Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 27 - 35)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Môi trường

Hiểu một cách chung nhất, môi trƣờng là những yếu tố tự nhiên, xã hội bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới con ngƣời và tác động qua lại tới các hoạt động sống của con ngƣời.

Theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trƣờng sửa đổi 2005 của Việt Nam thì “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.”

Môi trƣờng hiểu theo nghĩa hẹp không bao hàm các tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên, xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Ví dụ môi trƣờng của trẻ em bao gồm trƣờng học, thầy cô, bạn bè, gia đình, các điều lệ của trƣờng học, gia đình, nhà trƣờng…[27]

1.1.2. Ô nhiễm môi trường

Là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu tới con ngƣời và sinh vật.

Trên thế giới, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lƣợng vào môi trƣờng đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con ngƣời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nƣớc thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lƣợng nhƣ nhiệt độ, bức xạ.

gây ô nhiễm (chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải) đạt khả năng có thể tác động xấu đến con ngƣời, sinh vật và vật liệu.

Các loại ô nhiễm môi trƣờng thƣờng gặp

Ô nhiễm nước: Nƣớc bị ô nhiễm là khi tính chất lý học, hóa học và điều kiện vi sinh của nƣớc bị thay đổi. Sự thay đổi này có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật.

Ô nhiễm nước mặt: Nƣớc mặt bao gồm nƣớc mƣa, nƣớc ao hồ, đồng ruộng và nƣớc sông suối, kênh, mƣơng.

Nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải từ các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Các dạng ô nhiễm nƣớc mặt bao gồm: Phú dƣỡng; Ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất độc hại; Ô nhiễm vi sinh vật; Ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.

Ô nhiễm nước ngầm: Nƣớc ngầm là một dạng nƣớc dƣới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời nhƣ cát, sạn, các khe nứt…có thể khai thác cho các hoạt động sống của con ngƣời. Nƣớc ngầm bao gồm nƣớc ngầm tầng mặt và nƣớc ngầm tầng sâu, trong đó nƣớc ngầm tầng mặt thƣờng có nguy cơ bị ô nhiễm cao.

 Khái niệm chung về bụi:

Một trong những loại ô nhiễm không khí phổ biến và nguy hiểm nhất là ô nhiễm về bụi. Bụi bẩn với nhiều thành phần lơ lửng trong không khí đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe con ngƣời. Các phần tử chất rắn thể rời rạc (vụn) có thể đƣợc tạo ra trong quá trình nghiền, ngƣng kết và các phản ứng hóa học khác nhau. Dƣới tác dụng của dòng khí hoặc không khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất định chúng tạo thành thứ vật chất mà ngƣời ta gọi là bụi.

Bụi là một hệ thống gồm hai pha: pha khí và pha rắn rời rạc - các hạt có kích thƣớc nằm trong khoảng từ kích thƣớc nguyên tử đến kích thƣớc nhìn

thấy đƣợc bằng mắt thƣờng, có khả năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.

● Ô nhiễm môi trƣờng đất

Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc xem là tất cả các hiện tƣợng làm nhiễm bẩn môi trƣờng đất bởi các chất ô nhiễm.

Phân loại ô nhiễm đất theo nguồn gốc phát sinh: Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt; Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp; Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp; Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học; Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học; Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý. [27]

1.1.3. Suy thoái môi trường

“Suy thoái môi trƣờng là sự làm thay đổi chất lƣợng và số lƣợng của thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu cho đời sống con ngƣời và thiên nhiên”. Trong đó, thành phần môi trƣờng đƣợc hiểu là các yếu tố tạo thành môi trƣờng: không khí, nƣớc, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.[27]

1.1.4. Tiêu chuẩn môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam: Tiêu chuẩn môi trƣờng là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, đƣợc quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trƣờng. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng bao gồm các nhóm chính sau:

Tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, gồm:

Nhóm tiêu chuẩn nƣớc, bao gồm: Nƣớc mặt nội địa, nƣớc ngầm, nƣớc biển và ven biển…

Nhóm tiêu chuẩn không khí, bao gồm: Khói, bụi, khí thải (các chất thải)… Nhóm tiêu chuẩn môi trƣờng đối với đất phục vụ mục đích sản xuất

nông nghiệp, công nghiệp…

Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng… Tiêu chuẩn về chất thải, gồm:

Nhóm tiêu chuẩn về nƣớc thải, khí thải… Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại. Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung…

1.1.5. Quản lý môi trường

Quản lý môi trƣờng là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm:

Khắc phục và phong chống suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng phát sinh trong hoạt động sống của con ngƣời.

Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền gững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lƣợng môi trƣờng sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trƣờng quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trƣờng bao gồm: Hƣớng công tác quản lý môi trƣờng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nƣớc, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng.

Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc gia- vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý môi trƣờng.

Quản lý môi trƣờng cần đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc cần phải xử lý, hồi phục môi trƣờng nếu để gây ra ô nhiễm môi trƣờng.

Ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trƣờng gây ra và các chi phí xử lý, phục hồi môi trƣờng bị ô nhiễm. Ngƣời sử dụng các thành phần môi trƣờng phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.[30]

1.1.6. Nhận thức

Theo từ điển tiếng Việt Phổ thông của Viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của các tác giả nhƣ: Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thụy Khanh, Phạm Hùng Việt, nhận thức có nhiều nghĩa khác nhau. Dƣới góc độ danh từ, nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy của con ngƣời, là quá trình con ngƣời hiểu biết, nhận biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Dƣới góc độ động từ, nhận thứ là sự nhận ra, biết đƣợc của con ngƣời.[28]

Còn theo tài liệu tâm lý học đại cƣơng, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan của chủ thể, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con ngƣời về hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức là một hoạt động rất đặc trƣng của con ngƣời và là một lĩnh vực hết sức phức tạp, giúp con ngƣời phản ánh hiện thực của xung quanh và của bản thân. Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, nhằm tìm ra chân lý hay sự thực về những thuộc tính và quy luật khách quan của một sự vật cụ thể. Quá trình nhận thức diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, song để đánh giá nhận thức của con ngƣời về một vấn đề nào đó, chúng ta có thể

đánh giá theo các mức độ nhận thức hay đánh giá một cách giản đơn theo hai hƣớng: nhận thức đúng đắn hay nhận thức chƣa đúng đắn. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau nhƣ: cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng…Những quá trình này sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau ở mỗi ngƣời. Trên cơ sở đó con ngƣời có thể tỏ thái độ, hành vi, tình cảm, hành động…. Trong quá trình nhận thức con ngƣời có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Dƣới góc độ tiếp cận Xã hội học và trong phạm vi của đề tài, nhận thức môi trƣờng của các nhóm đối tƣợng ở trung tâm bảo trợ xã hội sẽ tìm hiểu dƣới góc độ mức độ hiểu biết của họ về các kiến thức liên quan đến môi trƣờng, các yếu tố tác động và ảnh hƣởng của môi trƣờng ở tại trung tâm, các quy định xử phạt đối với những trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng, đánh giá những ảnh hƣởng, nguyên nhân và mức độ ƣu tiên cải thiện của mô i trƣờng tại trung tâm BTXH, cách xử lý của của đối tƣợng này với các loại rác nƣớc thải sinh hoạt, bụi và tiếng ồn.

1.1.7. Thái độ

Cũng theo từ điển tiếng Việt Phổ thông của Viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của các tác giả nhƣ: Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thụy Khanh, Phạm Hùng Việt, dƣới góc độ danh từ, thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của ngƣời nói đối với ngƣời hoặc việc. Là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hƣớng nào đó trƣớc một vấn đề, sự kiện nào đó.[28]

Theo từ điển Xã hội học thì: “Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của các cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân, bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội qua các kinh nghiệm cá nhân”. Cùng một

vấn đề sự kiện, nhƣng các cá nhân đều có các cách ứng xử, thái độ khác nhau và thái độ này bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi các yếu tố xã hội nhất định nhƣ: yếu tố tâm lý xã hội, dƣ luận xã hội, phong tục tập quán và những thái độ này đƣợc bày tỏ sau khi con ngƣời xem xét những yếu tố xã hội xung quanh có cho phép hay không, có phù hợp hay không. Dƣới góc độ tiếp cận Xã hội học và trong phạm vi của Đề tài, thái độ của nhóm đối tƣợng của Trung tâm bảo trợ với vấn đề môi trƣờng thể hiện qua việc tìm hiểu, tiếp cận, sự quan tâm những thông tin liên quan đến môi trƣờng tại Trung tâm. Đồng thời tìm hiểu đánh giá của họ về những thông tin liên quan đến môi trƣờng mà mình có đƣợc, những vấn đề liên quan đến rác thải, nƣớc thải, bụi và tiếng ồn tại nơi cƣ trú đánh giá cần phải cải thiện ngay.

Bên cạnh đó, giữa nhận thức và thái độ có quan hệ chặt chẽ với nhau, thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhƣng cùng lúc thái độ lại tác động ngƣợc trở lại đến nhận thức. Nếu nhận thức đúng đắn thì con ngƣời sẽ có thái độ tích cực, đúng đắn và khi con ngƣời có thái độ tích cực đối với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu nhận thức của con ngƣời sẽ đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tác động xuôi chiều vì nhiều khi con ngƣời nhận thức đúng nhƣng không hẳn đã có tác động tích cực và ngƣợc lại. Vì vậy, trong đề tài này cũng sẽ phân tích, so sánh thái độ của những cán bộ và đối tƣợng sống tại trung tâm có nhận thức môi trƣờng tốt và chƣa tốt về các vấn đề rác thải, nƣớc thải, bụi và tiếng ồn của ở Trung tâm bảo trợ nhằm tìm ra liệu có mối liên hệ và tác động, sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa nhận thức và thái độ của họ về vấn đề môi trƣờng.

1.1.8. Hành vi

Cũng theo từ điển tiếng Việt Phổ thông của Viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của tác giả Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, tác giả Nguyễn

Thị Thanh Nga, Nguyễn Thụy Khanh, Phạm Hùng Việt, xét về mặt danh từ, hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Các nhà sinh vật học xem xét hành vi với tƣ cách là “cách sống và hoạt động trong một môi trƣờng nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trƣờng”. Hành vi của con ngƣời bị bó hẹp trong các hoạt động nhằm thích nghi với môi trƣờng để đảm bảo sự tồn tại của cá thể trong môi trƣờng đó. Chuẩn mực đánh giá hành vi chính là mức độ thích nghi của cơ thể với môi trƣờng. Hành vi nào phù hợp với môi trƣờng, đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ thể có thể đƣợc coi là hành vi hợp chuẩn, hành vi nào làm cho cơ thể không thích nghi đƣợc với môi trƣờng có thể đƣợc coi là hành vi lệch chuẩn.

Những ngƣời theo chủ nghĩa hành vi lại quan niệm: “Hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể. Và con ngƣời không chỉ phản ứng với các kích thích có tính chất sinh học mà con ngƣời còn phản ứng với các kích thích khác”. Con ngƣời không chỉ thích ứng với môi trƣờng tự nhiên mà còn thích ứng với môi trƣờng xã hội, khi bị kích thích, con ngƣời có sự lựa chọn các kích thích và thƣờng chỉ trả lời các kích thích có lợi cho mình. Quá trình sống thực chất là quá trình lựa chọn và trả lời các kích thích có lợi. Nhƣ vậy, chuẩn mực để đánh giá hành vi cũng vẫn là mức độ thích ứng của con ngƣời với môi trƣờng. Ai thích ứng đƣợc với môi trƣờng nghĩa là ngƣời đó có hành vi phù hợp với chuẩn mực.

Các nhà tâm lý học Mác xít cho rằng, hành vi con ngƣời bao giờ cũng có mục đích. Những hành vi đó không phải chỉ đảm bảo cho con ngƣời ngày càng tồn tại mà còn đảm bảo cho con ngƣời ngày càng phát triển. Những hành vi đó chứng tỏ con ngƣời là chủ thể tích cực tác động vào môi trƣờng, cải tạo môi trƣờng nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng

cao của con ngƣời. Bản thân hành vi của con ngƣời do nhiều yếu tố chi phối. Do đó, nếu xét chuẩn mực hành vi phải xét trong một môi trƣờng, một cộng đồng ngƣời nhất định.

Dƣới góc độ tiếp cận xã hội học, đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích các hành vi môi trƣờng của đối tƣợng nghiên cứu qua các ứng xử hằng ngày có liên quan đến vấn đề rác ải, nƣớc thải, bụi và tiếng ồn, việc tham gia các hoạt động môi trƣờng của tại nơi cƣ trú.

1.1.9. Hoạt động bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trƣờng là những hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trƣờng, ứng phó sự cố môi trƣờng, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên; bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)