Sự quán triệt của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về bảo tồn và phát huy giá trị các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 43 - 45)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2 Sự quán triệt của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về bảo tồn và phát huy giá trị các

giá trị các di sản văn hóa phi vật thể

Triển khai những chủ trương về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH của Đảng, từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tiếp tục vận dụng và đề ra những chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT sát hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Trên cơ sở đánh giá tình hình KT - XH những năm 2001 - 2005, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (12/2005) đã thông qua Báo cáo chính trị và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010. Về văn hóa, Nghị quyết Đại hội xác định mục tiêu chủ yếu: “Phấn đấu đến năm 2010 có 15% số xã đạt chuẩn về văn hóa; 55-60% thôn, làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 75-80% số gia đình đạt danh hiệu văn hóa; 65-70% số cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Xây dựng, phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa quê hương và con người Bắc Giang, thực hiện tốt nếp sống văn minh”[86, tr.111]. Đại hội cũng đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu: “Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống. Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học – nghệ thuật, báo chí và sản phẩm, dịch vụ văn hóa”[86, tr.46].

Triển khai thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá VIII) và các văn bản chỉ đạo của TW, từ năm 2006 đến năm 2010, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực văn hóa, như: Chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 01/8/2008 về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) và căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với mục tiêu:Tập trung phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh để phát triển văn học nghệ thuật, phấn đấu đến năm 2020 hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh đạt ở mức khá, có một số mặt nổi trội so với khu vực và toàn quốc. Bên cạnh đó, Chương trình cũng nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tạo văn học nghệ thuật của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng [89, tr.1-2]. Để thực hiện được mục tiêu đó, Chương trình đã đề ra một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu như: Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ văn nghệ sỹ, tăng cường các hoạt động sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật; đẩy mạnh công tác xã hội hóa và bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển văn học nghệ thuật.

Ngay sau khi Ban Bí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 về “chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch số 57- KH/TU ngày 31/8/2010 để chỉ đạo việc học tập, triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là: Xây dựng phong trào quần chúng sâu rộng để ngăn chặn, đẩy lùi sự xâm nhập và tác động tiêu cực của các sản phẩm phi văn hóa; duy trì và không ngừng phát triển môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh, thúc đẩy sự sáng tạo và quảng bá các sản phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú của nhân dân. Việc triển khai nghiên cứu quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Như vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và theo đúng đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó đã tạo nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 43 - 45)