Các nguồn gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 68)

16.8 24 14.4 11.2 11.2 10.4

Các nguồn gây ô nhiễm

Rác thải Nước thải Nhà vệ sinh

Chuồng trại chăn nuôi Hoạt động sinh hoạt Sản xuất

Nhìn từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở đây là nƣớc thải chiếm 24% rồi sau đó đến rác thải chiếm 16,8%... do hiện nay ở các trung tâm chƣa có hệ thống xử lý nƣớc, lò đốt rác thải mà chủ yếu ở đây chất đống rồi đốt, không chỉ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí mà còn ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Các trung tâm này hầu nhƣ không có sản xuất nên việc gây ô nhiễm cũng giảm. Để có những giải pháp cho các nguồn gây ô nhiễm này cần phải có hệ thống xử lý nƣớc thải, lò đốt rác thải hoặc có thùng phân loại rác thải để thu gom đến nơi xử lý của tỉnh.

Kết quả phản ánh từ 8 trung tâm về các nguồn ô nhiễm cũng tƣơng đồng nhƣ tình trạng chung, tuy nhiên có khác nhau về tỷ trọng các nguồn gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm chính đƣợc phát sinh từ các khu nhà vệ sinh (xem biểu đồ 2.5)

Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, nguồn gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là từ các khu nhà vệ sinh 33,33%, sau đó là từ nguồn nƣớc thải 26,67%, khu chuồng trại chăn nuôi là 20,00%, nguồn gây ô nhiễm ít nhất là từ khu sản xuất. Nhƣ vậy, nguồn gây ô nhiễm không khí của các trung tâm bảo trợ qua kết quả báo cáo tƣơng đồng với kết quả của cả hai trung tâm bảo trợ Bến tre mà tác giả điều tra.

Tuy nhiên, để đảm bảo có đƣợc môi trƣờng không khí trong lành đòi hỏi có nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở bảo trợ xã hội. Khi đƣợc hỏi các cán bộ và đối tƣợng đƣa ra các phƣơng án nhƣ sau:

Bảng 2.13. Biện pháp hạn chế phát sinh khí độc Đơn vị:% Đơn vị:% Biện pháp Đối tƣợng Cán bộ Đối tƣợng BTXH tại TT

Không đổ rác bừa bãi 26,0 23,0

Rác thải đƣợc xử lý phải đảm bảo vệ sinh 46,0 35,0 Các hệ thống cống thải phải đƣợc bê tông hóa và có

nắp che đậy

22,0 14,0

Các khu nhà vệ sinh đƣợc dọn dẹp và tẩy uế hàng ngày

6,0 17,0

Sử dụng các biện pháp hút hơi khí độc tại nơi sản xuất

0,0 3,0

Không để thùng chứa hóa chất, phân bón bừa bãi 0,0 5,0

Khác 0,0 3,0

Về cơ bản vẫn là các giải pháp đang gắn với thực tế của trung tâm hiện nay, đó là tình trạng rác không đƣợc thu gom kịp thời, đối tƣợng của trung tâm chƣa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trƣờng. Các hệ thống cống rãnh không đƣợc đào ngầm, khu nhà vệ sinh chƣa tự hoại và kiên cố hóa, cơ sở vật chất thì xuống cấp. Đây là nguyên nhân chính làm cho chất lƣợng không khí tại trung tâm và khu vực xung quanh bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các đối tƣợng tại trung tâm cho phản ánh tình trạng không khí tại trung tâm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cần phải đƣợc xử lý ngay (59,0%), ảnh hƣởng nhẹ không cần xử lý (24,5%). Có kết quả nhƣ vậy, bởi vì số trẻ em đƣợc hỏi đều không quan tâm đến vấn đề này. Điều này đặt ra vấn đề giáo dục môi trƣờng và công tác bảo vệ môi trƣờng của trung tâm chƣa đƣợc coi trọng. Ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng của các em là rất thấp.

"Ngoài giờ đi học về em phải phụ giúp các mẹ ở đây nấu cơm trồng trọt, chăn nuôi, có lúc giặt tã lót cho các em bé. Em chẳng quan tâm gì đến các hoạt động này. Thỉnh thoáng thấy các chú văn phòng gọi các em bé hơn đi quét sân, đốt rác." (Nam,17 tuổi).

Nhƣ vậy, cả cán bộ và đối tƣợng của trung tâm bảo trợ xã hội đều nhận thấy môi trƣờng của họ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ các nguồn ô nhiễm nhƣ: khu vệ sinh, cống thải, khu chăn nuôi... Theo các cán bộ cũng nhƣ đối tƣợng tại trung tâm giải pháp tốt nhất là các nguồn nƣớc thải và rác thải phải đƣợc xử lý trƣớc khi đƣợc đƣa ra môi trƣờng, nhất là có công tác thu gom rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

2.2.4. Kiến thức, thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên và đối tượng sống tại trung tâm bảo trợ xã hội về điều kiện sinh hoạt

Điều kiện sinh hoạt các trung tâm bảo trợ trong những năm gần đây đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất. Nhiều trung tâm

bảo trợ xã hội đã có những cải thiện về nơi ở, nhà vệ sinh, nơi chứa rác thải... Đời sống của cán bộ và đối tƣợng và trung tâm ngày càng cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, số lƣợng các trung tâm bảo trợ xã hội cũng rất nhiều nên việc đầu tƣ cho các trung tâm bảo trợ xã hội là khó khăn rất lớn.

Qua khảo sát cho thấy có 67% cho rằng nhà ở của họ không đảm bảo vệ sinh, và từ khi mà họ vào sống ở trung tâm 59,5% là nhà vệ sinh cảu họ chƣa từng dƣợc cải tạo, sửa chữa. Khi hỏi là số nhà vệ sinh và nhà tắm có đủ cho sinh hoạt không, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.14. Số lượng nhà tắm và nhà vệ sinh có đủ không?

Đối tƣợng Nhà tắm Nhà vệ sinh

Đủ Thiếu K biết Đủ Thiếu K biết

Cán bộ 33,0 52,0 15,0 38,5 50,0 11,5

Đối tƣợng tại TT 29,0 61,0 10,0 41,0 57,0 2,0

Nhƣ vậy, cả cán bộ và đối tƣợng trung tâm đều đánh giá nhà tắm và nhà vệ sinh đều thiếu so với thực tế hiện nay, chất lƣợng của công trình phụ chƣa đáp ững đƣợc nhu cầu.

"Chúng tôi ở đây nhà tắm và nhà vệ sinh đều cũ lâu rồi, nhà tắm và nhà vệ sinh tập thể, không được quét dọn thường, có mùi rất khó chịu." (Nam, 62 tuổi, gia đình có công).

"Em không dám vào nhà vệ sinh, vì là nhà vệ sinh tập thể, nhiều lúc đi tắm em phải rủ bạn đi cùng vì rất sợ, vào đến nơi rất buồn nôn" (Nữ, 16 tuổi).

Nhà vệ sinh là hố xí tự hoại chiếm 48,5%, còn lại là hố xí thấm dội nƣớc, nguồn nƣớc chủ yếu thải ra cống chung, gây ô nhiễm môi trƣờng. Nhà vệ sinh chủ yếu là một ngăn, ngƣời sống ở trung tâm luôn phải chịu đựng những mùi hôi nồng nặc, khó chịu bốc lên từ khu nhà vệ sinh và đây cũng trở thành địa điểm lý tƣởng cho ruồi, muỗi, vi khuẩn tập trung. Theo một nghiên

cứu cho thấy, 100% ngƣời sống trong môi trƣờng ô nhiễm này đều bị mắc bệnh. Trong đó, có tới 30,6 % số ngƣời mắc các bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp, 11,9 % mắc các bệnh về đƣờng mắt, 3,1 % mắc các bệnh ngoài da và 44,6 % mắc các loại bệnh khác.[01] Thời gian sử dụng nhà vệ sinh quá lâu cùng với việc xây dựng nhà vệ sinh không đúng cách sẽ là những nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lây truyền từ phân ngƣời và nƣớc tiểu.

Về tự đánh giá tình trạng nhà vệ sinh nơi mình đang sống, hầu hết cán bộ và đối tƣợng của 2 trung tâm cho rằng nhà vệ sinh không đƣợc sạch so với mong muốn, nhất là ở những khu nhà đƣợc xây dựng lâu năm. Chỉ có 41% đánh giá nhà vệ sinh sạch sẽ, nhƣng chủ yếu gắn với khu hành chính và nhà ở mới đƣợc trung tâm xây dựng.

Về điều kiện sinh hoạt của hai trung tâm mà chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu cho thấy nhà công vụ cũng nhƣ khu nhà ở cho các đối tƣợng của trung tâm đƣợc xây dựng rất lâu năm, song chủ yếu là các công trình tạm, ít công trình kiên cố. Mặc dù nhà vệ sinh đều có, song cũng không đƣợc quét dọn thƣờng xuyên. Khu văn phòng có đội ngũ chuyên làm công tác tạp vụ của trung tâm, còn khu nhà ở nhất là khu nhà của ngƣời già thì không có ngƣời dọn, mà các cụ chủ yếu tự mình dọn, sau đó có cán bộ đến kiểm tra và hƣớng dẫn. Trong điều kiện khó khăn trung tâm không có nguồn ngân sách trả lƣơng cho đội ngũ dọn vệ sinh nên cả trung tâm chỉ có một ngƣời dọn vệ sinh và các cán bộ rảnh thì cùng làm. Đối với trung tâm ngƣời già thì rất nhiều cụ đã không có khả năng để tự lập trong các sinh hoạt vệ sinh cá nhân nhƣ tắm, giặt giũ hay quét dọn nhà cửa. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ các trung tâm thiếu, một cán bộ phải đảm trách việc chăm sóc bữa ăn giấc ngủ của rất nhiều cụ. Vì thế công tác phục vụ, chăm sóc, hƣớng dẫn điều kiện sinh hoạt của các cụ chƣa đƣợc nhƣ thực tế.

bảo. Điều này cũng đƣợc các đối tƣợng sống tại trung tâm và cán bộ phản ánh. Có 82,0% cán bộ và 85,0% đối tƣợng cho rằng hệ thống chiếu sáng có nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đồng thời điều này cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe. Nhiều khu nhà có cửa sổ, song do môi trƣờng ô nhiễm nên không đƣợc mở để lấy không khí và ánh sáng. Đây cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại của các trung tâm.

Nhƣ vậy, cả hai trung tâm bảo trợ xã hội đƣợc nghiên cứu cho thấy nhu cầu nhà tắm và nhà vệ sinh đều trong tình trạng rất thiếu. Đây là nhu cầu rất thiết yếu của con ngƣời, song điều kiện cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của các đối tƣợng sống tại trung tâm. Hơn nữa, từ việc xuống cấp và thiếu thốn nhà vệ sinh và nhà tắm mà đối tƣợng sống tại trung tâm luôn ngửi mùi hôi nồng nặc, là cơ hội phát sinh ruồi muỗi, vi khuẩn. Điều này sẽ ảnh hƣởng lâu dài đến sức khỏe của con ngƣời.

2.3. Công tác bảo vệ môi trƣờng của cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống ở 2 trung tâm bảo trợ xã hội ở 2 trung tâm bảo trợ xã hội

Đối với công tác bảo vệ môi trƣờng ở các trung tâm bảo trợ xã hội luôn đƣợc lãnh đạo, cán bộ trung tâm quan tâm. Song tuy nhiên, các hình thức về bảo vệ môi trƣờng, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa đƣợc phong phú và đa dạng nên chƣa thu hút đƣợc đông đảo mọi ngƣời của trung tâm tham gia, nên công tác bảo vệ môi trƣờng tại trung tâm và khu vực xung quanh chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Khi tiến hành điều tra tại 2 trung tâm bảo trợ cho thấy cả hai trung tâm đều có nội qui bảo vệ môi trƣờng và đƣợc thể hiện thông qua các bảng báo, biển báo và đƣợc ghi trong qui chế, nghị quyết của cơ sở bảo trợ. Cùng với đó có 76,0% những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ đã tham gia bảo vệ môi trƣờng tại trung tâm bảo trợ, thông qua các hình thức: dọn vệ sinh trực nhật hàng ngày, tham gia các cuộc thi viết bài về môi trƣờng và tuyên truyền đến ngƣời xung quanh về môi

trƣờng. Kết quả khảo sát 125 Cơ sở bảo trợ xã hội cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trƣờng đều đƣợc thực hiện ở hầu hết các cơ sở (122/125): tổ chức theo các chuyên đề chiếm 68%.; Tuyên truyền lồng ghép trong giáo dục chiếm 42,4%; tuyền truyền nhằm nâng cao, nhận thức cho cán bộ, nhân viên cũng nhƣ đối tƣợng tại trung tâm qua hình thức đào tạo, tập huấn, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu và một số các biện pháp tuyên truyền. Truyền thông qua các kênh phƣơng tiện thông tin đại chúng : Chủ động phối hợp với các báo đài để tuyên truyền, xây dựng trang mục về công tác bảo vệ môi trƣờng sống, nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội trong các giai đoạn tiếp theo (xem biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6. Biện pháp tuyên truyền giáo dục cho đối tượng theo khu vực

Biện pháp tuyên truyền giáo dục cho đối tƣợng theo khu vực

0 20 40 60 80 100 120 Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cử long Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục Tổ chức theo chuyên đề

Treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ bƣớm Khác

Hiện nay hầu hết các cơ sở bảo trợ đều tăng lên khá nhiều về số đối tƣợng do đó việc kiểm tra y tế phòng dịch và y tế thực phẩm là rất cần thiết nhất là việc kiểm tra phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt tại các cơ sở bảo trợ quá tải về đối tƣợng thì công tác y tế, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm cần đƣợc quan tâm hơn cả.

Hoạt động tự kiểm tra giám sát trong các cơ sở BTXH: Đa số các cơ sở bảo trợ xã hội đã tự xây dựng các nội quy bảo vệ môi trƣờng có 104/125 đã

thực hiện khá nghiêm túc chiếm 83,2% số các cơ sở bảo trợ. Song cũng còn một số cơ sở đƣợc khảo sát vùng Đông bắc, Tây bắc và đồng bằng sông Hồng chƣa quan tâm đến việc xây dựng nội quy bảo vệ môi trƣờng (xem bảng 2.15)

Bảng 2.15 . Hoạt động tự kiểm tra, giám sát tại các Cơ sở bảo trợ XH

Đơn vị: %

Vùng

Nội quy, quy định về BVMT Có biển báo, hƣớng dẫn về BVMT Cán bộ đƣợc tập huấn về công tác BVMT Đồng bằng sông Hồng 76,5 70,6 94,1 Đông Bắc 70,6 58,8 100 Tây Bắc 60,0 60,0 100 Bắc Trung Bộ 100 82,4 100

Duyên hải Nam trung Bộ 87,5 75,0 100

Tây Nguyên 100 50,0 100

Đông Nam bộ 89,5 73,7 94,7

Đồng bằng sông Cử long 84,6 69,2 100

Tổng 83,2 70,4 97,6

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở

Xây dựng các biển báo hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng. Để cán bộ và các đối tƣợng thực hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở bảo trợ xã hội tiến hành thiết kế, treo những biển báo hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan. Có 88/125 cơ sở khảo sát đã thực hiện các biện pháp này, nhất là các cơ sở bị quá tải về công suất nhƣ 100% cơ sở bảo trợ có số lƣợng đối tƣợng vƣợt trên 500% công suất đều có các biển báo hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng.

Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng hàng ngày: Hoạt động tổng vệ sinh nơi ở, vệ sinh xung quanh nhà ở là một trong những hoạt động đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, phổ biến ở 100% các cơ sở đã khảo sát.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nguồn nƣớc mà 2 trung tâm bảo trợ của tỉnh Bến Tre đang sử dụng là nguồn nƣớc chính là nƣớc máy, nƣớc giếng khoan, nƣớc mƣa, nhƣng nguồn nƣớc giếng khoan là nguồn nƣớc phổ biến nhất đƣợc sử dụng với mục đích ăn, uống, tắm giặt.

Có sự khác biệt khá lớn khi đánh giá công tác kiểm tra chất lƣợng nƣớc ăn, cán bộ của Trung tâm trợ xã hội cho biết nguồn nƣớc ăn luôn có cơ sở y tế đến kiểm tra, có một số lƣợng rất nhỏ cán bộ của trung tâm không biết đƣợc công việc này. Nhƣng đối tƣợng sống tại trung tâm cho thấy hầu hết nƣớc ăn của họ không đƣợc kiểm tra chất lƣợng. Về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc bảo đảm, mặc dù cơ quan chức năng có kiểm tra đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc ăn, song cả cán bộ và đối tƣợng đều thấy nguồn nƣớc đang sử dụng là nguồn nƣớc đang bị ô nhiễm. Các biện pháp ƣu tiên giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc cũng có sự khác nhau giữa hai đối tƣợng điều tra. Cán bộ chọn giải pháp tƣơng đồng đều nhƣng tập trung vào hai giải pháp cơ bản là

cải tạo nâng cấp giếng chống thấm nước các bể chứa được che đậy sử dụng đảm bảo vệ sinh, còn nhận thức của các đối tƣợng cho rằng các khu vệ sinh được dọn dẹp tẩy uế hàng ngày thì sẽ giảm thiểu đƣợc tình trạng ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)