xảy ra với cá nhân một người mà có thể xảy ra với nhóm xã hội.

Nhu cầu phát triển nhân cách (thể hiện bản thân) ở vị trí cao nhất trong thang bậc mà Maslow đưa ra. Ông cho rằng dạng nhu cầu này khác về căn bản so với các dạng nhu cầu trước đây và gọi nó là nhu cầu tồn tại (Being needs) hay nhu cầu B. Các nhu cầu này vẫn được con người cảm thấy cho dù chúng được thoả mãn tại một thời điểm nào đó. Khác với các dạng nhu cầu trước đó, chúng sẽ không mất đi và không bị chủ thể lãng quên.

Điều đáng chú ý ở đây là để thoả mãn được nhu cầu B, con người phải được thoả mãn những nhu cầu D trước đã, sau đó họ phải đặt ra được cho mình mục đích thực tế và đạt được chúng. Những mục đích thực tế này có thể rất khác nhau từ cá nhân này cho tơí cá nhân khác dựa trên khả năng về tinh thần hay thể chất và các mối quan tâm. Nó cũng thay đổi theo tiềm năng, cơ hội và môi trường trực tiếp của mỗi cá nhân.

* Ứng dụng của lý thuyết:

Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp NVCTXH xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ.

Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, NVCTXH đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã…Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.

Sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu nhằm đánh giá nhu cầu của khách thể nghiên cứu (trẻ và gia đình trẻ tự kỉ) trong GDHN, từ đó xác định nhu cầu ưu tiên để can thiệp trợ giúp trong đó thân chủ và nhu cầu thân chủ đóng vai trò trung tâm.

Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề CTXH. Còn NVCTXH tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

Đối với bậc thang nhu cầu được tôn trọng NVCTXH cần xác định được các đối tượng nhạy cảm với nhu cầu này như: trẻ khuyết tật và gia đình có con khuyết tật. Trong CTXH việc xóa bỏ định kiến, sự kỳ thị sẽ thông qua truyền thông, các dự án phát triển cộng đồng. Sự thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng tạo ra cảm giác uy tín, tự tin, quyền lực và sự kiềm chế. Nếu không được thỏa mãn họ sẽ tìm mọi cách để đạt được điều đó, sự vỡ mộng về nhu cầu được tôn trọng sẽ tạo ra sự khinh bỉ, coi thường gây ra sự rối loạn hành vi.

2.2.3. Lý thuyết hệ thống

* Nội dung:

Đây là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng trong CTXH, đặc biệt khi đi tìm hiểu đánh giá về hệ thống xung quanh thân chủ. Bởi nó cho NVCTXH biết rằng thân chủ đang thiếu những gì và những hệ thống mà họ có thể tham gia và tiếp cận bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang tính hòa nhập.

Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX bởi Von Bertalanfly, cung cấp một phương tiện để tổ chức những tư tưởng, ý nghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp mà có khối lượng thông tin lớn, các tương quan phức tạp giữa thông tin.

+ Ý tưởng về một hệ thống – các khía cạnh của cuộc sống có thể được tổ chức. + Hệ thống là một khu vực được giới hạn bởi một người để giúp họ tổ chức những tư tưởng về một vấn đề phức tạp.

+ Một người có thể tạo ra trong đầu nhiều hệ thống khác nhau, ví dụ như: hệ thống trẻ em, hệ thống cha mẹ, hệ thống hàng xóm ...

Các nguyên tắc của một hệ thống:

+ Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.

+ Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. + Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ thống khác

+ Mọi hệ thống đều cần „đầu vào‟ hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.

+ Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng những hệ thống khác.

* Ứng dụng của lý thuyết

NVCTXH cần phải hiểu các vấn đề của trẻ xuất hiện trong trường học không phải là xuất phát từ chính bản thân trẻ mà đôi khi từ hệ thống mà trẻ đang sinh sống. NVCTXH cần phải hiểu những vấn đề sau: Trẻ em là một phần của hệ thống gia đình; trẻ bị tổn hại ở trong một phần của hệ thống, việc này gây tổn hại đến những phần khác của hệ thống và các hệ thống khác trong cuộc đời của trẻ; trẻ là một thành viên của hệ thống gia đình có nhiều vấn đề và hệ thống gia đình này không thực hiện tốt chức năng của một gia đình; trẻ là thành viên của một hệ thống gia đình mà hệ thống này không có bất kỳ tương tác nào với các hệ thống khác (đóng và biệt lập); trẻ là một phần của hệ thống mà có những cách cư xử mà xã hội chấp nhận được.

NVCTXH cần phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được (về nội dung và tiến trình) để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cách can thiệp. Khi NVCTXH làm việc với một trường hợp, có rất nhiều những tác động phức tạp giữa con người và những sự kiện xảy ra ví dụ như: trẻ em tiếp xúc với người chăm sóc; người chăm sóc tiếp xúc với môi trường của họ, cha mẹ tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết hệ thống cho phép NVCTXH chia những tình huống phức tạp thành một tập hợp những hệ thống, phân tích tác động của một hệ thống lên hệ thống khác, theo dõi tương tác giữa các hệ thống và vẽ được những hệ thống gia đình

phức tạp. Thực hiện miêu tả về hệ thống của những mối quan tâm trong hoạt động bảo vệ trẻ em – chỉ ra những tác động của mọi hệ thống lên tình huống chăm sóc và những mối quan hệ giữa các hệ thống này. Vẽ một biểu đồ xã hội và hoặc một cây phả hệ để “minh họa” một cách chính xác nhất tình huống ngược đãi trẻ em. Sử dụng biểu đồ xã hội để xác định những điểm để can thiệp nhằm thay đổi.

Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong nghiên cứu để xây dựng quan điểm liên ngành trong nghiên cứu CTXH, nhìn nhận thân chủ và gia đình thân chủ nằm trong một hệ thống tương tác lẫn nhau. Từ đó xác định được mâu thuẫn xảy ra trong việc kết nối giữa trẻ và gia đình trẻ TK với các hệ thống trợ giúp trong cộng đồng. Xây dựng mối quan hệ trợ giúp mới, trong đó tăng cường khả năng tương tác giữa gia đình trẻ TK với các hệ thống, vận động thay đổi chính sách đối với người khuyết tật nói chung và trẻ TK nói riêng cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)