Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Khái quát về nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

1.3.1. Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật khơng chỉ tốt ra ở đối tượng được nói đến, mà chính là ở cái tuổi thanh xn khơng chịu già đi trước sự tàn phá của chiến tranh. Thơ Phạm Tiến Duật tràn đầy nhiệt huyết của con người luôn đi tới và hành động; Tràn đầy yêu thương của trái tim luôn hướng về cuộc đời; Tràn đầy niềm vui trong trẻo hồn nhiên của tấm lòng rộng mở...

Phạm Tiến Duật được mệnh danh là nhà thơ của Trường Sơn, thi sĩ huyền thoại của đường mịn Hồ Chí Minh những năm chống Mỹ. Anh từng

bộc bạch: “Tơi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lịng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn”. Cũng như các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Phạm Tiến Duật là nhà thơ “được thời”. Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc là một hiện thực lớn tác động mạnh mẽ đến lớp nhà thơ trẻ đồng thời là người lính. Thơ Phạm Tiến Duật bao quát được hiện thực lớn ở chính cái nơi mà người ta có thể nhìn thấy rõ nhất tầm vóc của dân tộc trong giai đoạn lịch sử hào hùng. Nhưng điều quan trọng hơn để khẳng định một tài thơ Phạm Tiến Duật là tiếng nói trực diện, giàu bản sắc, mới lạ và mang tinh thần tuổi trẻ. Năng lực cảm nhận và nắm bắt hiện thực cuộc sống nhanh nhạy ở anh đã chứng minh ưu thế xung kích, lên tuyến đầu của thơ trong những hoàn cảnh mà người nghệ sĩ khơng có thời gian để “nghiền ngẫm”, phải vội vàng ghi lấy những khoảnh khắc vụt hiện và có giá trị lâu bền của đời sống. Bởi nếu chậm trễ bom đạn sẽ xoá đi tất cả.

Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 01 năm 1941 ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha anh là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Thuở nhỏ anh học ở trường làng, đến phổ thông trung học anh học tại trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, sau đó vào học tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội, năm 1964 thì tốt nghiệp. Tuổi thơ của anh gắn bó với miền đất trung du “rừng cọ đồi chè”, với bầu khơng khí văn hố dân gian của miền q xoan ghẹo, với những lễ hội của miền đất tổ vua Hùng. Miền quê bình yên của anh những năm tháng chống Mỹ cũng sục sơi khơng khí kháng chiến. Là con người sơi nổi, anh nhanh chóng bị cuốn vào khơng khí hào hùng của đời sống văn nghệ kháng chiến trên đất quê hương Phú Thọ. Thế nhưng, có lẽ cuộc đời không cho chàng sinh viên văn khoa này nối nghiệp cha mình, gắn bó với nghề nhà giáo. Ngay sau khi anh vừa tốt nghiệp Đại học, cũng là lúc giặc Mỹ leo thang

bắn phá miền Bắc và cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đấy là thời kỳ nhân dân miền Bắc dồn hết sức người và sức của chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng từ đấy cho đến trước ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (1975), bao thế hệ thanh niên ta theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã lên đường nhập ngũ, ra chiến trường. Phạm Tiến Duật là một trong số những người thanh niên có mặt trong dịng người vơ tận ấy.

Trong thời gian này, anh sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian anh sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, anh về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Anh sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Anh cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Anh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh

tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, anh mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.

Tháng 5 năm 2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho cố nhà thơ Phạm Tiến Duật về cụm tác phẩm thơ viết về Trường Sơn. Có thể nói, sự nghiệp thơ của Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Anh đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ anh tham gia quân ngũ. Thơ của anh được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sơi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của anh đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn Đơng, Trường Sơn Tây”.

Những tập thơ chính:

Vầng trăng quầng lửa (Thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính

Ở hai đầu núi (Thơ, 1981)

Vầng trăng và những quầng lửa (Thơ, 1983)

Thơ một chặng đường (Tập tuyển, 1994)

Nhóm lửa (Thơ, 1996)

Tiếng bom và tiếng chuông chùa (Trường ca, 1997)

Tuyển tập Phạm Tiến Duật (In xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi

Phạm Tiến Duật đang ốm nặng.

Thơ anh thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh, nguyễn đức mậu (từ 1965 đến nay) (Trang 29 - 32)