Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội

Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển KT-XH nhanh và bền vững với diện tích: 1.669 km² bằng 0,5% diện tích cả nước và 11,12% đồng bằng Bắc Bộ; với vị trí địa lý từ 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc và từ 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông; được xác định là trung tâm các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng, địa hình chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; cách Thủ đô Hà Nội 90 Km về phía Nam, cảng Hải Phòng 100 km về phía Đông.

Nam Định giáp tỉnh Hà Nam về Phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 24,40C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.285 mm. Độ ẩm trung bình năm 83%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. Thành phố Nam Định vốn là trung tâm dệt may của cả nước và vùng Đông Dương, nay được xác định là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Nam Định là vùng đất đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp: 115.174,2 ha, đất phi nông nghiệp: 46.247,7 ha, đất chưa sử dụng: 3.583,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 580 m2. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 - 120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha.

Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

Nam Định có bờ biển dài trên 72 km, là vùng có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 tỉnh Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km². Cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9%, thành thị chiếm 16,1%;

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số, năm 2009 là 984,4 nghìn người. Có 84,7% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,26% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học).

Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, 78% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (cả nước là 48%).

Lực lượng lao động là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống. Lực lượng lao động dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)