CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
3.2. Quan điểm, nguyên tắc và cơ sở xây dựng các chính sách
3.2.2. Các cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn
a. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ ban hành về khuyến nông;
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
- Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/06/2005 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện nội dung của Nghị định 134/2004/NĐ-CP;
- Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
- Quyết định số 07/2008/QĐ-BCT ngày 07/05/2008 của Bộ Công Thương ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2012 và Hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá đề án, chương trình khuyến công;
- Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 về Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập;
- Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2004 Phê duyệt Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010;
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ;
- Quyết định số 2615/2005/QĐ-UBND ngày 23/08/2005 của UBND tỉnh Nam Định về việc Ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công của tỉnh Nam Định;
- Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 của UBND tỉnh V/v ban hành quy định việc xác định, tổ chức thực hiện và quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh;
- Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND, ngày 14/05/2008 của UBND tỉnh Nam Định về việc định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước.
b. Căn cứ thực tiễn
Trong giai đoạn vừa qua nhiều đề tài/dự án được nghiên cứu triển khai, nhiều mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN được thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Ngoài ra, hàng năm, các ngành như: Sở NN&PTNT (Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh; Trung tâm Giống cây trồng tỉnh), Sở Công thương (Trung tâm khuyến công tỉnh); Sở KH&CN (Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN),… đã có nhiều hoạt động phong phú như hỗ trợ phát triển; tập huấn chuyển giao tiến bộ KH&CN; hội nghị đầu bờ; hội thảo; tuyên truyền thông tin KH&CN (thông qua tập san Khoa học Công nghệ và, các ấn phẩm của Sở Nông nghiệp; Sở Công thương,... chương trình phát thanh truyền hình về khuyến nông, khuyến ngư; KH&CN,...) đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu, tiến bộ KH&CN đến đông đảo người dân trên địa bàn các huyện và thành phố.
Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã huy động đồng bộ các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) từ các tổ chức khoa học công nghệ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và người dân tham gia thực hiện công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên tại địa bàn huyện thuộc tỉnh Nam Định mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, song theo chúng tôi vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Hầu hết các mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong các dự án, đề tài được triển khai ở quy mô chưa lớn;
- Số lượng các mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN được thực hiện trên địa bàn các huyện còn ít;
- Cơ chế khuyến khích nhân rộng kết quả sau khi các mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN chưa được các huyện thực sự quan tâm do vậy ảnh hưởng lan tỏa của các mô hình ra diện rộng vẫn còn khiêm tốn.
- Cần điều chỉnh, bổ sung một chính sách cho thực sự phù hợp với cơ chế hiện nay.
3.3. Định hướng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định trong giai đoạn phát triển hiện nay
3.3.1. Chính sách tổ chức và hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các Trung tâm
- Bộ KH&CN cần nghiên cứu ban hành cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động giữa các bộ có cơ quan có cùng chức năng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- UBND tỉnh Nam Định cần quan tâm xây dựng cơ chế và chính sách về tổ chức nhằm đầu tư toàn diện cho các Trung tâm có chức năng thực hiện chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương tiếp tục quan tâm chỉ đạo và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án đầu tư tăng cường tiềm lực (bao gồm tiềm lực về thông tin KH&CN) cho các Trung tâm, hàng năm bố trí kinh phí sự nghiệp KH&CN cho công tác thông tin chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN. - Cần hoàn thiện các văn bản pháp lý thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ nói chung và thị trường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN bao gồm: xúc tiến, trao đổi, chuyển giao, ứng dụng,…
- UBND tỉnh cần nghiên cứu, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời tiến hành, phân cấp quản lý cho các huyện, xã, hợp tác xã,.. theo quy mô của chương trình, dự án chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN
3.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN trên địa bàn huyện
- Cần có một cơ chế và chính sách đủ mạnh để phát triển tiềm lực KH&CN trên địa bàn huyện
- Có cơ chế, chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học cho các Trung tâm, bởi lẽ lực lượng cán bộ chủ chốt, đầu ngành của các Trung tâm tại Nam Định còn rất mỏng, nhất là thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút sinh viên có trình độ của các trường làm việc tại các Trung tâm. Cần quan tâm đến cả nguồn nhân lực có trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc dịch vụ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Cần có chế độ lương, phụ cấp, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các nhà khoa học, các cá nhân có nhiều thành tích trong chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN tại địa bàn các huyện trong tỉnh, gắn chế độ lương với kết quả chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
b. Chính sách về tài chính
- Chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN cần phát huy cao độ sự đóng góp của dân. Theo chúng tôi, nên chia công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thành 2 nhóm: chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN cho xóa đói giảm nghèo và cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.
+ Đối với việc xóa đói giảm nghèo tiếp tục hỗ trợ giống và vật tư cho xây dựng mô hình ở các huyện còn gặp nhiều khó khăn (mức hỗ trợ này giảm dần khi nông dân thực hiện thành công và chuyển dần thành vốn vay tín dụng).
+ Đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa, ở các huyện có kinh tế hàng hóa phát triển (đã hình thành các vùng chuyên canh, gần cơ sở chế biến...) cần huy động sự đóng góp của dân, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ kinh phí về nhân lực, giống.
- Trong quá trình triển khai các dự án cần yêu cầu có sự đóng góp của người được thụ hưởng dự án, bởi ví có đóng góp mới kích thích người dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ KH&CN. Mức đóng góp của dân nên do dân quyết định và dùng để chi cho các hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trả công cho cán bộ chuyển giao.
- Hướng sử dụng kinh phí: Hiện nay có tới trên 60% kinh phí được dùng cho xây dựng mô hình và 30% dành cho tập huấn, cần tăng kinh phí cho áp dụng phương pháp kết hợp chuyển giao có sự tham gia của người dân. Tập trung kinh
phí phát triển nguồn nhân lực hơn là đầu tư quá nhiều vào mô hình như hiện nay. Nên dành phần kinh phí hợp lý cho các hoạt động sau chuyển giao, nhân rộng và các hoạt động kiểm tra, giám sát.
- Định mức chi tiêu và cơ chế thanh quyết toán: Hoàn thiện định mức chi tiêu và cơ chế thanh quyết toán trong các hoạt động chuyển giao theo hướng thực tế, đơn giản để giải ngân nhanh và có hiệu quả. Cần có định mức riêng cho các khoản mục của dự án mô hình nông thôn hiện nay.
Cần cải tiến cách tính chi tiêu và định mức chi tiêu sát với thực tế chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN tới nông dân. Cần áp dụng giá thị trường để tính mức kinh phí hỗ trợ, khắc phục tình trạng trượt giá khi lập dự toán kinh phí làm mô hình.
- Cần có chính sách về việc Trung tâm được ưu tiên vay vốn không lãi từ qũy phát triển KH&CN địa phương hoặc quỹ phát triển KH&CN Quốc gia để hoạt động; quyền vay tín dụng như thế nào trong việc huy động vốn từ các ngân hàng phục vụ cho các hoạt động dịch vụ KH&CN của đơn vị.
- Có chính sách ưu đãi về tài chính, như: đầu tư tài chính cho những nghiên cứu công nghệ mới, những tiến bộ KH&CN mang tính thực tiễn cao; cho vay với lãi xuất ưu đãi; miễn thuế cho nợ thuế đối với các chi phí nghiên cứu phát triển,…
3.3.3. Chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện
Cần nghiên cứu xây dựng một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các Trung tâm có chức năng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thông qua chính sách ưu đãi đối với việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu triển khai; tham gia các chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện.
- Do các Trung tâm hiện nay chưa đủ năng lực vượt trội thực hiện vai trò là tổ chức chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN tại các huyện. Vì vậy, một mặt các Trung tâm tích cực chuyển đổi sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định số 115 nhưng mặt khác UBND tỉnh Nam Định, Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Sở Công thương cần quan tâm giúp các Trung tâm này từng bước lớn mạnh và trở thành đầu mối chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN tại các huyện.
- UBND tỉnh Nam Định, có thể thông qua việc ưu tiên phê duyệt giao cho các Trung tâm thực hiện các Chương trình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN tại các huyện phù hợp với năng lực thực tế của các Trung tâm.
- UBND tỉnh Nam Định giao nhiệm vụ trực tiếp cho các Trung tâm hàng năm từ nguồn vốn Sự nghiệp KH&CN của tỉnh thông qua hình thức hợp đồng với Trung tâm để thực hiện các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN, hoạt động thông tin KH&CN về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN; Nghiên cứu, điều tra khảo sát nhu cầu về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN; thông tin KH&CN về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện và tỉnh.
3.3.4. Chính sách về các nguồn lực khác
a. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiến bộ khoa học và công nghệ; kết nối giữa các Trung tâm với các tổ chức khác.
- Cần xây dựng cơ chế, chính sách để hình thành đầu mối, mạng lưới thông tin về tiến bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN ở địa phương. Mạng thông tin công nghệ được thiết kế theo mô hình mở, không khép kín thuộc một ngành nào; trong đó Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đóng vai trò là tổ chức trung gian trong việc cập nhật và phổ biến thông tin, tư vấn cho việc chuyển giao, ứng dụng và tiếp nhận tiến bộ KH&CN của các ngành khác và của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Cần có cơ chế, chính sách hình thành ngân hàng dữ liệu công nghệ nói chung và dữ liệu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng tại tỉnh trong đó giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc Sở KH&CN làm đầu mối cập nhật, phổ biến thường xuyên thông tin này.
Thông qua các đầu mối này các tổ chức có chức năng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc các ngành trong tỉnh, nhà khoa học và doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau hơn, mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định chiến lược và chính sách trong tỉnh.
- UBND tỉnh cần hỗ trợ đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện những chương trình trao đổi thông tin công nghệ nói chung và thông tin chuyển giao,
ứng dụng tiến bộ KH&CN bằng mạng thông tin Internet trong phạm vi tỉnh Nam Định do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN là cơ quan chủ trì làm đầu mối kết nối.
b. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao tiến bộ KH&CN, bao gồm: Chủ sở hữu tiến bộ KH&CN có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tiến bộ KH&CN; Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu tiến bộ KH&CN cho phép chuyển giao quyền sử dụng tiến bộ KH&CN có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Tương ứng với quyền lợi, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN có các nghĩa vụ như sau:
Thực hiện việc cung ứng dịch vụ tiến bộ KH&CN theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh;
Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN đã giao kết; chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN;
Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN;
Chuyển giao tiến bộ KH&CN là chuyển giao một đối tượng, một tài sản đặc biệt, trong đó có các đối tượng sở hữu công nghiệp, kèm theo còn có thể là máy móc thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao.
Chuyển giao tiến bộ KH&CN cũng chính là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố liên quan kèm theo đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp ấy là một công nghệ mới.
Vì vậy, cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp. Thực tế cho thấy, các đối tượng sở hữu công nghiệp khi được ứng dụng vào trong sản xuất sẽ mang lại cho người sử dụng những lợi thế vô cùng to lớn. Do lợi ích đặc biệt đó, cho nên nhiều chủ thể kinh doanh trong xã hội mong muốn có được để khai thác lợi ích của chúng.
Trong bối cảnh trên, nếu hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp kém hiệu quả thì các đối tượng này rất dễ bị khai thác, sử dụng trái phép. Tình trạng này sẽ dẫn đến hậu quả làm phá vỡ môi trường kinh doanh, làm triệt tiêu động lực phát triển và sẽ là rào cản đối với quá trình thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngược lại, một khi hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp được thiết lập đồng bộ, hoạt động thực thi được thực hiện có hiệu quả trên thực tế thì