Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

1.3. Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ tại các tỉnh/thành phố

1.3.2. Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ của Nhà nước

Thực trạng về cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở nước ta hiện nay

- Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tổ chức, cá nhân chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN để đổi mới quản lý KT-XH, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác.

- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao, ứng dụng rộng rãi tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.

- Chủ sở hữu, tác giả và người chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thành công kết quả được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách, hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm khuyến công là những đơn vị trực thuộc Sở KH&CN, Sở NN&PTNT và Sở Công thương. Đây là đơn vị sự nghiệp nhà nước, các Trung tâm thực hiện các cơ chế hoạt động theo các quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp.

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của địa phương, một số Trung tâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế hoạt động khác nhau.

Đối với tỉnh Nam Định các Trung tâm đều là đơn vị sự nghiệp có thu nên đều là đối tượng tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.

Khi triển khai hoạt động của mình, các Trung tâm đều được thực hiện các quy định của pháp luật về các cơ chế, chính sách áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, đối với từng địa phương, từng ngành cũng có sự khác nhau về cơ chế, chính sách áp dụng đối với các Trung tâm do ngành mình quản lý.

Tuy vậy tại Thông tư số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 cũng đã đề cập tới các chính sách ưu đãi khi các đơn vị tiến hành chuyển đổi:

- Nguyên tắc ưu đãi về tài chính đối với các tổ chức KH&CN chuyển đổi: Các tổ chức KH&CN khi chuyển đổi sang loại hình tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và được hưởng những ưu đãi về tài chính như doanh nghiệp mới thành lập và ưu đãi khác theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn được hưởng những ưu đãi về tài chính đối với hoạt động KH&CN theo các quy định hiện hành.

- Trong thời gian quá độ chuyển đổi và sau khi chuyển đổi, tổ chức KH&CN chuyển đổi có thực hiện hoạt động KH&CN, lập báo cáo tài chính, thuyết minh rõ mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm của đơn vị, trình cơ quan chủ quản xác nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hỗ trợ

đầu tư phát triển trong phạm vi nguồn vốn đầu tư phát triển giao hàng năm cho Bộ, ngành và địa phương.

- Điều kiện để xét hỗ trợ đầu tư phát triển là mức tăng trưởng của đơn vị được tính trên cơ sở mức nộp ngân sách nhà nước và tăng trưởng từ 10%/năm trở lên trong 3 năm liên tục. Đối với tổ chức KH&CN chuyển đổi, có sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế, mức nộp ngân sách được tính cả phần thuế được miễn giảm để làm căn cứ tính tốc độ tăng trưởng.

- Khoản kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển theo tiêu chí tăng trưởng chỉ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức KH&CN.

Ngoài kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển được cấp theo tiêu chí tăng trưởng này, tổ chức KH&CN chuyển đổi vẫn được hưởng các dự án đầu tư như các tổ chức KH&CN khác.

- Để khuyến khích các tổ chức KH&CN chuyển đổi sớm trước năm 2009, Nhà nước hỗ trợ một lần kinh phí vào năm thực hiện chuyển đổi với mức tối thiểu bằng 50% tổng kinh phí hoạt động thường xuyên của các năm còn lại tính theo mức của năm trước liền kề năm chuyển đổi và được chuyển vào Quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị để đầu tư phát triển. Mức hỗ trợ cụ thể do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án quyết định trong phạm vi tổng dự toán chi ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ, ngành và địa phương.

Kết luận Chương 1

Khi đề cập về một quyết định chính sách, người quản lý có thể hiểu theo

các khía cạnh:

Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã hội.

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức khác nhau.

Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó.

Kết quả cuối cùng mà chính sách phải đạt được là tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra.

Tuy nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hướng tiếp cận như trên mà chỉ có thể một vài cách tiếp cận trong đó.

Khi đề cập khái niệm chính sách KH&CN (theo thông lệ chung của thế giới) là những phương châm, điều lệ, quy định. Đó là những nguyên tắc và quy tắc do một nhà nước, một ngành một cơ sở trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN.

Tại Việt Nam chúng tôi cho rằng: Chính sách KH&CN là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển KH&CN phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.

Khi xem xét thực trạng về cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở nước ta hiện nay chúng tôi có thể nhận thấy:

Nhà nước có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tích cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tổ chức, cá nhân chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN để đổi mới quản lý KT-XH, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác.

Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.

Chủ sở hữu, tác giả và người chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thành công kết quả được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng KH&CN và theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Khái quát tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)