Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên cải canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 65 - 67)

4.1.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cây họ đậu là những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong vụ xuân năm 2019 các loai cây họ đậu (đậu tương, đậu cô ve, lạc) là loại được gieo trồng rất phổ biến tại huyện Gia Lâm và các loại cây họ đậu là cây ký chủ chính của bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Để nắm được tình hình gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên cây họ đậu, chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây họ đậu vụ xuân năm 2019, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, kết quả điều tra trình bày trong bảng 4.3 và đồ thị 4.3.

Bảng 4.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội

STT Cây

ký chủ

Địa điểm điều tra

Tỷ lệ bênh (%) ở các giai đoạn sinh trưởng Trước ra

hoa

Ra hoa - quả non

Quả già - thu hoạch

1 Đậu tương HVNNVN 3,20 5,20 4,93

2 Đậu tương Phú Thị 2,67 4,13 3,73

3 Đậu tương Kim Sơn 1,87 3,47 3,07

4 Lạc Cổ Bi 1,60 3,07 4,13

5 Lạc Đặng Xá 2,53 4,53 5,07

Đồ thị 4.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội

Từ kết quả đã thu thập trong bảng 4.3 và đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy ba loại cây thuộc họ đậu (đậu tương, lạc, đậu cô ve) tại năm địa điểm đều (Học viện nông nghiêp, Phú Thị, Kim Sơn, Cổ Bi, Đặng Xá) đều bị bệnh héo rũ gốc mốc trắng tấn công gây hại. Trong đó tỷ lệ bệnh lở cổ rễ hại trên đâu tương tai 3 địa điểm (HVNN, Phú Thị, Kim Sơn) ở giai đoạn trước ra hoa có tỷ lệ dao động từ 1,87% (Kim Sơn) đến 3,20 (HVNN), ở giai đoạn ra hoa - quả non tỷ lệ bệnh dao động từ 3,47% (Kim Sơn) đến 5,20% (HVNN) và ở giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh dao động từ 3,07% (Kim Sơn) đến 4,93% (HVNN).

Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc tại Cổ Bi và Đặng Xá ở giai đoạn trước ra hoa lần lượt là 1,60%; 2,53%, ở giai đoạn ra hoa - quả non (đâm tia) có tỷ lệ bệnh từ 3,07% (Cổ Bi) đến 4,53% (Đặng Xá) và ở giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh tại Cổ Bi và Đặng Xá lần lượt là 3,07% và 4,53%.

Còn tỷ lệ bệnh hại trên đậu cô ve tại Phú Thị ở Phú Thị là 2,80%, ở giai đoạn ra hoa - quả non có tỷ lệ 4,27% và đến giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 3,87%.

Thông qua bảng số liệu ở 4.3 và đồ thị 4.3 cho thấy bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu tương, lạc và đậu cô ve và thường phát hiện thấy bệnh tấn công phá hại từ giai đoạn trước ra hoa đến thu hoạch. Trên cây đậu tương và đậu cô ve tỷ lệ cao nhất vào giai đoạn ra hoa và quả non đến giai đoạn quả già - thu hoạch thì tỷ lệ bệnh giảm xuống. Còn trên lạc cũng phát hiện bênh hại từ giai đoạn trước ra hoa và tỷ lệ bệnh tăng dần cho đến giai đoạn thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)