Khảo sát hiệu lực ức chế của một loại thuốc hóa học với isolate nấm Sr-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 110 - 112)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.6.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của một loại thuốc hóa học với isolate nấm Sr-

Sr-CC-NQ trong môi trường PGA

Thí nghiệm gồm có 4 công thức, mỗi công thúc nhắc lại ba lần, mỗi lần cấy một đĩa và có kết quả trình bày trong bảng 4.24 và đồ thị 4.19.

Bảng 4.24. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm Sr-CC-NQ trên môi trường PGA

Công thức xử lý thuốc Nồng độ

Hiệu lực ức chế (%) sau ngày thí nghiệm Mức độ ức

chế 1 ngày 2 ngày 3 ngày

CT1: Đối chứng - - - - -

CT2: Cruiser Plus 312.5FS 1% 92,01 90,17 92,94±0,96 ++++ CT3 : Vivadamy 3SL 0,4% 30,50 28,71 17,25±1,11 + CT4 : Amistar 250 SC 0,1% 80,52 81,07 74,90±0,55 +++

Ghi chú: +: hiệu lực ức chế thấp, ++: hiệu lực ức chế trung bình, +++: hiệu lực ức chế cao, ++++: hiệu lực ức chế rất cao.

Đồ thị 4.19. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm Sr-CC-NQ trên môi trường PGA

CT3 CT3

CT1 CT2

CT4

CT1 CT2

Kết quả trong bảng 4.24 và đồ thị 4.19, chúng tôi đã thấy rằng: khi xử lý các loại thuốc hóa học có hoạt chất khác nhau thì khả năng ức chế của các loại thuốc có hiệu lực ức chế với isolate nâm Sr-CC-NQ ở mức độ khác nhau

Ở CT1 (đối chứng): khi cấy trực tiếp isolate nấm Sr-CC-NQ vào trong môi trường PGA, tản nấm sinh trưởng đồng đều, chỉ sau 3 ngày cấy truyền tản nấm đã phát triển đẩy kín đĩa môi trường (đường kính đĩa petri 90 mm)

Ở CT2: khi cấy trực tiếp isolate nấm Sr-CC-NQ vào trong môi trường PGA đã xử lý thuốc Cruiser Plus 312.5 FS, thì tản nấm phát triển rất kém, sau 3 ngày nuôi cấy thì tản nấm không thể phát triển trên môi trường đã xử lý thuốc. Hiệu lực ức chế của thuốc ở mức độ rất cao, hiệu lực đạt tới 92,94.

Ở CT3: khi cấy trực tiếp isolate nấm Sr-CC-GB vào trong môi trường PGA đã xử lý thuốc Vivadamy 3SL, thì tản nấm vẫn phát triển bình thường, sau 3 ngày nuôi cấy tản nấm phát triển gần kín đĩa (gần bằng đối chứng). Hiệu lực ức chế của thuốc chỉ đạt 17,25.

Ở CT4: khi cấy trực tiếp isolate nấm Sr-CC-GB vào trong môi trường PGA đã xử lý thuốc Amistar 250SC, thì tản nấm phát triển rất kém, sau 3 ngày nuôi cấy thì tản nấm phát triển rất ít. Hiệu lực ức chế của thuốc là 74,90.

Từ các kết quả thí nghiệm khảo sát hiêu lực ức chế của 3 loại thuốc hóa học (Cruiser Plus 312.5 FS, Vivadamy 3SL và thuốc Amistar 250SC) với 4 isolate nấm

S. rolfsii (Sr-L-CB, Sr-ĐT-PT, Sr-CC-GB và Sr-CC-NQ), chúng tôi đã thấy khi xử

lý các loại thuốc hóa học có các hoạt chất khác nhau vào trong môi trừng nuôi cấy các isolate nấm S. rolfsii thì hiệu lực ức chế của các loại thuốc là có ở mức độ khác nhau rõ rệt. Trong đó thuốc có hiệu lực ức chế sinh trưởng ở mức độ cao nhất là thuốc Cruiser Plus 312.5FS, tiếp đó là thuốc Amistar 250SC (mức độ cao - rất cao), còn thuốc Vivadamycin có hiệu lực ức chế thấp nhất trong 3 loại thuốc thí nghiệm.

Hình 4.45. Khảo sát hiệu lực ức chế của một số thuốc hóa học với isolate nấm Sr-CC-NQ trên môi trường PGA

CT3 CT3 CT1 CT2 CT1 CT2 CT4 CT4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phòng trừ bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii) trên một số cây trồng cạn bằng biện pháp sinh học và hóa học (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)