Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu cô vê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 63)

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ

hại trên đậu tương

Hình 4.3. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên đậu xanh

4.1.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cải canh là một loại rau được người ưa thich sủ dụng trong các bữa ăn hàng ngày và một trong những loại rau được gieo trồng rất phổ biến ở huyện Gia Lâm. Song trong qua trình thâm canh cải luôn gặp nhiều khó khan trong việc phòng trừ bệnh hại, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ. Để đánh giá tình hình gây hại của bệnh lở cổ rễ ở các giai đoạn sinh trưởng trên cải canh, chúng tôi đã tiến hành điêu tra tình hình gây hại của bệnh lở cổ rễ tại Cổ Bi, Đặng Xá và Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả điiều tra được trình bày ở Bảng 4.2 và đồ thị 4.2.

Bảng 4.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

STT Địa điểm điều tra

Tỷ lệ bênh (%) ở các giai đoạn sinh trưởng Cây con Phát triển thân lá Thu hoạch

1 Cổ Bi 7,47 3,60 0,13

2 Đặng Xá 6,80 2,93 0,00

3 Phú Thị 5,20 2,53 0,00

Đồ thị 4.2. Điều tra bệnh lở cổ rễ hại cải canh vụ xuân năm 2019, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Kết quả điều tra từ bảng 4.2 và đồ thị 4.2 chúng tôi thấy được cây cải canh tại ba xã thuộc huyện Gia Lâm đều bị nhiễm bệnh lở cổ rễ. Trong đó tỷ lệ bệnh ở giai đoạn cây con dao động từ 5,20% (Phú Thị) đến 7,47% (Cổ Bi), ở giai đoạn cải canh phát triển thân lá tỷ lệ bệnh dao động từ 2,53% (Phú Thi) đến 3,60% (Cổ Bi), cho đến giai đoạn thu hoạch ở Phú Thị và Đặng Xá không phát hiện thấy

cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ, còn ở Cổ Bi tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 0,13%.

Từ bảng 4.2 và đồ thị 4.2 tỷ lệ bệnh lở cổ rễ hại trên cây cải canh trong ba giai đoạn đẫ thể hiện cho chúng tôi thấy: giai đoạn cây con là giai đoạn cây bi nhiễm bệnh cao hơn các giai đoạn khác và khi đến giai đoạn thu hoạch thì tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rất thấp thầm chí thì không phát hiện thấy cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ trong giai đoạn thu hoạch.

Hình 4.5. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên cải canh

4.1.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội

Cây họ đậu là những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong vụ xuân năm 2019 các loai cây họ đậu (đậu tương, đậu cô ve, lạc) là loại được gieo trồng rất phổ biến tại huyện Gia Lâm và các loại cây họ đậu là cây ký chủ chính của bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Để nắm được tình hình gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên cây họ đậu, chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây họ đậu vụ xuân năm 2019, tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, kết quả điều tra trình bày trong bảng 4.3 và đồ thị 4.3.

Bảng 4.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội

STT Cây

ký chủ

Địa điểm điều tra

Tỷ lệ bênh (%) ở các giai đoạn sinh trưởng Trước ra

hoa

Ra hoa - quả non

Quả già - thu hoạch

1 Đậu tương HVNNVN 3,20 5,20 4,93

2 Đậu tương Phú Thị 2,67 4,13 3,73

3 Đậu tương Kim Sơn 1,87 3,47 3,07

4 Lạc Cổ Bi 1,60 3,07 4,13

5 Lạc Đặng Xá 2,53 4,53 5,07

Đồ thị 4.3. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số cây họ đậu vụ xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội

Từ kết quả đã thu thập trong bảng 4.3 và đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy ba loại cây thuộc họ đậu (đậu tương, lạc, đậu cô ve) tại năm địa điểm đều (Học viện nông nghiêp, Phú Thị, Kim Sơn, Cổ Bi, Đặng Xá) đều bị bệnh héo rũ gốc mốc trắng tấn công gây hại. Trong đó tỷ lệ bệnh lở cổ rễ hại trên đâu tương tai 3 địa điểm (HVNN, Phú Thị, Kim Sơn) ở giai đoạn trước ra hoa có tỷ lệ dao động từ 1,87% (Kim Sơn) đến 3,20 (HVNN), ở giai đoạn ra hoa - quả non tỷ lệ bệnh dao động từ 3,47% (Kim Sơn) đến 5,20% (HVNN) và ở giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh dao động từ 3,07% (Kim Sơn) đến 4,93% (HVNN).

Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc tại Cổ Bi và Đặng Xá ở giai đoạn trước ra hoa lần lượt là 1,60%; 2,53%, ở giai đoạn ra hoa - quả non (đâm tia) có tỷ lệ bệnh từ 3,07% (Cổ Bi) đến 4,53% (Đặng Xá) và ở giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh tại Cổ Bi và Đặng Xá lần lượt là 3,07% và 4,53%.

Còn tỷ lệ bệnh hại trên đậu cô ve tại Phú Thị ở Phú Thị là 2,80%, ở giai đoạn ra hoa - quả non có tỷ lệ 4,27% và đến giai đoạn quả già - thu hoạch tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 3,87%.

Thông qua bảng số liệu ở 4.3 và đồ thị 4.3 cho thấy bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu tương, lạc và đậu cô ve và thường phát hiện thấy bệnh tấn công phá hại từ giai đoạn trước ra hoa đến thu hoạch. Trên cây đậu tương và đậu cô ve tỷ lệ cao nhất vào giai đoạn ra hoa và quả non đến giai đoạn quả già - thu hoạch thì tỷ lệ bệnh giảm xuống. Còn trên lạc cũng phát hiện bênh hại từ giai đoạn trước ra hoa và tỷ lệ bệnh tăng dần cho đến giai đoạn thu hoạch.

Hình 4.6. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu tương

Hình 4.7. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên lạc

Hình 4.8. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên đậu co ve

4.1.4. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây họ cà vụ xuân năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận

Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm có giá trị kinh tế cao, mà người nông dân thường gieo trồng trên các mùa vụ quanh năm. Trong đó vụ xuân là mùa vụ thích hợp cho việc gieo trồng cà chua sinh trưởng phát triển cho năng

suất cao. Do khí hậu thời tiết trong vụ xuân thíc hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển tốt và bên cạnh đó nó cũng tạo điều kiện thích hợp nhiều loại nấm hại tấn công cây bệnh trên các giai đoạn sinh truongr phát triển của cà chua. Một trong bệnh quan trọng thường phá hại trên cây cà chua trong vụ xuân đó là bệnh héo rũ

gốc mốc trắng do nấm S. rolfsii. Bệnh thường xuất hiện trên cây cà chua vào giai

đoạn trước ra hoa đến thu hoạch. Triệu chứng cây cà chua bị bệnh héo rũ, xanh vàng hoặc hơi vàng, cổ rễ và thân ngầm bị bệnh có vết bệnh màu nâu thối mục, khô xác, nhổ cây lên cây dễ dứt gốc. Trên gốc cây bệnh mọc một lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra cả mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn nhỏ như hạt cải màu trắng về sau có màu nâu. Chúng tôi tiến hành điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ xuân năm 2019 tại ba địa điểm tại Gia Lâm (Học viện nông nghiệp, Giang Biên, Cổ Bi) và một địa điểm tại huyện Như Quỳnh - Hưng Yên. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận

STT Địa điểm điều tra

Tỷ lệ bênh (%) ở các giai đoạn sinh trưởng

Trước ra hoa Ra hoa - quả non Quả chín - thu hoạch

1 Học viện NN 0,93 1,73 2,13

2 Giang Biên 2,00 3,07 3,47

3 Cổ Bi 1,47 2,27 2,80

4 Như Quỳnh 4,80 7,33 10,27

Đồ thị 4.4. Điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua vụ xuân năm 2019 tại huyện Gia Lâm, Hà Nội và phụ cận

Thông qua bảng 4.4 và đồ thi 4.4 chúng tôi nhận thấy rằng: Ở tất cả 4 địa điểm điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua đều không phát hiện ở giai đoạn cây con. Bệnh phát xuất hiện từ đoạn trước ra hoa - thu hoạch. Ở giai đoạn trước ra hoa tỷ lệ bệnh tại bốn địa điểm dao động từ 0,93% (HVNN) đến 4,80% (Như Quỳnh), ở giai đoạn trước ra hoa - quả non tỷ lệ bệnh dao động từ 1,73% (HVNN) đến 7,33% (Như Quỳnh) và ở giai đoạn quả chin - đến thu hoạch tỷ lệ bệnh dao động từ 2,13% (HVNN) đến 10,27% (Như Quỳnh).

Bệnh HRGMT hại trên cây cà chua ở các giai đoạn có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khác nhau. Bệnh xuất hiện trong giai đoạn trước ra hoa và tiếp tục tăng dần chến giai đoạn thu hoạc. Tỷ lệ cây bi nhiễm bệnh đạt cao nhất là ở giai đoạn quả chính - thu hoạch. Tỷ lệ bệnh cao nhất là ở huyện Như Quỳnh đạt tới 10,27% tăng lên so với giai đoạn trước ra hoa 4,7%.

Hình 4.9. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua

4.2. PHÂN LẬP, NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SINH HỌC CỦA CÁC ISOLATE NẤM R. SOLANI VÀ NẤM S. ROLFSII GÂY HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN

Để có nguồn bệnh lở cổ rễ (R. solani) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S.

rolfsii) việc đầu tiên cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu là phải thu thập

mẫu bệnh ngoài đồng ruộng trên các loại cây ký chủ. Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu tại vùng Gia lâm và phụ cận. Từ những mẫu bệnh đã thu thập ở ngoài đồng ruộng, chúng tôi tiến hành phân ly nuôi cấy, nhận được 9 isolate nấm R.

solani và 12 isolate nấm S. rolfsii để sử dụng trong nghiên cứu, kết quả thí

Bảng 4.5. Số lượng các isolate nấm R. solani và nấm S. rolfsii phân lập từ các cây kí chủ nhiễm bệnh

STT Isolate nấm Địa điểm điều tra, thu

thập Ký hiệu

1 Rhizoctonia solani hại cải cúc Phú Thị - Gia Lâm Rs-Ccúc-PT 2 Rhizoctonia solani hại đậu cô ve Phú Thi - Gia Lâm Rs- ĐCV-PT 3 Rhizoctonia solani hại đậu cô ve Đặng Xá - Gia Lâm Rs-ĐCV-ĐX 4 Rhizoctonia solani hại đậu tương Kim Sơn - Gia Lâm Rs-ĐT-KS 5 Rhizoctonia solani hại đậu tương Đặng Xá - Gia Lâm Rs-ĐT-ĐX 6 Rhizoctonia solani hại đậu đen Đặng Xa - Gia Lam Rs-ĐĐ-ĐX 7 Rhizoctonia solani hại đậu xanh Đặng Xá - Gia Lâm Rs-ĐX-ĐX 8 Rhizoctonia solani hại cải canh Đặng Xá - Gia Lâm Rs-Ccanh-ĐX 9 Rhizoctonia solani hại cải canh Cổ Bi - Gia Lâm Rs-Ccanh-CB

1 Sclerotium rolfsii hại đậu tương Học viên nông nghiệp Sr-ĐT-HVNN 2 Sclerotium rolfsii hại đậu tương Phú Thị - Gia Lâm Sr-ĐT-PT 3 Sclerotium rolfsii hại đậu tương Kim Sơn- Gia Lâm Sr-CC-CB 4 Sclerotium rolfsii hại đậu cô ve Phú Thị- Gia Lâm Sr-ĐCV-PT 5 Sclerotium rolfsii hại đậu cô ve Đông Anh Sr-ĐCV-ĐA 6 Sclerotium rolfsii hại lạc Cổ Bi - Gia Lâm Sr-L-CB 7 Sclerotium rolfsii hại lạc Đặng Xá -Gia Lâm Sr-L-ĐX 8 Sclerotium rolfsii hại cà chua Như Quỳnh - Hưng Yên Sr-CC-NQ 9 Sclerotium rolfsii hại cà chua Giang Biên- Gia Lâm Sr-CC-GB 10 Sclerotium rolfsii hại cà chua Học viên nông nghiệp Sr-CC-HV 11 Sclerotium rolfsii hại cà tím Học viên nông nghiệp Sr-CT-HVNN 12 Sclerotium rolfsii hại ớt Đặng Xá- Gia Lâm Sr-ớt-ĐX

4.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm

Rhizoctonia solani

Quan sát từ 9 isolate nấm R. solani phân lập trên các loại cây ký chủ, chúng tôi tiến hành nuôi cấy trên môi trường PGA, tiến hành quan sát đặc điểm sợi nấm, tản nấm, hạch nấm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm R. solani

trên môi trường PGA STT Isolate

R. solani

Đặc điểm tản

nấm Đặc điểm màu sắc sợi nấm

Khả năng hình thành hạch 1 Rs-Ccúc- PT

Màu nâu, bông xốp, không bám chặt trên bề mặt môi trường

Màu nâu, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân

nhánh hơi thắt lại Không

2 Rs- ĐCV- PT

Màu vàng nâu, dẹt, bám chặt bề mặt môi trường

Màu vàng nâu. Phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại.

3 Rs-ĐCV- ĐX Màu vàng nâu, bông, bám chặt trên bề mặt môi truòng

Màu vàng nâu, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại

4 Rs-ĐT-KS Màu vàng nâu, bông xốp trên bề mặt môi truòng

Màu vàng nâu, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại

Không 5 Rs-ĐT-ĐX Màu trắng đục, dẹt, bám chặt bề mặt môi trường

Không màu, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại.

Không

6 Rs-ĐĐ-ĐX Màu trắng, bông xốp, bám chặt bề mặt môi trường.

Màu vàng nhạt, sợi nấm đa bào, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại Có 7 Rs-ĐX-ĐX Màu trắng, bông xốp, bám trên bề mặt môi trường

Màu vàng nhạt, đa bào, phân nhánh gần vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại

8 Rs-CCanh- ĐX Màu vàng nâu, sợi nấm xốp bám chặt trên mặt môi trường

Sợi nấm có màu vàng nâu bào, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại có 9 Rs-CCanh- CB Màu trắng đục, dẹt, bám chặt trên bề mặt môi trường

Sợi nấm không màu, đa bào, phân nhánh gần như vuông góc, ở chỗ phân nhánh hơi thắt lại.

Qua bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy đặc điểm của các isolate nấm R. solani

có sự khác nhau nhất định về tản nấm, vách sợi nấm và khả năng hình thành hạch của nấm.

Hình 4.10. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-Ccúc-PT

Hình 4.11. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-ĐCV-PT

Hình 4.12. Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm isolate Rs-ĐT-KS 4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm 4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm

Sclerotium rolfsii

Quan sát từ 12 isolate nấm S. rolfsii phân lập trên các cây kí chủ, chúng tôi tiến hành nuôi cấy trên môi trường PGA, tiến hành quan sát đặc điểm sợi nấm,

tản nấm, hạch nấm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Một số đặc điểm hình thái sinh học của các isolate nấm S. rolfsii

trên môi trường PGA STT Nguồn nấm S. rolfsii Đặc điểm tản nấm Đặc điểm màu sắc sợi nấm Khả năng hình thành hạch 1 Sr-ĐT- HVNN Tản nấm có màu trắng xốp, đâm tia, phát triển đều. Sợi nấm dày.

Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhiều nhánh. Ở phần vách ngăn của sợi nấm có 1 mấu lồi.

Hạch non bắt đầu hình thành sau cấy 3 ngày. Hạch có hình cầu, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu nâu vàng, nâu đen.

2 Sr-ĐT-PT Tản nấm có màu trắng xốp, đâm tia, phát triển đều. Sợi nấm dày.

Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhiều nhánh. Ở phần vách ngăn của sợi nấm có 1 mấu lồi.

Hạch non bắt đầu hình thành sau cấy 3 ngày. Hạch có hình cầu, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu nâu vàng, nâu đen.

3 Sr-ĐCV-PT Tản nấm có màu trắng xốp, đâm tia, phát triển đều, sợi nấm dày.

Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhiều nhánh. Ở phần vách ngăn của sợi nấm có 1 mấu lồi

Sau cấy 3 - 4 ngày bắt đàu hình thành hạch non. Hạch nấm có hình cầu, ban đầu có màu trắng, sau chuyển màu nâu vàng, nâu đen. 4 Sr-ĐCV-ĐA Màu trắng xốp,

đâm tia, tản nấm phát triển đều.

Sợi nấm đa bào,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)