Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 41 - 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

2.1.3. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong

giai đoạn 2006-2010

a. Kết quả đạt được

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11 - 12%; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11-12 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,95%/năm. Đến năm 2009 tỷ lệ trồng trọt chiếm 59%, chăn nuôi và dịch vụ 41% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng cây lương thực bình quân 950 ngàn tấn. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 15% năm, năm 2009 sản lượng thuỷ, hải sản đạt 100 ngàn tấn.

Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 25% năm, trong đó công nghiệp Trung ương trên địa bàn tăng 17 - 18% năm; công nghiệp địa phương tăng 26 - 27% năm.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 9 - 10% năm, trong đó tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2009 đạt 220 - 230 triệu USD, trong đó địa phương quản lý khoảng 145 triệu USD.

b. Định hướng phát triển các vùng kinh tế giai đoạn 2011-2020

- Vùng kinh tế biển: Ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ sản. Gắn đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến thuỷ sản và các ngành dịch vụ, trong đó nuôi trồng là trọng tâm.

Đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở bãi ven biển, đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại vùng biển có quy mô hợp lý; tích cực chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa, làm muối năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải; xây dựng cảng cá - neo đậu và trung tâm đóng tàu biển Thịnh Long phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái các khu du lịch nghỉ mát tắm biển Quất Lâm và Thịnh Long. Hoàn thành đầu tư khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.

- Vùng sản xuất nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung thâm canh cây nông nghiệp, cây màu vụ đông và các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Phát triển mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông thuỷ sản tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng nhanh chăn nuôi dịch vụ.

Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, bưu chính - viễn thông, giao thông các đường tỉnh lộ và giao thông liên xã, liên thôn trong vùng, các hạ tầng thiết yếu, cấp thoát nước, các trung tâm thương mại, hạ tầng phúc lợi công cộng ở các thị trấn, thị tứ trong vùng.

- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ ở Thành phố Nam Định: Tập trung đầu tư xây dựng thành phố Nam Định theo quy hoạch trở thành thành phố trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Tập trung phát triển mạnh sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ, nhất là công nghiệp cơ khí, điện tử, thông tin, dệt may, chế biến, công nghiệp công nghệ cao,… đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới. Nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố, hạ tầng các khu di tích lịch sử, văn hoá.

c. Định hướng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Ngành Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn:

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu trong nước đồng thời tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch

vụ, tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao.

Các sản phẩm chủ yếu và tiềm năng phát triển: Nam Định là quê hương của các giống lúa đặc sản như: tám xoan, tám hạt tiêu, nếp bắc, nếp cái hoa vàng,... Các giống lúa đặc sản năng suất không cao nhưng giá trị kinh tế cao hơn so với lúa tẻ thường. Tiềm năng mở rộng diện tích vụ đông còn rất lớn cùng với những tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ cấu mùa vụ tạo điều kiện cho cây trồng vụ đông phát triển mạnh, phong phú và đa dạng với các sản phẩm: Ngô, khoai lang, khoai tây, đậu đỗ, rau củ quả các loại,…

+ Phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ.

+ Phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc ngành thủy sản trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ, tăng trưởng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái để trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Ngành tiểu thủ công nghiệp - làng nghề:

+ Mở rộng, duy trì, nâng cao hiệu quả làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

+ Khuyến khích phát triển mạnh làng nghề, mở mang tiểu thủ công nghiệp, thu hút các dự án giải quyết việc làm vào các khu, cụm công nghiệp.

- Ngành công nghiệp và xây dựng:

+ Đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành công nghiệp, xây dựng theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững, hiệu quả:

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả tại các khu, cụm công nghiệp.

+ Tập trung đầu tư phát triển mạnh ngành cơ khí, điện - điện tử để trở thành ngành công nghiệp trọng điểm với các sản phẩm như: đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, lắp ráp ô tô, hàng cơ khí xuất khẩu, cơ khí tiêu dùng, cơ khí nông nghiệp, cơ khí xây dựng,…

+ Sắp xếp, phân công lại ngành công nghiệp dệt - may, tạo bước chuyển biến về cơ cấu sản phẩm, tăng sản phẩm có giá trị cao, tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu.

+ Phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng các cơ sở thu mua, chế biến hàng nông sản, thực phẩm cho các vùng nguyên liệu tập trung, vùng ven biển.

* Hướng phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung vào 4 ngành quan trọng:

- Công nghiệp dệt may: Tiếp tục duy trì năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của các Công ty dệt may. Chuyển mạnh các dự án dệt - may về các cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ. Đổi mới công nghệ của các Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định. Đẩy nhanh tiến độ các dự án mới và phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư của Công ty May Sông Hồng, Công ty Dệt may Sơn Nam, Công ty Cổ phần May Nam Hà,… Phấn đấu đến năm 2010 dệt được 95 - 100 triệu mét vải các loại, 10 triệu sản phẩm quần áo dệt kim; giá trị sản xuất ngành dệt - may chiếm tỷ trọng 25,7% giá trị toàn ngành.

- Công nghiệp cơ khí, điện tử: Tiếp tục mở rộng sản xuất lắp ráp IKD máy lạnh, điều hoà nhiệt độ, đồ điện dân dụng, các nhà máy đóng tàu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 35 - 40% năm, đến năm 2010 chiếm 42,7% giá trị toàn ngành.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Mở rộng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ gạch Granite, tuynel,…Đẩy mạnh sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông At-phan phục vụ các công trình xây dựng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 20% năm, đến năm 2010 chiếm 4,7-5% giá trị toàn ngành.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống: Đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng nâng cao công suất các doanh nghiệp chế biến hiện có. Chỉ tiêu đến năm 2010 đạt: 7.000 tấn thịt; 2.800 tấn tôm đông lạnh; 2.300 tấn rau quả hộp xuất khẩu; 47 triệu lít bia các loại. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 25% năm, đến năm 2010 chiếm 9,7% giá trị toàn ngành.

Tạo bước phát triển nhanh, mạnh các ngành dịch vụ, du lịch: Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch sinh thái và du lịch biển, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao,

nâng cao chất lượng các loại hoạt động dịch vụ khác. Nghiên cứu, mở thêm các loại hình dịch vụ mới, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển dịch vụ vận tải cả đường bộ, đường sông, đường biển đảm bảo tiện lợi, thông suốt.

Tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Chú trọng khai thác các mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy sản đã qua chế biến. Đồng thời mở rộng thị trường sang các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển mạnh xuất khẩu hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao giá trị hàng xuất khẩu bằng việc tăng giá trị chế biến đối với hàng nông sản, thuỷ sản; nâng cao giá trị hàng thủ công bằng đa dạng mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm; tăng giá trị hàng dệt may bằng khâu tự thiết kế mẫu, tiếp thị, mở rộng thị trường và khách hàng mới

- Ngành Du lịch:

+ Tập trung phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, chú trọng phát triển và kết hợp du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch sinh thái với nghiên cứu khoa học môi trường; du lịch tham quan lễ hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa gắn với tham quan các làng nghề; hội nghị, hội thảo với du lịch biển và thăm quan các danh lam thắng cảnh.

2.1.4. Những vấn đề khoa học và công nghệ cần hướng tới phục vụ phát triển KT-XH

- Nhiệm vụ KH&CN tập trung vào giải quyết các vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống để tạo ra những sản phẩm hữu hình và có hiệu quả nhanh, đích thực, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội cụ thể:

+ Đổi mới trong tư duy về việc lựa chọn các đề tài, dự án sát với thực tế; tìm kiếm các công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp giải quyết tốt vấn đề giống cây, giống con và kỹ thuật canh tác, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao;

+ Ứng dụng nhanh những công cụ quản lý mới như công nghệ thông tin, Hệ thống ISO vào công tác quản lý điều hành để quản lý có hiệu quả, giảm bớt

các khâu trung gian và thủ tục hành chính đồng thời tạo ra nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.

+ Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản, các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.

- Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay với 72 km bờ biển và điều kiện tự nhiên, xã hội vốn có của tỉnh. KH&CN trong những năm tới cũng cần đi sâu khai thác lợi thế này để đưa kinh kế biển và du lịch trở thành một lĩnh vực mũi nhọn cho phát triển KT-XH của tỉnh.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Có các biện pháp quản lý chặt chẽ chất thải ở cơ sở sản xuất, làng nghề; đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường.

- Xây dựng tiềm lực KH&CN đủ mạnh để thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển; tác động để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy công nghiệp, dịch vụ làm trọng tâm.

2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện

2.2.1. Chức năng của các cơ quan thực hiện chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện

2.3.1.1. Chức năng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

- Thực hiện theo các Chương trình khuyến nông, như: Chương trình khuyến nông sản xuất hạt giống lúa lai F1, Chương trình phát triển lúa lai thương phẩm, Chương trình khuyến nông phát triển lúa chất lượng.

- Thực hiện theo chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, như: Chương trình đã hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi một phần diện tích lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây khác như ngô, lạc, đậu tương, rau... hoặc chuyển đổi các vụ lúa phù hợp để có được năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Thực hiện theo chương trình phát triển từng loại cây trồng, như: Chương trình phát triển ngô lai; Chương trình sản xuất rau theo hướng an toàn thực phẩm quy định việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ; Chương trình khuyến nông cây

công nghiệp ngắn ngày; Chương trình khuyến nông cây công nghiệp dài; Chương trình khuyến nông cây ăn quả; các mô hình khuyến nông tiếp thu, chuyển giao những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và giống tốt nhập nội để tổ chức trình diễn và nhân rộng ra sản xuất.

- Thực hiện khuyến nông theo các chương trình khuyến nông chăn nuôi như: Chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc bảo đảm vệ sinh môi trường; Chương trình khuyến nông chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học góp phần kiểm soát và khống chế dịch cúm gia cầm, tăng năng suất, chất lượng và xoá đói giảm nghèo;

- Thực hiện theo các chương trình khuyến ngư, bao gồm các chương trình phát triển nuôi tôm sú, nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ, nuôi thuỷ sản nước ngọt.

2.3.1.2. Chức năng của Trung tâm Khuyến công

Hoạt động khuyến công tập trung vào một số lĩnh chủ yếu như sau:

- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.

- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức triển lãm, hội chợ và giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát; hỗ trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh, liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 41 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)