Điều kiện lịch sử mới (200 6 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.1 Điều kiện lịch sử mới (200 6 2010)

Về thời cơ

Trải qua 20 năm đổi mới, cùng với cả nước, Bắc Giang đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. KT - XH của tỉnh liên tục phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được cải thiện, nhiều cơ sở, chính sách, công trình mới được xây dựng đang phát huy hiệu quả. Đảng bộ đoàn kết thống nhất, tích cực đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ, có những cơ hội mới cho phát triển, nhất là về thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học và công nghệ.

Những năm qua, một số xu hướng phát triển chủ đạo của văn hoá thế giới đã tác động đến chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của nhiều quốc gia, đó là: coi trọng văn hoá và gắn văn hoá với phát triển, đề cao tính đặc thù bản sắc văn hoá dân tộc, sự bùng nổ thông tin, xu hướng đại chúng hóa các trào lưu văn hóa xã hội trong đó thể thao và du lịch góp một phần quan trọng; giao lưu, trao đổi văn hóa, thể thao và du lịch được mở rộng... Đó là những yếu tố ít nhiều tác động đến diện mạo văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch của cả nước trong đó có tỉnh Bắc Giang.

Ở trong nước, một số yếu tố cơ bản tác động có ý nghĩa quyết định đối với phát triển sự nghiệp VHTT&DL nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng, đó là: Tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng yếu tố con người, tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Sự phát triển về KT – XH và các lĩnh vực khác của tỉnh Bắc Giang trong những năm tới sẽ là tiền đề và điều kiện tốt cho các lĩnh vực VHTT&DL phát triển. Vị trí địa lý của Bắc Giang là điều kiện thuận lợi không chỉ trong phát triển kinh tế mà là còn là cơ hội thuận lợi cho phát triển VHTT&DL trong thời kỳ hội nhập. Cùng với cả nước, Bắc Giang đang đứng trước cơ hội phát triển ngày một tăng của khách du lịch trong nước đến từ Hà Nội và đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội truyền thống, nhiều DSVHPVT, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống. Đó là cơ sở để phát triển thể thao gắn với lễ hội và du lịch, là lợi thế đặc thù của tỉnh trong tiến trình thống nhất hoạt động của cả 3 lĩnh vực VHTT&DL.

Về thách thức

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Bắc Giang đứng trước những thách thức nhất định. Cụ thể như: Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá nhanh, làm mai một, biến dạng ít nhiều văn hoá truyền thống. Trình độ phát triển KT - XH của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, không những hạn chế về nguồn lực mà còn hạn chế khả năng tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Sự chênh lệch về trình độ phát triển KT - XH, sự khác biệt về truyền thống lịch sử, văn hoá giữa các tộc người trong tỉnh đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong tiến trình phát triển, đòi hỏi phải có những chính sách để cân bằng lại khoảng cách này. Nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong các lĩnh vực VHTT&DL còn nhiều hạn chế nhất là nhân lực quản lý cấp huyện, thành phố và cấp xã phường, thị trấn.

Xuất phát từ những thuận lợi và thách thức trên, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết thống nhất không ngừng đổi mới phương pháp công tác để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT - XH hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ những thành tựu đạt được về KT - XH đã

tạo điều kiện cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của tỉnh trong thời gian này có những bước phát triển mới.

2.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận dụng chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng

2.2.1 Chủ trương của Đảng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa phi vật thể

Trong Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2001 – 2010, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá là “làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa được nêu lên trong các văn kiện trước đây và nhấn mạnh tư tưởng phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc… Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [32, tr.107].

Với quan điểm cụ thể này, Đảng ta khẳng định về vai trò và mục đích của việc phát huy, bảo tồn các giá trị DSVH vật thể và DSVHPVT. Gắn phát triển văn hóa, bảo tồn các DSVH vật thể và phi vật thể với phát triển kinh tế hạ tầng đồng bộ, kết hợp với văn hóa du lịch hướng về cội nguồn trong tổng thể mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/07/2007 theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg có mục tiêu tổng quát là: nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hoá, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là nhân tố góp phần thúc

đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chương trình còn nhằm ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự huỷ hoại văn hoá phi vật thể. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hoá phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hoá có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.

Chương trình đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc ta như sưu tầm toàn diện các di sản phi vật thể tiêu biểu của 54 dân tộc; lập hồ sơ khoa học và bảo tồn 5 kiệt tác văn hoá phi vật thể để trình UNESCO công nhận là DSVH thế giới; xây dựng 15 vệ tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại địa phương; bảo tồn 20 làng, bản, buôn và phục dựng 30 lễ hội của các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)