Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 114 - 115)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.7. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học với bệnh héo rũ gốc

4.7.2. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ

gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14) trong điều kiện chậu vại

Thí nghiệm gồm có 5 công thức, mỗi công thúc nhắc lại 3 lần, mỗi lần có 1 chậu, mỗi chậu gieo 30 hạt giống và có kết quả trình bày trong bảng 4.26 và đồ thị 4.21.

Bảng 4.26. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14)

trong điều kiện chậu vại Công thức Số hạt gieo Tông số hạt nhiễm bệnh Tỷ lệ bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ (%) CT1 90 - - - CT2 90 87a 96,67a - CT3 90 45b 50,00b 26,97a CT4 90 86a 95,56a 1,12b CT5 90 87a 96,67a 0 LSD (%) 5,44 5,70 CV 41,9 23,90

Đồ thị 4.21. khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14)

trong điều kiện chậu vại

Thông qua kết quả thí nghiệm trong bảng 4.26 và đồ thị 4.21, chúng tôi nhận thấy phương pháp xử lý thuốc Vivadamycin khác nhau, có hiệu lực phòng

trừ bệnh HRGMT hại cây đậu tương ở mức độ khác nhau rất nhỏ và kết quả đã thể hiện:

Ở CT2 (đối chứng): xử lý riêng rẽ isolate nấm Sr-ĐT-HV cho hạt giống đậu tương, thì tỷ lệ hạt nhiễm bệnh có tới 96,67%.

Ở CT3: khi xử lý thuốc Vivadamy 3SL cho hạt đậu tương trước gieo hạt, sau cây đậu tương có 2 lá mầm, thì tiến hành lây nhiễm bệnh bằng isolate nấm Sr-ĐT-HVNN, tỷ lệ bệnh là 50,00%, so với đối chứng tỷ lệ bệnh giảm 46,67%. Hiệu lực phòng trừ của thuốc là 36,97%.

Ở CT4: khi xử lý hỗn hợp cả thuốc Vivadamy 3SL và isolate nấm Sr-ĐT- HVNN cho hạt giống đậu tương, tỷ lệ bệnh có tới 96,56%, so với đối chứng tỷ lệ bệnh chỉ giảm được 1,11% và so với CT3 tỷ lệ bệnh tăng lên 45,56%. Hiệu lực ức chế của thuốc chỉ đạt 1,12%

Ở CT5: khi xử lý isolate nấm Sr-ĐT-HVNN cho hạt giống đậu tương trước gieo trồng, sau cây ccó 2 lá mầm, tiến hành xử lý thuốc Vivadamy 3SL, tỷ lệ bị bệnh không khác gì với đối chứng (96,67%).

Nhìn chung từ các kết quả thí nghiệm, chúng tôi thấy được rằng, tất cả các biện pháp xử lý thuốc Vivadamycin đều không có hiệu lực phòng trừ bênh héo rũ gốc mốc trắng trong điều kiện chậu vại.

Hình 4.47. Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc Vivadamy 3SL với bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sr-ĐT-HVNN) hại đậu tương (ĐT14)

trong điều kiện chậu vại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)