Thực trạng vấn đề hòa nhập của trẻ mắc HCTK tại trƣờng tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 64)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng vấn đề hòa nhập của trẻ mắc HCTK tại trƣờng tiểu học

2.1.1. Những lý do cha mẹ quyết định cho trẻ mắc HCTK đi học hòa nhập tiểu học

Cũng giống như các phụ huynh có con ở lứa tuổi vào lớp một khác, các cha mẹ có con mắc HCTK cũng có mong muốn con em mình được tới trường, được học tập bình đẳng và có cơ hội phát triển như bao học sinh khác. Qua quá trình phỏng vấn, thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi tổng hợp được các lý do khác nhau khiến cha mẹ trẻ TK quyết định cho con đi học hòa nhập

STT Lý do Số

lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1 Muốn con mình được bình đẳng về quyền lợi học tập như trẻ bình thường

67 89,3

2 Môi trường chuyên biệt không còn phù hợp với trẻ nữa 41 54,7 3 Mong con đuổi kịp các bạn cùng trang lứa 25 33,3 4 Trẻ bớt mặc cảm, dễ hòa nhập vào cuộc sống sau này 51 69,3 5 Được vận động, tuyên truyền cho trẻ đi học 3 4 6 Giải tỏa tâm lý cho cho chính mình và mọi người trong gia

đình

20 26,6

Qua bảng 2.1 cho thấy, lý do chính các gia đình cho trẻ đi học hòa nhập là vì muốn con mình được bình đẳng về quyền lợi học tập như trẻ bình thường khác (89,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất, lý do xếp thứ hai là để giúp trẻ bớt mặc cảm, tự ti để hòa nhập với cuộc sống sau này. Đây là mong muốn hết sức chính đáng của các gia đình có con bị khuyết tật, dù trẻ bị khuyết tật ở mức độ nào, ở thể nào thì cha mẹ vẫn mong muốn con mình được xã hội thừa nhận. Các gia đình đều nhận thức được rằng sự cần thiết phải cho con đi học hòa nhập.“Trẻ TK có thể đi học. Nếu cha mẹ của các trẻ TK cho rằng con mình không thể đi học được và không cho con đi học là một thiệt thòi cho trẻ. Cần khuyến khích trẻ hòa nhập, tham gia hoạt động tập thể, giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Cũng phải thừa nhận là để trẻ có thể học tập, vui chơi, giao tiếp bình thường như các trẻ khác thì không thể nhưng cần

khuyến khích trẻ trở nên bình thường, từng bước một...”. (PVS mẹ trẻ TK, trình độ

đại học, 35 tuổi, nghề nghiệp bác sĩ ).

Tỷ lệ cha mẹ cho con đi học hòa nhập được sự vận động tuyên truyền là rất nhỏ. Hầu như họ đều tự nhận thức vấn đề và chính là người vận động các cơ quan chức năng, nhà trường, giáo viên để cho con được tới trường. Bởi vì thực tế hiện nay “cầu” luôn vượt quá “cung”.

“Học sinh TK nên học chung với học sinh không khuyết tật khác nếu cháu không có hành vi bất thường (đánh bạn, tự làm tổn thương mình). Tuy nhiên điều đó cần sự quan tâm của giáo viên và sự cảm thông, chia sẻ của học sinh. Nhưng

điều đó ở Việt Nam mình khó quá!”. (PVS bố trẻ TK, trình độ cao đẳng, 40 tuổi,

nghề nghiệp kỹ sư ).

Cũng trong kết quả thu được trong bảng trên có 26,6% cha mẹ cho con đi học hòa nhập là do muốn giải tỏa tâm lý cho chính mình và những người trong gia đình. Qua quan sát và phỏng vấn sâu những trường hợp này cho thấy áp lực tâm lý mà cha mẹ trẻ phải chịu hết sức nặng nề: từ việc khủng hoảng tinh thần khi biết con mắc chứng TK, đến việc giải thích, thuyết phục các thành viên khác trong gia đình chấp nhận tình trạng của con, cháu mình; rồi việc đối diện với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh. Có rất nhiều cha mẹ vẫn dấu diếm tình trạng của con mình

chỉ nói rằng cháu bị tăng động, hay chậm nói một chút. Chính vì vậy việc cháu bước vào tiểu học được học hòa nhập là điều an ủi, động viên rất lớn tới cha mẹ trẻ đặc biệt là ông bà của trẻ. “Khi biết con mắc HCTK, tất cả các cha mẹ đều hoảng hốt. Tôi đã từng nhìn thấy nhiều giọt nước mắt của những người cha, người ông (còn của mẹ và bà là chuyện bình thường), thật đau đớn! Nỗi đau không phải chỉ là do thiếu tiền bạc, thiếu phương tiện mà ở đây là nhìn thấy nơi họ một sự bất lực: làm thế nào để cứu được con?Rồi tương lai nó sẽ ra sao khi họ không còn trên đời

này?” ( PVS chị Phạm Thị Y. Thành viên CLB trẻ TK Hà Nội).

Ngoài ra lý do cha mẹ muốn cho con mình đi học hòa nhập còn vì một số lý do khác như: muốn con được đi học đúng tuổi, được học nhiều kỹ năng xã hội từ các bạn khác trong lớp..

2.1.2. Môi trường chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước khi đi học hòa nhập

Theo các chuyên gia về giáo dục thì việc chuẩn bị tâm thế cho con trước khi bước vào lớp một là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý của trẻ và chất lượng học tập của trẻ tại môi trường mới. Đối với trẻ khuyết tật thì công việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ càng phải đặc biệt chú trọng vì khả năng hòa nhập của trẻ khó khăn hơn các học sinh khác. Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả điều tra về môi trường chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ TK trước khi đi học tiểu học hòa nhập:

Biểu đồ 2.2: Môi trường chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước khi học hòa nhập

Nhìn vào biểu đồ 2.2 cho thấy trước khi đi học hòa nhập tiểu học chỉ có 39,1% trẻ được học hòa nhập hoàn toàn ở trường mẫu giáo, 26,2% trẻ vừa học hòa nhập ở trường mẫu giáo vừa học ở trung tâm chuyên biệt (can thiệp theo giờ ở trung tâm và học hòa nhập nửa buổi). Trong những trường mẫu giáo trẻ học hòa nhập theo điều tra trên thì hầu hết là trường mẫu giáo tư thục, trẻ đi học phải đóng góp theo yêu cầu cần chăm sóc (phải trả thêm lương cho một giáo viên dạy kèm trẻ có chuyên môn về giáo dục đặc biệt và trả thêm cho cô giáo chủ nhiệm). Có nhiều trường hợp trẻ theo học hòa nhập ở các lớp mầm non nhưng sau một thời gian thấy trẻ không thể hòa nhập được môi trường học tập trên lớp, không tiếp thu được những gì cô dạy, bị lạc lõng và thiếu sự quan tâm của giáo viên nên nhiều bậc phụ huynh lại đành đưa con quay trở lại môi trường chuyên biệt.

Như vậy về sơ bộ cho chúng ta thấy được rằng thực trạng trẻ mắc HCTK hiện nay trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa có được môi trường hòa nhập cần thiết ở bậc mầm non để chuẩn bị bước vào môi trường tiểu học sau này. "Tôi còn nhớ như in cái cảm giác đau đớn tủi hờn và tội nghiệp cho con mình khi mà trường mẫu giáo không nhận con vào học. Tôi đã nói như xin cô giáo, nhưng con tôi vẫn không được nhận vào học, tôi đã ôm con chạy về nhà thật nhanh vì tôi sợ mình khóc ồ lên mà

không kìm lại được. Sau lần xin học đầu tiên bị từ chối đó, con tôi cũng được tôi vác đi khắp các trường gần khu nhà chúng tôi ở và vẫn không được đi học mầm non.Con mình đến đi học mẫu giáo mà còn không được thì có thể làm gì đây?”

(PVS mẹ trẻ TK, trình độ tốt nghiệp phổ thông, 32 tuổi, nghề nghiệp kinh doanh).

2.1.3. Tình hình trẻ mắc HCTK được kiểm tra khả năng hòa nhập trước khi vào lớp 1

Đối với đối tượng là học sinh khuyết tật nói chung và học sinh mắc HCTK nói riêng trước khi được nhận vào học tại các trường thì cần phải được đánh giá mức độ nhận thức và khả năng hòa nhập. Dựa trên những kết quả đánh giá của chuyên gia, nhà trường có thể phân loại năng lực của từng học sinh để phân lớp phù hợp và phối hợp cùng giáo viên, gia đình để lên kế hoạch giáo dục cho trẻ. Học sinh nào chưa đáp ứng đủ điều kiện có thể được đưa tới những mô hình giáo dục phù hợp khác như: trường chuyên biệt, dạy nghề. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn Hà Nội tỷ lệ học sinh TK được đánh giá trước khi nhận vào lớp hòa nhập chiếm tỷ lệ thấp.

Qua quá trình điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ mắc HCTK được làm kiểm tra mức độ hòa nhập trước khi đi học (làm test đánh giá) chỉ chiếm 37,4%. Số trẻ còn lại được nhận học hòa nhập chiếm số lượng lớn hơn lại không được làm test. Có thể xảy ra hai trường hợp sau: một là trẻ có khả năng học hòa nhập nhưng nhà trường không tiếp nhận thì cũng không được tới trường, hai là trẻ chưa đủ điều kiện tới trường nhưng lại được nhà trường đồng ý thì trẻ vẫn được học hòa nhập. Qua khảo sát nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tại trường tiểu học Dịch Vọng B do không có đội ngũ giáo viên chuyên biệt hay chuyên gia đánh giá nên hầu như các trẻ được nhận vào học đều không được làm test đánh giá. Còn tại trường tiểu học Bạch Mai, chỉ ở lớp tự kỉ liên kết với Viện khoa học giáo dục Việt Nam thì các trẻ khi xin vào học tại lớp này sẽ được đánh giá còn lớp hòa nhập theo biên chế của nhà trường thì trẻ khi xin vào học cũng không được đánh giá. Tuy nhiên sự đánh giá này vẫn chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác. Theo các chuyên gia đầu ngành về giáo dục đặc biệt thì: “Nhà trường chỉ nên nhận trẻ TK biết nói và từ chối trẻ không biết nói. Với trẻ TK, không nên tính vào sĩ số lớp chính thức, đánh giá trên tiêu chuẩn chung

áp lực cho cả trẻ lẫn giáo viên” ( PVS hiệu trưởng trường mầm non chuyên biệt Newstar- đơn vị liên kết với trường tiểu học Dịch Vọng B).

Thực tế cho thấy, trong quá trình đi học hòa nhập, có nhiều trẻ học được một học kỳ hoặc một năm học sau đó vì không theo kịp chương trình và có nhiều hành vi gây ảnh hưởng tới lớp học nên đã bị cho thôi học, phải ở nhà hoặc quay lại trung tâm chuyên biệt. Hoặc có trường hợp phụ huynh tự nhận thấy con mình không đủ khả năng hòa nhập nên tự rút lui. "Hiện nay, chúng ta chưa có chương trình học riêng cho trẻ tự kỷ. Khi đi học hòa nhập, các bé sẽ phải học chung với trẻ bình

thường. Vì thế, càng học lên cao, các trẻ tự kỷ càng rơi rụng dần” (PVS chuyên gia

tại trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt- Viện khoa học giáo dục Việt Nam)

2.1.4. Những khó khăn khi trẻ mắc HCTK tham gia học hòa nhập tiểu học

2.1.4.1. Khó khăn đối với cha mẹ trẻ

* Khó khăn khi tìm trường học cho trẻ:

Khó khăn lớn nhất khi trẻ học hòa nhập là có quá ít trường tiểu học hòa nhập để cha mẹ lựa chọn (81,3%). Cha mẹ có con mắc HCTK gần như không có cơ hội được lựa chọn trường cho trẻ bởi vì nếu như có bất kỳ trường nào tiếp nhận trẻ thì cha mẹ quyết tâm cho con theo học dù cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không đảm bảo cho quá trình hòa nhập của con mình. Có tới 72,5% phụ huynh lo ngại giáo viên trên lớp không quan tâm và kèm cặp nổi con mình trong lớp hòa nhập. Việc giáo viên không quán xuyến được cũng đồng nghĩa với việc trẻ khó được chấp nhận vào lớp. Rất nhiều phụ huynh rất lo lắng khi được giáo viên gọi điện thông báo về những vấn đề xảy ra tại trường liên quan tới con mình đồng nghĩa với việc trẻ bị buộc thôi học. Qua phỏng vấn sâu tại hai trường tiểu học Dịch Vọng B và trường tiểu học Bạch Mai các giáo viên dạy hòa nhập đều cho rằng:“Do sĩ số lớp quá đông

Biểu đồ 2.3: Khó khăn khi tìm trường học cho trẻ

Kết quả trên cũng chỉ ra rằng có 60,3% cha mẹ không có đầy đủ thông tin về các trường tiểu học hòa nhập trong thành phố. Khi trên phương tiên thông tin đại chúng có bất cứ thông tin nào về trường tiểu học hòa nhập thì cha mẹ mới biết và lập tức “đổ xô” tới nộp hồ sơ xin cho con học, dẫn đến “cầu” vượt quá “cung” khiến cho nhiều trẻ mắc HCTK vẫn không có cơ hội được đi học (Phỏng vấn chuyên gia trung tâm Giáo dục đặc biệt- Viện khoa học Giáo dục Việt Nam).

Ngoài những khó khăn kể trên thì qua quá trình thu thập thông tin, phỏng vấn sâu, chúng tôi tìm ra được một số lý do khác gây khó khăn trong việc tìm trường cho trẻ đi học hòa nhập: Các phụ huynh của các trẻ khác trong trường không muốn cho trẻ mắc HCTK theo học; đội ngũ giáo viên được đào tạo về chuyên môn giáo dục đặc biệt còn quá mỏng, không đủ kiến thức và kỹ năng để giúp đỡ trẻ tự kỉ hòa nhập thực sự, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ tự kỉ học hòa nhập. Một nguyên nhân khác nữa cũng gây áp lực cho nhà trường và giáo viên khi nhận trẻ tự kỉ vào lớp học của mình đó là sợ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Bởi vì tiêu chí đánh giá nhà trường và giáo viện hiện nay chủ yếu dựa vào tỉ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm. Theo như nhận định của một cán bộ quản lý giáo dục trường tiểu học

kỉ vào lớp sẽ khiến giáo viên gặp rất nhiều áp lực. Bởi việc đánh giá chất lượng hiện nay dựa trên tỉ lệ bao nhiêu học sinh khá, giỏi trong lớp, nên có thêm một học

sinh trung bình là điều không ai muốn”. Chính vì những lý do này mà cánh cửa đi

học hòa nhập của trẻ tự kỉ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung vẫn còn “khép kín”, con đường tới trường của trẻ vẫn gặp vô vàn gian nan nếu như những nhà quản lý giáo dục đầu ngành nước ta không đưa ra chương trình đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng đổi mới hơn, không tạo quá nhiều áp lực về thành tích như hiện tại.

* Khó khăn trong việc kèm trẻ học tại nhà:

Khi dạy thêm cho trẻ học ở nhà, khó khăn lớn nhất của phụ huynh là chưa có một chương trình chuẩn để dựa vào dạy trẻ chiếm tới 85,3% (Bảng 2.4). Đối với trẻ bình thường thì khi muốn dạy kèm con tại nhà thì phụ huynh có thể tham khảo sách giáo khoa, sách bồi dưỡng khác nhưng đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ TK nói riêng thì Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có một chương trình riêng cho những trẻ này. Hầu hết giáo viên và phụ huynh phải tự soạn ra chương trình riêng cho trẻ, chủ yếu là dựa vào chương trình chuẩn rồi thêm bớt cho phù hợp với trình độ của trẻ. Việc này làm mất rất nhiều thời gian, công sức của phụ huynh cũng như giáo viên và đôi khi không đem lại hiệu quả như mong muốn.

STT Khó khăn Số

lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1 Chưa có một chương trình chuẩn giáo dục đặc biệt để kèm con học

64 85,3 2 Trẻ không thích học do chưa biết tạo hứng thú cho trẻ 55 73,3 3 Không có sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường để cập

nhật tình hình của trẻ

26 34,7 4 Lý do khác 14 18,7

Bảng 2.4: Khó khăn trong việc kèm trẻ học ở nhà

Một lý do khác cũng gây nhiều khó khăn cho phụ huynh khi dạy trẻ ở nhà là họ chưa biết tạo hứng thú cho trẻ khiến trẻ không thích học. Cha mẹ thường không có chuyên môn sư phạm và không nắm được chương trình học cũng như sức học của trẻ. Một thực tế cho thấy: nhiều cha mẹ luôn kỳ vọng quá lớn vào con cái của mình, do đó tạo sức ép cho trẻ. Nhưng ngược lại nhiều cha mẹ lại đánh giá quá thấp trình độ của trẻ, dạy trẻ những vấn đề đơn giản lại không gây được hứng thú cho trẻ.

Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng đến việc tạo hứng thú cho trẻ khi cha mẹ dạy kèm tại nhà.

Việc không theo sát chương trình học và sức học của con cũng một phần là do giáo viên và phụ huynh chưa có sự liên lạc với nhau để biết chương trình học của trẻ tại trường (34,7%). Việc liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh này sẽ giúp gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)