Công tác bảo vệ môi trƣờng của cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 73)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Công tác bảo vệ môi trƣờng của cán bộ, nhân viên và đối tƣợng sống ở

ở 2 trung tâm bảo trợ xã hội

Đối với công tác bảo vệ môi trƣờng ở các trung tâm bảo trợ xã hội luôn đƣợc lãnh đạo, cán bộ trung tâm quan tâm. Song tuy nhiên, các hình thức về bảo vệ môi trƣờng, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa đƣợc phong phú và đa dạng nên chƣa thu hút đƣợc đông đảo mọi ngƣời của trung tâm tham gia, nên công tác bảo vệ môi trƣờng tại trung tâm và khu vực xung quanh chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Khi tiến hành điều tra tại 2 trung tâm bảo trợ cho thấy cả hai trung tâm đều có nội qui bảo vệ môi trƣờng và đƣợc thể hiện thông qua các bảng báo, biển báo và đƣợc ghi trong qui chế, nghị quyết của cơ sở bảo trợ. Cùng với đó có 76,0% những ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ đã tham gia bảo vệ môi trƣờng tại trung tâm bảo trợ, thông qua các hình thức: dọn vệ sinh trực nhật hàng ngày, tham gia các cuộc thi viết bài về môi trƣờng và tuyên truyền đến ngƣời xung quanh về môi

trƣờng. Kết quả khảo sát 125 Cơ sở bảo trợ xã hội cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trƣờng đều đƣợc thực hiện ở hầu hết các cơ sở (122/125): tổ chức theo các chuyên đề chiếm 68%.; Tuyên truyền lồng ghép trong giáo dục chiếm 42,4%; tuyền truyền nhằm nâng cao, nhận thức cho cán bộ, nhân viên cũng nhƣ đối tƣợng tại trung tâm qua hình thức đào tạo, tập huấn, phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu và một số các biện pháp tuyên truyền. Truyền thông qua các kênh phƣơng tiện thông tin đại chúng : Chủ động phối hợp với các báo đài để tuyên truyền, xây dựng trang mục về công tác bảo vệ môi trƣờng sống, nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội trong các giai đoạn tiếp theo (xem biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6. Biện pháp tuyên truyền giáo dục cho đối tượng theo khu vực

Biện pháp tuyên truyền giáo dục cho đối tƣợng theo khu vực

0 20 40 60 80 100 120 Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cử long Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục Tổ chức theo chuyên đề

Treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ bƣớm Khác

Hiện nay hầu hết các cơ sở bảo trợ đều tăng lên khá nhiều về số đối tƣợng do đó việc kiểm tra y tế phòng dịch và y tế thực phẩm là rất cần thiết nhất là việc kiểm tra phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt tại các cơ sở bảo trợ quá tải về đối tƣợng thì công tác y tế, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm cần đƣợc quan tâm hơn cả.

Hoạt động tự kiểm tra giám sát trong các cơ sở BTXH: Đa số các cơ sở bảo trợ xã hội đã tự xây dựng các nội quy bảo vệ môi trƣờng có 104/125 đã

thực hiện khá nghiêm túc chiếm 83,2% số các cơ sở bảo trợ. Song cũng còn một số cơ sở đƣợc khảo sát vùng Đông bắc, Tây bắc và đồng bằng sông Hồng chƣa quan tâm đến việc xây dựng nội quy bảo vệ môi trƣờng (xem bảng 2.15)

Bảng 2.15 . Hoạt động tự kiểm tra, giám sát tại các Cơ sở bảo trợ XH

Đơn vị: %

Vùng

Nội quy, quy định về BVMT Có biển báo, hƣớng dẫn về BVMT Cán bộ đƣợc tập huấn về công tác BVMT Đồng bằng sông Hồng 76,5 70,6 94,1 Đông Bắc 70,6 58,8 100 Tây Bắc 60,0 60,0 100 Bắc Trung Bộ 100 82,4 100

Duyên hải Nam trung Bộ 87,5 75,0 100

Tây Nguyên 100 50,0 100

Đông Nam bộ 89,5 73,7 94,7

Đồng bằng sông Cử long 84,6 69,2 100

Tổng 83,2 70,4 97,6

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở

Xây dựng các biển báo hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng. Để cán bộ và các đối tƣợng thực hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở bảo trợ xã hội tiến hành thiết kế, treo những biển báo hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan. Có 88/125 cơ sở khảo sát đã thực hiện các biện pháp này, nhất là các cơ sở bị quá tải về công suất nhƣ 100% cơ sở bảo trợ có số lƣợng đối tƣợng vƣợt trên 500% công suất đều có các biển báo hƣớng dẫn về bảo vệ môi trƣờng.

Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng hàng ngày: Hoạt động tổng vệ sinh nơi ở, vệ sinh xung quanh nhà ở là một trong những hoạt động đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, phổ biến ở 100% các cơ sở đã khảo sát.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nguồn nƣớc mà 2 trung tâm bảo trợ của tỉnh Bến Tre đang sử dụng là nguồn nƣớc chính là nƣớc máy, nƣớc giếng khoan, nƣớc mƣa, nhƣng nguồn nƣớc giếng khoan là nguồn nƣớc phổ biến nhất đƣợc sử dụng với mục đích ăn, uống, tắm giặt.

Có sự khác biệt khá lớn khi đánh giá công tác kiểm tra chất lƣợng nƣớc ăn, cán bộ của Trung tâm trợ xã hội cho biết nguồn nƣớc ăn luôn có cơ sở y tế đến kiểm tra, có một số lƣợng rất nhỏ cán bộ của trung tâm không biết đƣợc công việc này. Nhƣng đối tƣợng sống tại trung tâm cho thấy hầu hết nƣớc ăn của họ không đƣợc kiểm tra chất lƣợng. Về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt chƣa đƣợc bảo đảm, mặc dù cơ quan chức năng có kiểm tra đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc ăn, song cả cán bộ và đối tƣợng đều thấy nguồn nƣớc đang sử dụng là nguồn nƣớc đang bị ô nhiễm. Các biện pháp ƣu tiên giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc cũng có sự khác nhau giữa hai đối tƣợng điều tra. Cán bộ chọn giải pháp tƣơng đồng đều nhƣng tập trung vào hai giải pháp cơ bản là

cải tạo nâng cấp giếng chống thấm nước các bể chứa được che đậy sử dụng đảm bảo vệ sinh, còn nhận thức của các đối tƣợng cho rằng các khu vệ sinh được dọn dẹp tẩy uế hàng ngày thì sẽ giảm thiểu đƣợc tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc.

Về nƣớc thải sinh hoạt cả cán bộ và đối tƣợng trung tâm nhận thấy, hầu hết nƣớc thải sinh hoạt sau khi sử dụng đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng tự nhiên, việc thải nƣớc ra môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống gây ô nhiễm cho nguồn đất, nguồn nƣớc. Cả hai nhóm đối tƣợng đề xuất biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm nƣớc thải ra môi trƣờng đều quan trọng nhất là phân lập khu nước thải vệ sinh cải tạo hệ thống cống thải.

Về vấn đề rác thải: Đối tƣợng sống tại trung tâm đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của rác thải không giống nhau, do độ tuổi đƣợc hỏi là khác nhau.

Trong khi đó, nhận thức của cán bộ tƣơng đối đồng đều và thống nhất, mức độ ảnh hƣởng của rác thải và cần phải xử lý ngay. Tuy nhiên, cả hai trung tâm chƣa thực hiện đƣợc phân loại rác thải, các đối tƣợng sống trong trung tâm chƣa có ý thức về vứt và xử lý rác đúng nơi quy định. Biện pháp xử lý rác chủ yếu là chôn lấp.

Về vấn đề không khí: Cả hai nhóm đối tƣợng đều cho rằng không khí xung quanh môi trƣờng sống và làm việc của họ bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu đƣợc phát ra từ các nguồn rác thải và khu chăn nuôi. Vì vậy cần có sự qui hoạch cũng nhƣ giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng.

Về điều kiện sinh hoạt: nhà ở xuống cấp do đƣợc xây dựng lâu năm, các công trình phụ xuống cấp, không đảm bảo, chƣa có khu vệ sinh sạch. Cả cán bộ và đối tƣợng tại trung tâm mong muốn nhà ở, văn phòng, khu vệ sinh đƣợc cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA HAI TRUNG TÂM BẢO TRỢ

XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE 3.1. Nhân tố khách quan

3.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Nhƣ đã phân tích ở phần hiện trạng công tác môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng của cả hai trung tâm cho thấy điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở chƣa đƣợc đảm bảo: nhà ở đƣợc xây dựng đã lâu, xuống cấp, hệ thống các công trình phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là rất thiếu, nhất là tình trạng thiếu hoặc quá tải các khu nhà tắm, khu nhà vệ sinh. Ở hầu hết các cơ sở, các khu nhà tắm, nhà vệ sinh bị xuống cấp vì đƣợc xây dựng khá lâu, không đƣợc tu sửa định kỳ. Khu vực này mặc dù không đƣợc có bố trí ngƣời thƣờng xuyên quét dọn nên vẫn có mùi khó chịu, ẩm thấp, ngập úng, thậm chí có hiện tƣợng tắc nghẽn. Đặc biệt ở các cơ sở chăm sóc ngƣời già, do điều kiện sức yếu không tự sinh hoạt cá nhân, phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ trung tâm. Các khu vực này không những ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí mà còn là một nơi thuận lợi cho các ký sinh trùng gây bệnh có hại sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó hệ thống các khu bể chứa nƣớc sinh hoạt hàng ngày chủ yếu xây bằng gạch hoặc chứa nƣớc vào thùng phi.

"Các bể chứa nước rất khó để thau rửa thường xuyên định kì, vì thường rất sâu, thời gian dùng lâu rồi nên anh em trung tâm cũng ngại làm. Tiến tới chúng tôi đang đề nghị được xin cấp các thùng inoc để chứa nước cho đảm bảo". (Nam, 54 tuổi, lãnh đạo).

Cùng với kết quả điều tra tại 2 trung tâm bảo trợ thì kết quả phản ánh từ hai cơ sở bảo trợ xã hội cho thấy khoảng 20% số cơ sở bảo trợ xã hội đang trong tình trạng quá tải (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1. Tình trạng hoạt động của các cơ sở BTXH theo công suất thiết kế

Tình trạng hoạt động của các cơ sở BTXH theo công suất thiết kế

20.8 36 23 16 3.20.08 Đạt 50% công suất 50 - 80% 80 -110% 110 - 200% 200 - 500% > 500%

Nguồn: Báo cáo từ 125 cơ sở xã hội, năm 2012

Trừ các cơ sở ở khu vực Đông Bắc, Tây Bắc không bị tình trạng quá tải, các khu vực còn lại nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có tỷ lệ các cơ sở bị quá tải cao. Tình trạng quá tải tập trung chủ yếu ở các cơ sở quản lý ngƣời tâm thần, cơ sở tổng hợp và cơ sở quản lý ngƣời khuyết tật. Hiện nay cả nƣớc có khoảng 26 trung tâm chăm sóc ngƣời tâm thần chuyên biệt, phần nào cũng giảm đƣợc quá tải các đối tƣợng sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, đối tƣợng tâm thần là những đối tƣợng họ không ý thức đƣợc hành động của mình họ chủ yếu nhờ vào sự chăm sóc của cán bộ, nhân viên trong các trung tâm chính vì vậy mà việc quá tải hiện nay tại các trung tâm đang là vấn đề báo động. Mỗi khu vực đều có những cơ sở bảo trợ xã hội công lập riêng biệt nhƣng nguồn ngân sách hạn chế nên việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ việc chăm sóc đối tƣợng đang gặp khó khăn, trình độ chuyên môn và độ chuyên nghiệp chƣa cao. Để đảm bảo đƣợc điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội cần phải nâng cấp, mở rộng các trung tâm, xây mới và mua sắm trang thiết cho các trung tâm, nhằm đảm bảo đƣợc chất lƣợng chăm sóc cũng nhƣ quy mô nuôi dƣỡng đối tƣợng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Bảng 3.1. Thực trạng hoạt động của các cơ sở theo công suất thiết kế Đơn vị tính: số cơ sở Đơn vị tính: số cơ sở Chức năng hoạt động Tình trạng hoạt động Tổng số <= 50% CS 50% - 80% CS 80% - 110 % CS 110% - 200% CS 200% - 500% CS > 500 % CS Trẻ em 10 15 9 2 2 0 38 Tâm thần 0 5 4 7 1 0 17 Ngƣời già 3 2 2 0 0 0 7 Tổng hợp 11 16 11 5 1 1 45 Ngƣời khuyết tật 2 7 3 6 0 0 18 Tổng số 26 45 29 20 4 1 125

Nguồn : Kết quả thông tin của 125 cơ sở bảo trợ xã hội năm 2012

Theo kết quả phản ánh từ các cơ sở BTXH có 25/125 cơ sở có số đối tƣợng vƣợt công suất thiết kế chiếm 20% số cơ sở điều tra, đặc biệt có 1 cơ sở quản lý các đối tƣợng tổng hợp vƣợt trên 500% so với công suất thiết kế. Tình trạng quá tải cũng có ở một số cơ sở quản lý các đối tƣợng khác nhƣ trẻ em, ngƣời tâm thần, ngƣời già.

Các công trình phụ nhƣ nhà tắm, nhà vệ sinh tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn tình trạng quá tải ở một số cơ sở. Theo báo cáo nếu tính chung trong 125 cơ sở thì có 20,8% số cơ sở trong tình trạng nhà tắm bị quá tải tập trung chủ yếu các cơ sở ở Tây nguyên và Bắc Trung bộ. Tỷ lệ quá tải cao nhất là cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời khuyết tật (33,30%), tiếp theo là cơ sở ngƣời tâm thần (29,4%) và ngƣời già (28,6%) thấp nhất ở cơ sở chăm sóc trẻ em là 5,3%

Tình trạng quá tải của nhà vệ sinh cũng tƣơng tự, có 22,4% số cơ sở trong tình trạng nhà vệ sinh bị quá tải trải đều các vùng và cao nhất ở khu vực Tây nguyên. Các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời tâm thần có tình trạng nhà vệ sinh quá tải cao nhất.

Tình trạng quá tải đối tƣợng ở trung tâm là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí ở các cơ sở bảo trợ xã hội. Tình trạng quá tải tập trung chủ yếu ở các cơ sở chăm sóc trẻ em và ngƣời già, ngƣời tâm thần. Hiện tƣợng quá tải là nguyên nhân gây ra ô nhiễm hơi khí độc (NO2), có hại cho sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó, một số nơi có không khí ẩm, trong phòng tốc độ lƣu thông gió chậm cũng làm cho không khí trong phòng khó chịu hơn, dễ dẫn đến ô nhiễm hơi khí độc.

Cùng với việc gia tăng và quá tải về đối tƣợng ở trung tâm đã dẫn đến quá tải các loại nhu cầu, từ nhu cầu về nƣớc, cho đến công trình phụ... Trong khi đó tốc độ rác thải sinh hoạt diễn ra hàng ngày nhiều, trung tâm chƣa có điều kiện cơ sở vật chất tƣơng xứng phục vụ cho công việc thu gom và xử lý rác thải tại chỗ. Từ đó, dẫn đến ứ đọng, tắc nghẽn tại trung tâm gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất và không khí. Nhƣ thế công tác vệ sinh môi trƣờng không những không đƣợc cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn.

3.1.2. Hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý tại địa phương 3.1.2.1. Hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan môi trường

Kết quả khảo sát tại cơ sở bảo trợ cho thấy cả hai TTBTXH đã đƣợc cơ quan quản lý môi trƣờng đến kiểm tra, nhƣng mức độ kiểm tra diễn ra không thƣờng xuyên.

Bảng 3.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tại 2 CS BTXH Đơn vị: %

Đối tƣợng

Cơ quan MT kiểm tra cơ sở

Mức độ kiểm tra của cơ quan Môi trƣờng Có kết quả đo yếu tố VSMT không? Có Không Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không

bao giờ Có Không

Trẻ em 65,8 34,2 25,0 75,0 0,0 28,0 72,0

Ngƣời già 44,9 55,1 12,0 88,0 0,0 0,0 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở nuôi dƣỡng trẻ em có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan môi trƣờng cao hơn là các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời già điều đáng lƣu tâm là hiện nay tại các cơ sở nuôi dƣỡng ngƣời già vấn đề môi trƣờng rất đáng lo ngại và phức tạp. Vì thế việc kiểm tra giám sát của các cơ quan môi trƣờng cần đƣợc tăng cƣờng hơn.

Theo báo cáo của Viện khoa học xã hội, trong số các cơ sở đƣợc kiểm tra về môi trƣờng có 30/58 chiếm 51,7% cơ sở đƣợc kiểm tra 1 lần; chỉ có 10/58 chiếm 31,0% cơ sở cho biết họ đƣợc kiểm tra trên 3 lần; còn lại 17,2% là đƣợc kiểm tra 2 lần trong 1 năm qua.

Bảng 3.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tại các CS BTXH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội qua nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)