Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 40)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Đảng bộ Bắc Giang

1.3.2. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang

Sau khi lập lại tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chú trọng tới lĩnh vực văn hóa, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPVT. Hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo thực hiện theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa VIII). Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, cùng với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực VHTT, đưa các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa vào nề nếp, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các hoạt động VHTT, báo chí, văn học, nghệ thuật trên địa bàn phát triển. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua, động viên đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Nhiều phong trào có ý nghĩa thiết thực, được đông đảo nhân dân hưởng ứng, phát triển ngày càng sâu, rộng như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động thời kỳ CNH, HĐH đất nước”… Các phong trào thi đua đã góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn. Do vậy, lĩnh vực văn hóa - xã hội và chăm lo đời sống nhân dân có những chuyển biến tiến bộ. Nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được ngăn chặn.

Nhiều địa phương đã chú trọng xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc trong tỉnh. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng và hướng về cơ sở để phục vụ.

Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2000 - 2005 họp từ ngày 19 đến 22-12-2000. Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là đại hội đầu tiên của Đảng bộ trong thế kỷ XXI, cũng là đại hội mở đầu cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Đại hội đã đánh giá về công tác văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Toàn tỉnh có trên 46% số thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hóa, vượt 11% so với chỉ tiêu đề ra. Công tác bảo tồn các DSVH, di tích lịch sử Phồn Xương (Yên Thế), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng)... đạt nhiều kết quả [87, tr. 237]. Nhân dân đồng tình và hưởng ứng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... Công tác bảo tồn các DSVH, di tích lịch sử có nhiều cố gắng; các hoạt động đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá được thường xuyên quan tâm.

Hàng năm, tỉnh đều coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hoá tới quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi năm ngành VHTT tỉnh đều tổ chức lớp tập huấn về việc thực hiện Luật Di sản văn hoá để việc thực hiện Luật đi vào nề nếp và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện Luật, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá hơn nữa, thông qua việc ra Chỉ thị 07/UB-CT, ngày 21/6/2001 về việctăng cường bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh nhằm bảo vệ tốt các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Để thực hiện Luật Di sản văn hoá tốt hơn, ngày 17 tháng 7 năm 2001, UBND tỉnh Bắc Giang có quyết định số 84/2000/QĐ-UB phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005”. Quyết định này với những nội dung chính như: Giữ gìn phát huy và phát triển những nét đẹp trong DSVH vật thể và DSVHPVT đa dạng, phong phú của các dân

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các thôn, bản miền núi, vùng dân tộc thiểu số, xây dựng làng bản, các gia đình văn hóa; chú ý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa thông tin cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển mạng lưới và các hoạt động văn hóa thông tin cơ sở.

Nhằm thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy DSVH các dân tộc tỉnh Bắc Giang góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 03 tháng 3 năm 2003, UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 23/2003/QĐ- UB phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003-2010”. Nội dung cơ bản của Quyết định này là:

Về mục tiêu: Bảo tồn và phát huy DSVH các dân tộc tỉnh Bắc Giang, tiếp thu những tinh hoa văn hóa Việt Nam và nhân loại, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Về nhiệm vụ: Kiểm kê, đánh giá, phân loại các DSVH làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn các giá trị DSVH lâu dài; xây dựng hồ sơ, lập kế hoạch tu sửa, tôn tạo, phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa; sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, truyền bá và phát triển DSVH; bảo tồn, phát triển DSVH các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang.

Về kế hoạch thực hiện: Thực hiện từ năm 2003 đến năm 2005: Tổng kiểm kê DSVH trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích lịch sử - văn hóa. Thực hiện từ năm 2003 đến năm 2010: Tổ chức quy hoạch, lập dự án và tiến hành tu sửa, tôn tạo, phục hồi cho các di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, đặc biệt ưu tiên các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh trọng điểm của tỉnh; tổ chức lễ hội cổ truyền tiêu biểu ở một số địa phương, tổ chức bảo tồn một số loại hình văn hóa phi vật thể gắn với địa phương; tổ chức bảo tồn một số nghề truyền thống tiêu biểu và văn nghệ dân gian. Gắn liền công tác tu bổ, tôn tạo di tích với đầu tư phát triển du lịch của tỉnh, địa phương nhằm thu hút đông đảo khách du lịch tới địa phương, tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy vốn DSVH các dân tộc của tỉnh Bắc Giang.

Về các biện pháp thực hiện: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước các cấp, thực hiện phân cấp quản lý các di tích; thường xuyên tu bổ, tôn tạo, phục hồi, chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, sưu tầm tài liệu hiện vật cho nhà bảo tàng tỉnh, bảo tàng chuyên đề; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cho cán bộ cơ sở làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc tỉnh Bắc Giang; tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa bảo tồn, phát huy các DSVH.

Đây là hai đề án có tác động tích cực trong việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa của tỉnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong hai đề án này đã đề cập tới tầm quan trọng của công tác bảo tồn DSVHPVT. Vì thế, công tác bảo tồn DSVHPVT của tỉnh được đẩy mạnh hơn.

Nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ đã vận dụng chủ trương, Nghị quyết của TW vào thực tiễn địa phương, động viên toàn Đảng bộ và nhân dân vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tiến hành quy hoạch, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức hướng về cội nguồn, tự hào về truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc.

Báo cáo tổng kết 5 năm (1998 - 2003) thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) và phương hương, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới của Sở VHTT khẳng định: Việc bảo tồn và phát huy DSVH được quan tâm chỉ đạo, thực hiện ngày càng có kết quả. Ngành VHTT đã tổ chức các hội thảo khoa học về: “Lễ hội chiến thắng Xương Giang”; về “văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang” và về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Bắc Giang”. Đồng thời cũng tổ chức kỷ niệm các danh nhân văn hóa của địa phương: 500 năm ngày mất của Thân Nhân Trung tổ chức tại Văn Miếu – Hà Nội năm 1998; Danh nhân Giáp Hải, thu

hút đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa TW và địa phương tham gia. Trong 5 năm từ 1998 – 2003, đã có 6 chương trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa phi vật thể được triển khai thực hiện tập trung vào lĩnh vực dân ca, lễ hội và văn hóa làng cổ như về dân ca Sán Chí (xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn), Dân ca Cao Lan tỉnh Bắc Giang, lễ hội Đền Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn), lễ hội Thổ Hà, lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) [62, tr.8]. Năm 2003, Bảo tàng tỉnh tiến hành tổng điều tra, sưu tầm văn hóa phi vật thể huyện Lục Ngạn để có kế hoạch bảo tồn lâu dài, phục vụ xây dựng huyện điểm văn hóa.

Cùng thời gian này, trung tâm VHTT tỉnh chỉ đạo và phối hợp với huyện Lục Ngạn khôi phục hội hát dân ca các dân tộc thiểu số, huyện Việt Yên khôi phục hát dân ca của người Kinh mà chủ yếu là hát quan họ. Tỉnh Bắc Giang đã 3 lần tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc đạt kết quả tốt. Đoàn nghệ thuật Chèo tỉnh đã sưu tầm, dàn dựng, phục hồi nhiều vở diễn, trích đoạn chèo cổ, tham gia Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc và Hội thi hát dân ca của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đạt thành tích cao. Điều đó đã giúp nhiều cơ sở khôi phục các làng chèo đã góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống trên quê hương Bắc Giang. Những hoạt động đó rất thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Bắc Giang và hướng tới kỉ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Giang (1895 - 2005).

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc, Kế hoạch số 59 - KH/TU ngày 29 tháng 9 năm 2004 về việc “thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành TW Đảng (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới” đã đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể như sau:

Trên địa bàn tỉnh đã từng bước hình thành nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan, tính hình thức, lãng phí, vụ lợi từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Các lễ hội được tổ chức

trang trọng, vui tươi, lành mạnh, đã hạn chế được các hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan, góp phần giáo dục nhân dân về truyền thống yêu quê hương đất nước, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các lễ nghi trong đời sống của nhân dân được tổ chức thiết thực, tiết kiệm hơn [6, tr.3].

Các DSVH của các dân tộc được bảo tồn và từng bước phát huy. Nhiều lễ hội truyền thống trong tỉnh đã được khôi phục, phát triển, nâng lên tầm cao mới cả về ý nghĩa văn hóa, lịch sử, chính trị như: Lễ hội Yên Thế, lễ hội Cầu Vồng; lễ hội Xương Giang. “Ngày hội văn hóa các dân tộc” trong tỉnh định kỳ được tổ chức thành công, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vùng, miền được quan tâm. Một số sinh hoạt văn hóa dân gian được củng cố, duy trì [6, tr.4]. Hoạt động văn học, nghệ thuật đã có một số tác phẩm đạt giải của khu vực và toàn quốc. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, biểu diễn nghệ thuật đã hướng nhiều hơn về cơ sở, nhất là khu vực miền núi, vùng cao, vùng dân tộc ít người. Phong trào văn nghệ quần chúng có bước phát triển, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Toàn tỉnh có 1728 đội văn nghệ quần chúng (năm 1998 có 600 đội) [6, tr 3-4].

Đã được huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển sự nghiệp văn hóa, nhất là xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn. Kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp văn hóa hàng năm tăng; năm 2004 đạt 12,587 tỷ đồng (bằng 1,1% chi ngân sách địa phương, tăng 110% so với năm 1998). Công tác xã hội hóa sự nghiệp văn hóa có bước phát triển. Đến năm 2004, toàn tỉnh đã có 62% số thôn có nhà văn hóa [6, tr. 4].

TIỂU KẾT

Trong hơn 30 năm từ 1975-2005, nhờ sự tiếp thu và vận dụng tốt các chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh đã đề ra những quan điểm và có sự chỉ đạo chặt chẽ nên ngành văn hóa Bắc Giang đã đạt được kết quả tốt. Bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT được củng cố nhất là dân ca quan họ, chèo, lễ hội; DSVH các dân tộc được quan tâm; đẩy lùi, loại bỏ dần những mặt trái của DSVH để phát huy trong điều kiện lịch sử mới.

Thực tiễn công tác bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH đã khẳng định những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy. Thông qua đó, các DSVHPVT đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần phát triển KT – XH của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHPVT ở Bắc Giang còn một số khó khăn bất cập: công tác quản lý còn nhiều hạn chế; thiếu sự gắn kết giữa bảo tồn và phát huy; chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DSVH chưa được quan tâm đúng mức. Những thành tựu và khó khăn trên là cơ sở để Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Giang rút ra kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT cho giai đoạn tiếp theo.

Chương 2

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33 - 40)