Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 49 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện

2.3.2. Kết quả thực hiện

Năm 2010, Sở VHTT&DL đã kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển văn hoá - thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010. Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tích cực phối hợp với ngành VHTT và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện các nội dung về VHTT.

Ngành VHTT đã tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai sâu rộng trong toàn ngành; phối hợp với các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Các huyện, thành phố đều có chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể về xây dựng và phát triển VHTT để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong chương trình của Tỉnh ủy phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong đó, Thành ủy Bắc Giang, các huyện ủy Lạng Giang, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên, Lục Ngạn, Yên Dũng, Sơn Động có nghị quyết về xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.

UBND tỉnh đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện ở các ngành, các huyện, thành phố và cơ sở, nhằm đánh giá kết quả đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém của các ngành, địa phương cần khắc phục. UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách phát triển văn hóa thông tin thông qua các đề án, kế hoạch, quy hoạch: Đề án “ Xây dựng, củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hoá thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 ”; Đề án “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 ”; Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ văn hóa thông tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010”; Quy hoạch “phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Để thực hiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch của UBND tỉnh, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã hoàn thiện công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học đối với 12 DSVHPVT, để đề nghị UBND tỉnh công nhận là DSVHPVT cấp tỉnh, tiến tới trình Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục DSVHPVT Quốc gia. Trong đó, bao gồm: Lễ hội Cầu Vồng, xã Song Vân (Tân Yên), Lễ hội Y Sơn, xã Hòa Sơn (Hiệp Hòa), Dân ca dân tộc Cao Lan (Lục Ngạn), Làng nghề mây, tre đan Phúc Long, Phúc Tằng, xã Tăng Tiến (Việt Yên), Làng nghề bánh đa Kế (Thành phố Bắc Giang), Lễ hội đền Từ Hả, xã Hồng Giang (Lục Ngạn), Lễ hội Tòng Lệnh, xã Trường Giang (Lục Nam), Lễ hội Tiếu Mai, xã Mai Đình (Hiệp Hòa), Lễ hội An Châu (Sơn Động), Lễ hội Xương Giang (Thành phố Bắc Giang), Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), Lễ hội Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam).

Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên ngành, những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức triển khai và hoàn thành nhiều công trình khoa học như: Điều tra, nghiên cứu về di sản văn bia Hán Nôm tỉnh Bắc Giang; tư liệu hoá kho ván in kinh Hán Nôm chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên, Yên Dũng); bảo tồn DSVH dân tộc Cao Lan bản Khe Nghè (Lục Sơn, Lục Nam); điều tra văn hoá dân tộc Tày ở Bắc Giang; điều tra nghiên cứu văn hoá dân tộc Nùng ở Bắc Giang; Bảo tồn dân ca các dân tộc thiểu số ở Bắc Giang… đặc biệt là đề tài nghiên cứu khoa học "Điều tra, nghiên cứu không gian văn hoá quan họ vùng Bắc sông Cầu" góp phần quan trọng vào xây dựng văn bản đệ trình UNESCO ghi danh công nhận Dân ca quan họ là DSVHPVT đại diện của nhân loại.

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn, nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Bắc Giang”. Đây là đề tài nghiên cứu chi tiết đầu tiên về toàn bộ DSVHPVT tiêu biểu của 8 dân tộc chính như: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, Hoa. Đó là nghiên cứu, điều tra về tiếng nói và chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống… Đề tài này không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những DSVH dân tộc mà còn tạo thêm không gian, địa chỉ văn hóa du lịch hấp dẫn góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh.

Trong những năm 2006 - 2010, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh chỉ đạo các cấp, các ngành và các huyện, thành phố bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt,ngày 30/9/2009, UNESCO đã công nhận dân ca Quan họ là DSVHPVT đại diện của nhân loại (tỉnh Bắc Giang có 5 làng Quan họ cổ, cùng với 44 làng Quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh được công nhận). Tỉnh Bắc Giang có 5 làng quan họ cổ thuộc huyện Việt Yên gồm: Nội Ninh, Giá Sơn, Hữu Nghi, Mai Vũ (xã Ninh Sơn) và Sen Hồ (thị trấn Nếnh). Đó vừa là niềm tự hào, vừa đặt ra trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ lớn hơn cho nhân dân tỉnh Bắc Giang. Ngày 1/10/2009, Bắc Giang là

một trong 15 tỉnh, thành có truyền thống hát Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Bắc Giang đã tổ chức nhiều kế hoạch, hoạt động chào mừng nhằm bảo tồn và phát huy DSVH Quan họ và Ca trù đã được triển khai ở các địa phương, cơ sở.

Sau khi di sản dân ca Quan họ và Ca trù được Unesco công nhận, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp và hành động nhằm bảo tồn và phát huy 2 DSVH này như: tăng cường các nguồn lực để bảo tồn di sản, trong đó, mở gần 20 lớp truyền dạy về quan họ tại các làng xã, các câu lạc bộ quan họ của huyện Việt Yên cho nhiều loại đối tượng và 4 lớp ca trù cho các câu lạc bộ ca trù và hạt nhân văn nghệ tiêu biểu trong tỉnh; xây dựng hàng trăm câu lạc bộ quan họ, 6 câu lạc bộ ca trù; duy trì tổ chức Liên hoan hát quan họ hàng năm tại huyện Việt Yên và 2 năm tổ chức Hội thi tiếng hát quan họ toàn tỉnh.

Một trong những biện pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca quan họ là việc truyền dạy tại cộng đồng. Đây là biện pháp được UNESCO khẳng định là mục tiêu cần ưu tiên trong chương trình bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ, nhất là hoạt động truyền dạy tại gia đình và cộng đồng làng quan họ, trong đó chú trọng tổ chức cho các bậc ông bà, cha mẹ dạy truyền khẩu hát quan họ cho thiếu nhi từ 9 tuổi trở lên. Đó là cách truyền dạy mang tính cổ điển, đúng như truyền thống của người quan họ. Ở tỉnh Bắc Giang, qua tìm hiểu, cũng có thể thấy đó là ưu tiên nội tại của gia đình nghệ nhân, dòng họ ở những làng quan họ như ở các làng Thổ Hà (xã Vân Hà), Nội Ninh, Mai Vũ (xã Ninh Sơn), làng Trung Đồng (xã Vân Trung). Ở làng Nội Ninh, Trung Đồng đều có gia đình, dòng họ có 3 thế hệ hát quan họ. Đặc biệt ở Trung Đồng, vốn quan họ của làng cũng được trao truyền cho thế hệ sau. Các nghệ nhân của làng truyền dạy cho các thế hệ sinh hoạt trong Đội văn nghệ, Câu lạc bộ quan họ trong làng như ở các làng Thổ Hà (xã Vân Hà), làng Yên Ninh (thị trấn Nếnh), làng Nội Ninh (xã Ninh Sơn)… Các nghệ nhân quan họ ở tỉnh Bắc Giang không nhiều, với khoảng trên ba mươi nghệ nhân (năm 2006), do tuổi cao, sức khỏe và trí lực giảm nên việc thực hành có hạn chế. Việc truyền dạy mang tính truyền thống bao hàm cả những vấn đề về phong tục, tập quán, lề lối,

Việc chăm lo truyền dạy quan họ là hoạt động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca quan họ, bao gồm đa dạng hóa các phương thức tổ chức, phát huy mọi nguồn lực có thể để việc truyền dạy quan họ đạt được hiệu quả. Trước hết là tổ chức truyền dạy, như việc các đơn vị nghiệp vụ của ngành VHTT&DL (Trung tâm Văn hóa tỉnh; Trường Trung cấp VHTT&DL tỉnh) tổ chức truyền dạy; phối hợp giữa ngành VHTT&DL với ngành giáo dục và đào tạo các cấp như Phòng VHTT, Trung tâm VHTT huyện Việt Yên phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức lớp quan họ ngoại khóa tại trường Phổ thông trung học Lý Thường Kiệt; trường Trung cấp VHTT&DL phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp quan họ cho các giáo viên tiểu học trong tỉnh và thành phố Bắc Giang vào dịp hè; phối hợp giữa ngành Văn hóa, đoàn thể và doanh nghiệp như phòng VHTT, Trung tâm VHTT, phòng giáo dục và đào tạo, Huyện đoàn và Công ty Cổ phần Bagico - một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên tổ chức 4 năm liên tục cho các cháu học sinh tiểu học và Trung học cơ sở tại địa phương trong dịp hè với chủ đề "Em yêu làn điệu dân ca. Qua đó chọn lựa được nhiều năng khiếu quan họ măng non tiêu biểu. Đặc biệt, trong hoạt động truyền dạy dân ca quan họ, Trung tâm Văn hóa tỉnh với chức năng hướng dẫn và tổ chức hoạt động nghiệp vụ văn hóa cơ sở thực sự là đơn vị chủ lực làm tốt nhiệm vụ này. Trước hết, Trung tâm xác định tập trung mở các lớp truyền dạy quan họ chủ yếu trên địa bàn quan họ với định hướng quan họ phải tồn tại mạnh mẽ, tràn đầy sức sống ngay từ quê hương sản sinh nền dân ca ấy. Đẩy mạnh phong trào ca hát quan họ tại vùng quan họ, trọng tâm là các đội văn nghệ, các câu lạc bộ quan họ, tạo cơ sở đảm bảo cho các cuộc Liên hoan tiếng hát quan họ Việt Yên hàng năm và Hội thi hát Quan họ của tỉnh thành công. Đồng thời làm cơ sở để dân ca quan họ tiếp tục lan tỏa sang các địa bàn trong tỉnh. Trong đó, Trung tâm Văn hóa tỉnh vừa chú trọng chủ động hướng dẫn và khuyến khích việc tổ chức truyền dạy quan họ tại gia đình và cộng đồng ở các làng quan họ cổ, giữa cộng đồng với cộng đồng, đồng thời liên tục mở các lớp truyền dạy quan họ tại địa phương, cơ sở. Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tiến hành tổ chức trên 20 lớp truyền dạy quan họ ở các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang cho hơn 1.000 hạt nhân văn nghệ ở các đội

văn nghệ, câu lạc bộ quan họ làng xã. Quy trình tổ chức lớp thường tuân thủ những quy định chung: Địa điểm mở lớp, trước hết là ở các làng quan họ cổ, các câu lạc bộ quan họ tiêu biểu của cơ sở. Thời gian mở lớp thông thường mỗi lớp 10 ngày, có khai giảng, tổng kết, có xây dựng chương trình, dàn dựng thực tế và tổ chức đêm giao lưu giữa Trung tâm Văn hóa tỉnh và các học viên trong lớp tại địa phương. Tại Việt Yên, mở lớp được bố trí vào cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai âm lịch với mục tiêu lớp tập huấn góp phần vào nâng cao chất lượng ca hát quan họ của các câu lạc bộ, xây dựng chương trình tham gia liên hoan hát quan họ do huyện và tỉnh tổ chức. Về nội dung, chương trình lớp tập huấn được chia làm 2 phần, bao gồm phần học hát các bài quan họ do các nghệ nhân quan họ của cả 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và cán bộ văn nghệ của trung tâm văn hóa tỉnh, huyện truyền dạy. Trong đó khuyến khích truyền dạy những bài hát đối quan họ với khoảng từ 15 đến 20 bài một đợt, đồng thời cũng dành thời gian thích hợp cho việc trình bày chuyên đề ngắn "Một số vấn đề về dân ca Quan họ Bắc sông Cầu, quá trình phát triển và việc bảo tồn phát huy di sản Quan họ hiện nay"... Trên địa bàn huyện Việt Yên đã mở được các lớp truyền dạy Quan họ tại các làng, thôn: Nội Ninh, Mai Vũ (xã Ninh Sơn), Khả Lý Thượng, Đông Long (xã Quảng Minh), Yên Ninh (thị trấn Nếnh), Trung Đồng (xã Vân Trung), Hùng Lãm (xã Hồng Thái), Tự Lan (xã Bích Sơn), Tràng(xã Việt Tiến), Nam Ngạn (xã Quang Châu), Thổ Hà (xã Vân Hà)…Với cách làm này đã tạo nên sức sống quan họ trên quê hương quan họ, tạo không gian quan họ mở…Từ đó, Trung tâm văn hóa tỉnh tiếp tục mở các lớp truyền dạy quan họ tại Cảnh Thụy, Tân Dân (huyện Yên Dũng), Bảo Đài (huyện Lục Nam)… Để triển khai thực hiện tốt việc truyền dạy, năm 2010, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã xuất bản tập sách "Những bài hát đối quan họ", giới thiệu 114 bài hát đối quan họ, cung cấp cho cơ sở, được các nghệ nhân quan họ, các đội văn nghệ, câu lạc bộ quan họ đánh giá cao…

Như vậy, hoạt động truyền dạy dân ca quan họ đã được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, bài bản, thực sự đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng ca hát quan họ trong phong trào văn nghệ quần chúng ở tỉnh Bắc Giang. Dân ca quan họ đã và đang được mở rộng, lan tỏa trong tỉnh Bắc Giang, đã thực sự đi vào đời sống

văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản quan họ đã từng bước có hiệu quả, thực hiện nghiêm túc cam kết với UNESCO về biện pháp bảo tồn DSVH đại diện của nhân loại; Kết quả đó tiếp tục góp phần thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, Sở VHTT&DL đã phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức đào tạo cán bộ văn hóa có trình độ đại học các chuyên ngành văn hóa cho các đơn vị trong ngành từ tỉnh đến cơ sở và giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật trong các trường phổ thông (154 người đã tốt nghiệp, 200 người đang học); đào tạo 316 học sinh trung cấp quản lý văn hóa cho các xã, phường, thị trấn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa thông tin trong toàn tỉnh.

Một trong những yếu tố góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT là nguồn vốn đầu tư. Trong 5 năm (2006 - 2010), UBND tỉnh đã chi cho sự nghiệp phát triển VHTT hàng năm đều tăng,chi thường xuyên gần 120 tỷ đồng [70, tr.4].Song song với việc đầu tư cho bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, việc đầu tư vào các hoạt động văn hóa khác của tỉnh được chú trọng. Trong thời gian này, trên 5 tỷ đồng cho bảo tồn các lễ hội truyền thống tiêu biểu, cấp trang thiết bị cho hoạt động nhà văn hóa, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức các hoạt động chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật phục vụ miền núi, vùng cao theo chế độ miễn phí. Nhiều huyện, thành phố đã dành hàng trăm triệu đồng đầu tư bảo tồn DSVH, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa làng, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ. Ngoài ra, đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa do nhân dân đóng góp, ủng hộ của các doanh nghiệp với số tiền trên 20 tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc được khôi phục, nhiều nhà văn hóa được xây dựng, kèm theo các trang thiết bị hoạt động, các hoạt động chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị văn hóa nghệ thuật của ngành VHTT&DL có điều kiện tăng cường phục vụ nhân dân cơ sở, nhất là miền núi, vùng cao, vùng đồng bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 49 - 67)