- Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
- Những tồn tại chủ yếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất là:
+ Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến cho rằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn... do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp ảnh hưởng xấu đến chất lượng quy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức và chạy theo các thủ tục hành chính, tiến hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường... nên tính khả thi của các phương án quy hoạch không cao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng.
+ Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất...
Nhiều địa phương do buông lỏng quản lý đã để tự phát chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu đến môi trường. Một số nơi nôn nóng trong phát triển công nghiệp, muốn tranh thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi, san lấp mặt bằng một lượng lớn đất nông nghiệp để lập khu công nghiệp, sau đó do thiếu vốn nên các dự án thực hiện cầm chừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự án treo”, người bị thu hồi đất mất việc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động và tài nguyên đất đai... Việc chấp hành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất chưa trở thành “Bản hiến pháp của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại bị lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người, quy trình điều chỉnh quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
+ Việc chuyển đổi số lượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp trong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canh tác tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đời sống của một bộ phân nông dân và đe doạ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
+ Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địa phương nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng nên đất sản xuất vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa đất gây trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+ Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá, suy giảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bất cập, tác động của sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế, đa số người dân ở miền núi chưa thể sống ổn định với nghề rừng, do đó công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng còn rất nhiều khó khăn.
+ Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạt mức trung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp (0,053km/km2) nếu so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km2) hay Thái Lan (0,11 km/km2). Việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư
bám sát các trục đường chính đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây lãng phí trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp, mở rộng.
+ Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý: đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội 80%, thành phố Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng 4- 5 km/km2 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng...), tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13% trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%, đất giao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy 1% trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ số sử dụng đất thấp, chủ yếu là đường 1 tầng.
+ Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000 ha/năm) nhưng việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều khu, cụm công nghiệp không phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạng triển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm.
+ Các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ.
+ Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thu gom rác thải; chưa có các khu bãi chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại một cách triệt để và lâu dài...
- Nguyên nhân
Hệ thống pháp luật có liên quan đến đất đai chưa đồng bộ với Luật đất đai, đặc biệt còn thiếu các luật thuế về đất đai và tài sản gắn liền với đất, các luật về các loại tài sản gắn liền với đất chưa đồng bộ với Luật đất đai.
Việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai còn chậm, nhất là trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hệ thống tài chính về đất đai đã được đổi mới nhưng còn khiếm khuyết trong triển khai như giá đất do Nhà nước quy định vẫn chưa theo đúng nguyên tắc định giá của Luật đất đai; thiếu cơ quan định giá đất đủ năng lực và thiếu
công cụ kinh tế để điều tiết lợi ích từ sử dụng đất.
Bộ máy quản lý đất đai nhìn chung yếu, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp cơ sở. Một bộ phận cán bộ công chức, trong đó có cán bộ quản lý đất đai, lợi dụng chức quyền để tư lợi về đất đai, gây phiền nhiễu cho người sử dụng đất.
Nhà nước chưa đầu tư đúng mức cho nhiệm vụ quản lý đất đai, hệ thống hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính chính quy mới chỉ hoàn thành 30%, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý trong thực tế.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã có nhiều đổi mới nhưng triển khai thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, hiện là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khiếu nại, tố cáo gay gắt trong nhân dân.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành đề tài luận văn: Tháng 3/2017 - 10/2018.
- Số liệu thu thập để thực hiện đề tài là số liệu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc duyệt tại Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 10/1/2014;
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Vĩnh Yên.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; - Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng…
+ Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, nước, nhân văn… + Thực trạng môi trường: môi trường đất, nước, không khí… + Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế,… - Tình hình phát triển kinh tế xã hội;
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên.
3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên
- Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; - Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của thành phố Vĩnh Yên
3.4.3. Tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Yên
3.4.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011-2015
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015;
- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất;
- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. - Kết quả thực hiện các công trình, dự án trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Đánh giá chung kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.4.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017; - Kết quả thực hiện các công trình dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017.
3.4.3.3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch
3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, kết quả thống kê, kiểm kê, các văn bản, báo cáo chuyên ngành... có sẵn từ các cơ quan nhà nước ở các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp thành phố để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá của đề tài.
Điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung và chỉnh lý các thông tin thu thập được nhằm xác định và cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt.
3.5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, tài liệu
Các tài liệu, số liệu thu thập được sẽ được tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp với phần thuyết minh. Việc thống kê, xử lý, tổng hợp số liệu
được thực hiện bằng phần mềm Excel.
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê, tổng hợp diện tích các loại đất hiện trạng, các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch.
Trên cơ sở số liệu hiện trạng các loại đất đã tổng hợp trên địa bàn tiến hành phân tích, xử lý xây dựng các biểu về kết quả thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3.5.3. Phương pháp thống kê
Số liệu sau khi được xử lý, tổng hợp sẽ được tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích theo hiện trạng các loại đất, các công trình, dự án đã được thực hiện. Số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
3.5.4. Phương pháp so sánh, đánh giá
Trên cơ sở các chỉ tiêu, các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch, so sánh với phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để tiến hành đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Chỉ tiêu sử dụng đất đã thực hiện được so với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Vị trí các công trình dự án thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Các công trình mới không có trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Tiến độ thực hiện công trình theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch.
3.5.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Căn cứ hệ thống bản đồ thu thập được, sử dụng phần mềm chuyên dụng Microstation để biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thành phố Vĩnh Yên. Thông qua việc xác định các loại đất theo bản đồ hiện trạng năm 2010, 2015 và đối chiếu với bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Vĩnh Yên sẽ thể hiện được việc luân chuyển các loại đất, cơ cấu các loại đất và kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 105032’54” đến 105o38’19” Kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” Vĩ độ Bắc.
- PhíaBắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.