Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu đen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 63 - 65)

4.1.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cải canh là một loại rau được người ưa thich sủ dụng trong các bữa ăn hàng ngày và một trong những loại rau được gieo trồng rất phổ biến ở huyện Gia Lâm. Song trong qua trình thâm canh cải luôn gặp nhiều khó khan trong việc phòng trừ bệnh hại, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ. Để đánh giá tình hình gây hại của bệnh lở cổ rễ ở các giai đoạn sinh trưởng trên cải canh, chúng tôi đã tiến hành điêu tra tình hình gây hại của bệnh lở cổ rễ tại Cổ Bi, Đặng Xá và Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả điiều tra được trình bày ở Bảng 4.2 và đồ thị 4.2.

Bảng 4.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

STT Địa điểm điều tra

Tỷ lệ bênh (%) ở các giai đoạn sinh trưởng Cây con Phát triển thân lá Thu hoạch

1 Cổ Bi 7,47 3,60 0,13

2 Đặng Xá 6,80 2,93 0,00

3 Phú Thị 5,20 2,53 0,00

Đồ thị 4.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Kết quả điều tra từ bảng 4.2 và đồ thị 4.2 chúng tôi thấy được cây cải canh tại ba xã thuộc huyện Gia Lâm đều bị nhiễm bệnh lở cổ rễ. Trong đó tỷ lệ bệnh ở giai đoạn cây con dao động từ 5,20% (Phú Thị) đến 7,47% (Cổ Bi), ở giai đoạn cải canh phát triển thân lá tỷ lệ bệnh dao động từ 2,53% (Phú Thi) đến 3,60% (Cổ Bi), cho đến giai đoạn thu hoạch ở Phú Thị và Đặng Xá không phát hiện thấy

cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ, còn ở Cổ Bi tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 0,13%.

Từ bảng 4.2 và đồ thị 4.2 tỷ lệ bệnh lở cổ rễ hại trên cây cải canh trong ba giai đoạn đẫ thể hiện cho chúng tôi thấy: giai đoạn cây con là giai đoạn cây bi nhiễm bệnh cao hơn các giai đoạn khác và khi đến giai đoạn thu hoạch thì tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rất thấp thầm chí thì không phát hiện thấy cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ trong giai đoạn thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)