Thực trạng phân loại rác thải của 07 cơ sở BTXH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 62 - 66)

Đơn vị: %

Tại hai trung tâm bảo trợ mà chúng tôi nghiên cứu, dƣờng nhƣ các ý kiến nêu trên cũng không là một ngoại lệ đối với hai trung tâm này.

Đối với các TTBTXH có thể thấy lƣợng cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống trong trung tâm rất lớn, số lƣợng rác thải ra sinh hoạt và chăn nuôi sản xuất để phục vụ cho trung tâm hàng ngày rất nhiều. Tại hai trung tâm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra cho thấy rác thải gây ô nhiễm từ hệ thống các cống thải (76,0% cán bộ, 48,0% đối tƣợng tại TT), từ các khu chuồng trại chăn nuôi (77.3% cán bộ, 35,0% đối tƣợng tại TT), từ các khu sinh hoạt (31,0% cán bộ, 14,0% đối tƣợng). Cả cán bộ và đối tƣợng của trung tâm không ai lựa chọn phƣơng án từ các khu điều trị. Ở cả hai trung tâm không có khu điều trị vì đối tƣợng cụ thể của trung tâm là ngƣời già và trẻ em, không có đối tƣợng tâm thần.

Đánh giá về sự ảnh hƣởng của rác thải đối với sức khỏe của con ngƣời cho thấy:

Bảng 2.11. Chất thải rắn có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Đơn vị: % Các mức độ ảnh hƣởng Đối tƣợng Đối tƣợng BTXH tại TT Cán bộ Không bị ảnh hƣởng 22,0 5,0 Ảnh hƣởng nhẹ không cần xử lý 37,0 18,0 Có thể gây bệnh cần xử lý ngay 21,0 68,0 Không biết 20,0 9,0

Đối tƣợng của hai TTBTXH ở thái cực rất là khác nhau về nhận thức đối với nguồn rác thải. Có đến 37,0% cho rằng rác thải đó ảnh hƣởng rất nhẹ

nên chưa cần phải xử lý, song đánh giá về mức độ không ảnh hƣởng, cần phải xử lý ngay và không biết lại rất ngang bằng nhau. Điều này cho thấy, khả năng nhận thức của các đối tƣợng không đồng đều nhau. Đối tƣợng đƣợc khảo sát từ độ tuổi 15 đến 60 tuổi, khoảng rất rộng về lứa tuổi nên có kết quả nhƣ vậy cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó, nhận thức của cán bộ tƣơng đối đồng đều và thống nhất, mức độ ảnh hƣởng của rác thải đều đƣợc cán bộ chọn ở phƣơng án là có thể gây bệnh cần phải xử lý ngay là rất cao (68,0%).

Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy cả hai trung tâm chƣa có sự phân loại rác thải trong quá trình thu gom và xử lý. Cùng với đó các đối tƣợng sống ở trung tâm chƣa có ý thức về việc vứt và xử lý rác đúng nơi qui định. Rác thải về cơ bản không đƣợc phân loại trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng. Các thùng thu gom rác thì không có nắp đậy. Nguồn rác thải ra thì trên ba ngày thu gom một lần (84,0%), số ngƣời đƣợc phỏng vấn ở hai TTBTXH cho rằng đây là vấn đề nổi cộm nhất ở TTBTXH của mình. Khi rác không đƣợc thu gom kịp thời sẽ gây mất vệ sinh nghiêm trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến sinh

không đƣợc thu gom kịp thời sẽ ngấm xuống lòng đất, gây ô nhiễm không khí, gây mất vệ sinh môi trƣờng. Vì vậy, đây là vấn đề rất bức xúc cần có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, đây cũng là cơ sở đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị với địa phƣơng nhằm giải quyết vấn đề này.

"Mặc dù đơn vị cũng nhiều lần làm công văn đề nghị cấp trên về việc thu gom rác kịp thời và đồng thời có hệ thống thùng đựng rác để trung tâm thu gom rác, tránh tình trạng vứt rác ra bên ngoài môi trường nhưng đến nay chưa được giải quyết" (Nữ, 38 tuổi, cán bộ quản lý).

Thói quen của nhiều ngƣời sống trung tâm đổ rác ngay ra vƣờn cạnh khu vực đang sinh sống là thói quen cần phải đƣợc thay đổi kịp thời. Thực trạng môi trƣờng là nhƣ vậy, song việc xử lý nguồn rác thải này nhƣ thế nào? Với câu hỏi: Theo anh/chị có cách nào để xử lý chất thải rắn? chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Có 58% đối tƣợng chọn phƣơng án là chôn lấp và đốt rác tại trung tâm, sau đó là thu gom vào nơi chung của trung tâm (36,0%) số còn lại không biết xử lý nhƣ thế nào. Đây là vấn đề đáng quan tâm, bởi lẽ nếu đốt và chôn rác ngay tại khu đất trống còn lại của trung tâm không đúng qui cách về việc chôn cất, xử lý rác thải sẽ gây ô nhiễm cho chính môi trƣờng của trung tâm, đặc biệt cả trung tâm đều đang sử dụng nguồn nƣớc giếng khoan. Do vậy nƣớc bị ô nhiễm là khó tránh khỏi. Theo đó, các đối tƣợng sống tại trung tâm cần phải đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng để biết cách xử lý rác thải, nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trƣờng và những ngƣời xung quanh.

Cán bộ, nhân viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội thƣờng xuyên quyét dọn vệ sinh nơi ở của đối tƣợng cũng nhƣ các khu sân chơi, vƣờn trong trung tâm, không chỉ cán bộ, nhân viên tham gia mà cả các đối tƣợng sống (nhƣ trẻ em, ngƣời già...) trong trung tâm đều tham gia dọn vệ sinh vào các ngày thứ 6 cuối tuấn để tổng dọn vệ sinh nơi ở và xung quanh khu vực cƣ trú.

Kết quả khảo sát 125 cơ sở bảo trợ cho thấy các hình thức thu gom rác: Rác không đƣợc phân loại tại nguồn, đƣợc thu gom vào các thùng chứa rác, tuy nhiên còn khoảng 18% số cơ sở chứa rác trong các thùng không có nắp đậy. Rác tồn chứa trong thùng không nắp không đảm bảo vệ sinh, sinh mùi hôi, ruồi muỗi, gây ô nhiễm môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)