Thực trạng hoạt động của các cơ sở theo công suất thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 80)

Đơn vị tính: số cơ sở Chức năng hoạt động Tình trạng hoạt động Tổng số <= 50% CS 50% - 80% CS 80% - 110 % CS 110% - 200% CS 200% - 500% CS > 500 % CS Trẻ em 10 15 9 2 2 0 38 Tâm thần 0 5 4 7 1 0 17 Ngƣời già 3 2 2 0 0 0 7 Tổng hợp 11 16 11 5 1 1 45 Ngƣời khuyết tật 2 7 3 6 0 0 18 Tổng số 26 45 29 20 4 1 125

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở bảo trợ xã hội năm 2012

Theo kết quả phản ánh từ các cơ sở BTXH có 25/125 cơ sở có số đối tƣợng vƣợt công suất thiết kế chiếm 20% số cơ sở điều tra, đặc biệt có 1 cơ sở quản lý các đối tƣợng tổng hợp vƣợt trên 500% so với công suất thiết kế. Tình trạng quá tải cũng có ở một số cơ sở quản lý các đối tƣợng khác nhƣ trẻ em, ngƣời tâm thần, ngƣời già.

Các công trình phụ nhƣ nhà tắm, nhà vệ sinh tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn tình trạng quá tải ở một số cơ sở. Theo báo cáo nếu tính chung trong 125 cơ sở thì có 20,8% số cơ sở trong tình trạng nhà tắm bị quá tải tập trung chủ yếu các cơ sở ở Tây nguyên và Bắc Trung bộ. Tỷ lệ quá tải cao nhất là cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời khuyết tật (33,30%), tiếp theo là cơ sở ngƣời tâm thần (29,4%) và ngƣời già (28,6%) thấp nhất ở cơ sở chăm sóc trẻ em là 5,3%

Tình trạng quá tải của nhà vệ sinh cũng tƣơng tự, có 22,4% số cơ sở trong tình trạng nhà vệ sinh bị quá tải trải đều các vùng và cao nhất ở khu vực Tây nguyên. Các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời tâm thần có tình trạng nhà vệ sinh quá tải cao nhất.

Tình trạng quá tải đối tƣợng ở trung tâm là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí ở các cơ sở bảo trợ xã hội. Tình trạng quá tải tập trung chủ yếu ở các cơ sở chăm sóc trẻ em và ngƣời già, ngƣời tâm thần. Hiện tƣợng quá tải là nguyên nhân gây ra ô nhiễm hơi khí độc (NO2), có hại cho sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó, một số nơi có không khí ẩm, trong phòng tốc độ lƣu thông gió chậm cũng làm cho không khí trong phòng khó chịu hơn, dễ dẫn đến ô nhiễm hơi khí độc.

Cùng với việc gia tăng và quá tải về đối tƣợng ở trung tâm đã dẫn đến quá tải các loại nhu cầu, từ nhu cầu về nƣớc, cho đến công trình phụ... Trong khi đó tốc độ rác thải sinh hoạt diễn ra hàng ngày nhiều, trung tâm chƣa có điều kiện cơ sở vật chất tƣơng xứng phục vụ cho công việc thu gom và xử lý rác thải tại chỗ. Từ đó, dẫn đến ứ đọng, tắc nghẽn tại trung tâm gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí. Nhƣ thế công tác vệ sinh môi trƣờng không những không đƣợc cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn.

3.1.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý tại địa phương 3.1.2.1. Hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan môi trường

Kết quả khảo sát tại cơ sở bảo trợ cho thấy cả hai TTBTXH đã đƣợc cơ quan quản lý môi trƣờng đến kiểm tra, nhƣng mức độ kiểm tra diễn ra không thƣờng xuyên.

Bảng 3.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tại 2 CS BTXH Đơn vị: %

Đối tƣợng

Cơ quan MT kiểm tra cơ sở

Mức độ kiểm tra của cơ quan Môi trƣờng Có kết quả đo yếu tố VSMT không? Có Không Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không

bao giờ Có Không

Trẻ em 65,8 34,2 25,0 75,0 0,0 28,0 72,0

Ngƣời già 44,9 55,1 12,0 88,0 0,0 0,0 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở nuôi dƣỡng trẻ em có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan môi trƣờng cao hơn là các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời già điều đáng lƣu tâm là hiện nay tại các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời già vấn đề môi trƣờng rất đáng lo ngại và phức tạp. Vì thế việc kiểm tra giám sát của các cơ quan môi trƣờng cần đƣợc tăng cƣờng hơn.

Theo báo cáo của Viện khoa học xã hội, trong số các cơ sở đƣợc kiểm tra về môi trƣờng có 30/58 chiếm 51,7% cơ sở đƣợc kiểm tra 1 lần; chỉ có 10/58 chiếm 31,0% cơ sở cho biết họ đƣợc kiểm tra trên 3 lần; còn lại 17,2% là đƣợc kiểm tra 2 lần trong 1 năm qua.

Bảng 3.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tại các CS BTXH Đơn vị: % Đối tƣợng Cơ quan MT kiểm tra cơ sở

Số lần kiểm tra của cơ quan Môi trƣờng Có kết quả đo yếu tố VSMT không? Có Không Một lần Hai lần Từ 3 lần trở lên Có Không Trẻ em 65,8 34,2 60,0 32,0 8,0 28,0 72,0 Tâm thần 29,4 70,6 60,0 20,0 20,0 40,0 60,0 Ngƣời già 42,9 57,1 100 0 0 0 100 Tổng hợp 37,8 62,2 41,2 41,2 17,6 35,3 64,7 Ngƣời khuyết tật 44,4 55,6 25,0 25,0 50,0 50,0 50,0 Tổng 46,4 53,6 51,7 31,0 17,2 32,8 67,2

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở, năm 2012

Việc đo và thông báo kết quả đo kiểm tra môi trƣờng tại các cơ sở bảo trợ xã hội cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Có 39/58 chiếm 32,8% cơ sở cho biết họ không có kết quả đo môi trƣờng sau khi đã đƣợc các cơ quan môi trƣờng thực hiện kiểm tra môi trƣờng tại trung tâm. 100% cơ sở vƣợt quá 200-500% công suất thiết kế không có kết quả đo môi trƣờng sau khi đƣợc kiểm tra. Vùng Đồng bằng sông Cửu long không có cơ sở bảo trợ nào đƣợc thông báo kết quả đo môi trƣờng về cơ sở.[31]

Kết quả điều tra về các cơ sở bảo trợ xã hội theo các đối tƣợng cho thấy, 100% cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời già không có kết quả đo môi trƣờng. “Cả năm nay tôi có thấy cơ quan nào đến đây để kiểm tra về môi trường đâu. Chỉ

thấy các bác đến hỏi han về chế độ ăn, uống của chúng tôi tại trung tâm”.

Việc đƣa kết quả kiểm tra cho các cơ sở là rất cần thiết để các cán bộ tại các cơ sở có thể thấy đƣợc hiện trạng môi trƣờng tại cơ sở mình và từ đó có những hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại cơ sở cho phù hợp. Nhất là những cơ sở có số đối tƣợng vƣợt quá công suất thiết kế, quá tải về đối tƣợng, những cơ sở ngƣời tâm thần, ngƣời tàn tật, ngƣời già lại càng cần phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Trong khi đó, kết quả khảo sát cho thấy các cơ quan chức năng chƣa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình. Điều này vô tình tạo ra tâm lý là việc điều tra của các cơ quan chuyên môn là mang tính hình thức, nhiều cán bộ và cả đối tƣợng thụ hƣởng tại trung tâm chƣa thấy đƣợc mức độ nghiêm trọng thực tế của môi trƣờng mà họ đang sống, đồng thời sẽ gây ra tâm lý chủ quan, không đánh giá kiểm tra định kì môi trƣờng. Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, thay đổi thói quen sinh hoạt chƣa tích cực của cán bộ và đối tƣợng sống tại trung tâm chƣa đƣợc triển khai rộng rãi đến mọi ngƣời nên hiệu quả khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm không cao. “Hiện nay trung tâm chăm sóc số lượng người bị tâm thần rất đông, trong khi đó đặc thù của đối tượng này thường là lúc tỉnh táo lúc không tỉnh táo nên việc họ rất khó để kiểm soát hành vi. Số lượng cán bộ của trung tâm vừa làm công tác chăm sóc, vừa làm công tác kiêm nhiệm nên việc phục vụ cho các đối tượng tâm thần rất vất vả và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, đối tượng tâm thần thường rất khó để thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về việc bảo vệ môi trường”.

3.1.2.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan y tế

Nhìn chung các cơ quan y tế đã tăng cƣờng công tác kiểm tra tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cả hai TTBTXH đều đƣợc cơ quan y tế kiểm tra. Tuy nhiên số lần kiểm tra trên một năm không nhiều. Ở TTBTTE số lần đƣợc cơ quan y tế kiểm tra 2 lần/1 năm và TTBT ngƣời già là 1 lần/1 năm. Mức độ kiểm tra

của các cơ quan y tế vẫn chƣa nhiều, diễn ra chƣa đồng đều. Hơn nữa, các cơ sở y tế kiểm tra thì vẫn có những cơ sở chƣa đƣợc kiểm tra về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh phòng dịch. Chủ yếu là xuống kiểm tra bằng mắt thƣờng để đánh giá chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến tâm lý chủ quan của những ngƣời làm việc ngay tại trung tâm ít quan tâm đến chất lƣợng các thực phẩm an toàn do công tác kiểm tra còn theo định kì, chƣa tiến hành kiểm tra đột xuất để đánh giá. Nhiều khi cơ quan tiến hành kiểm tra lấy lệ, kết quả kiểm tra đều đƣợc đánh giá đảm bảo, song nếu nhìn thực tế điều kiện sinh hoạt của hai trung tâm có thể thấy kết luận của cơ quan kiểm tra còn mang tính chủ quan. Việc đánh giá không đúng sẽ gây ra khó khăn cho cơ sở này khi muốn trình cấp lãnh đạo trong việc cải thiện môi trƣờng sống, cải thiện bữa ăn cho các đối tƣợng sống tại trung tâm, có trách nhiệm với nguồn thực phẩm của trung tâm, đặc biệt các dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của các đối tƣợng. “Các cơ quan tiến hành kiểm tra về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh phòng dịch đã xuống trung tâm nhiều lần. Nhưng việc kiểm tra của các cơ quan chức năng không được thường xuyên và cũng mang tính rất đơn giản, chủ yếu là bằng mắt thường nên rất khó xác định được chất lượng thực tế”.

Kết quả cuộc điều tra Viện khoa học Lao động cho thấy mức độ kiểm tra của các cơ quan y tế vẫn chƣa nhiều. Chỉ có 13/86 cơ sở đã từng đƣợc kiểm tra trên 3 lần, có tới 44/86 chiếm 51,2% cơ sở chỉ đƣợc kiểm tra 1 lần trong 12 tháng qua. Hơn nữa trong số các cơ sở đã từng đƣợc các cơ sở y tế kiểm tra thì vẫn có những cơ sở chƣa đƣợc kiểm tra về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh phòng dịch. Có 7/86 chiếm 8,1% cơ sở chƣa đƣợc kiểm tra vệ sinh phòng dịch; 13/86 chiếm khoảng 15% cơ sở chƣa đƣợc kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Theo công suất thiết kế 100% các cơ sở bảo trợ quá tải >500% so với công suất thiết kế đã đƣợc các cơ quan y tế kiểm tra về vệ sinh phòng dịch, vệ

sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt tại các vùng nhƣ Bắc Trung bộ và Tây Nguyên 100% các cơ sở bảo trợ đã đƣợc kiểm tra về vệ sinh phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm ( xem biểu 3.4)

Bảng 3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tại các Cơ sở bảo trợ XH theo công suất thiết kế

Đơn vị:%

Cơ sở BTXH theo công suất thiết kế

Cơ quan y tế kiểm tra công tác VS phòng

dịch

Số lần kiểm tra của cơ

quan y tế Vệ sinh phòng dịch Vệ sinh thực phẩm Một lần Hai lần Từ 3 lần trở lên <= 50% công suất 65,4 64,7 29,4 5,9 82,4 76,5 50% - 80% công suất 71,1 53,1 34,4 12,5 90,6 93,8 80% - 110 % công suất 69,0 35,0 30,0 35 95,0 80,0 110% - 200% công suất 65,0 61,5 30,8 7,7 100,0 84,6 200% - 500% 75,0 33,3 66,7 0 100,0 66,7 > 500 % 100 0 100 0 100,0 100,0 Tổng 68,8 51,2 33,7 15,1 91,9 84,9

Hiện nay hầu hết các cơ sở bảo trợ đều tăng lên khá nhiều về số đối tƣợng do đó việc kiểm tra y tế phòng dịch và y tế thực phẩm là rất cần thiết nhất là việc kiểm tra phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt tại các cơ sở bảo trợ xã hội quá tải về đối tƣợng thì công tác y tế, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm cần đƣợc quan tâm hơn cả.

3.1.3. Các hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức cho các cơ sở bảo trợ xã hội về môi trường và bảo vệ môi trường

Công tác tuyên truyền cho các cơ sở bảo trợ xã hội về bảo vệ môi trƣờng là một trong những hoạt động rất cần thiết để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và đối tƣợng sống tại trung tâm. Song do đặc thù của từng trung tâm nên công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức đến từng đối tƣợng cũng rất khác nhau. Vì vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền không đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Theo kết quả khảo sát cho thấy có 25,0% cán bộ đƣợc tham gia các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trƣờng. Tỷ lệ này là rất thấp có 82,0% cán bộ cho rằng cần phải tổ chức tập huấn kiến thức, đào tạo về bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy công tác tập huấn, đào tạo về kiến thức môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm giữa các Bộ, ngành liên quan.

Theo kết quả khảo sát từ 125 cơ sở, số cơ sở có cán bộ đƣợc tham gia các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trƣờng rất thấp chỉ chiếm khoảng 25% (31/125 cơ sở). Đáng chú ý trong số các cơ sở quản lý ngƣời tâm thần, ngƣời già chỉ có 1 cơ sở duy nhất trong số các cơ sở khảo sát có cán bộ đƣợc tham gia lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trƣờng ( xem bảng 5.3).

Bảng 3.5. Tình hình cán bộ được tham dự tập huấn công tác BVMT Chức năng hoạt động Cán bộ đƣợc tập huấn về công tác BVMT Số cán bộ % Trẻ em 11/38 28,9 Tâm thần 1/17 5,9 Ngƣời già 1/7 14,3 Tổng hợp 13/45 28,9 Ngƣời khuyết tật 5/18 27,8 Tổng số 31/105 24,8

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở, năm 2012

Thông qua việc tập huấn các kiến thức, kỹ năng về môi trƣờng cho cán bộ của các trung tâm có ý nghĩa rất lớn là góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ môi trƣờng, có những tham mƣu đề xuất với lãnh đạo, đƣa ra các sáng kiến, xây dựng kế hoạch và tuyên truyền đến với mỗi đối tƣợng tại trung tâm để thực hiện đảm bảo công tác môi trƣờng trong trung tâm cũng nhƣ khu vực xung quanh. Nhƣ vậy là góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các đối tƣợng thiệt thòi trong xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.

3.2. Nhân tố chủ quan

3.1.1. Hiểu biết của cán bộ đối với môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội

Kết quả phỏng vấn từ 100 cán bộ đại diện cho hai trung tâm bảo trợ xã hội cho thấy mức độ hiểu biết về vấn đề môi trƣờng của các cán bộ ở mức

trung bình và một số ít hiểu biết rất hạn chế về vấn đề này.

Mức độ hiểu biết của cán bộ phụ thuộc vào trình độ học vấn và trình độ chuyên môn đào tạo, phân tích tƣơng quan cho thấy không có kiến thức hiểu biết về môi trƣờng đều thuộc nhóm cán bộ không có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ. Mức độ hiểu biết trung bình thuộc vào nhóm cán bộ sơ cấp, công nhân kỹ thuật có bẳng cấp (68,3%), mức độ hiểu biết “tốt” thuộc vào nhóm cán bộ có trình độ từ Cao đẳng và Đại học trở lên. Nhóm cán bộ không có trình độ chuyên môn có đến 15,8% rơi vào tình trạng “không biết” (xem bảng 6.3)

Bảng 3.6. Tương quan giữa trình độ chuyên môn và hiểu biết các văn bản nhà nước về môi trường

Đơn vị tính:%

Trình độ chuyên môn Mức độ hiểu biết Tổng số

Tốt Trung bình Kém Không biết Không có trình độ

CMKT 10,5 42,1 31,6 15,8 100

Sơ cấp, CNKT có bằng 15,0 68,3 16,7 0 100

Cao đẳng 33,3 66,7 0 0 100

Đại học trở lên 41,2 52,9 5,9 0 100

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu cho thấy đối tƣợng là lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)